Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012


Gạch không nung xi măng cốt liệu: Sự lựa chọn bền vững
...
Ông Lê Hoài An, Giám đốc Công ty cổ phần Gạch Khang Minh (bên phải) giới thiệu sản phẩm gạch xi măng cốt liệu mới với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
(baodautu.vn) Việc Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gạch đất nung là đất sét từ đất canh tác nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, đất đồi. Trong nhiều năm qua, do bị khai thác tràn lan, thiếu kiểm soát, diện tích đất canh tác bị xâm hại quá lớn, gây sụt giảm nghiêm trọng diện tích trồng cây nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó, với tốc độ khai thác đất bãi bồi ven sông như hiện nay, việc sản xuất gạch đã gây ra hệ lụy không nhỏ đối với môi trường ven sông, dẫn tới tình trạng sụt lở đất ven sông, tác động đến an sinh của người dân.
Trong khi đó, khác với gạch đất sét nung, gạch không nung xi măng cốt liệu có nguyên liệu chính là đá mạt, phụ phẩm cuối cùng của các đơn vị khai thác đá, nên hầu hết những địa phương có mỏ đá vôi đều có thể tổ chức, quy hoạch sản xuất gạch xi măng cốt liệu. Nguyên liệu để sản xuất gạch xi măng cốt liệu dồi dào và thuận lợi hơn so với nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch đất nung. Đây là một lợi thế rất lớn khiến gạch xi măng cốt liệu có nguồn cung cấp dồi dào, sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Gạch xi măng cốt liệu Khang Minh của Công ty cổ phần Gạch Khang Minh được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, sản phẩm được cấu thành từ máy rung ép thủy lực, không gây khói bụi, bảo vệ môi trường. Một yếu tố cần được nhắc đến trong công nghệ sản xuất chính là suất đầu tư. Để vận hành một nhà máy sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ tuy-nen với tổng công suất khoảng 30 triệu viên/năm, cần ít nhất 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng số tiền đầu tư đó, một nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu có thể cho công suất 60 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, các chỉ tiêu về suất đầu tư, công suất, điều kiện sản xuất của gạch xi măng cốt liệu đều thuận lợi và có tính cạnh tranh cao hơn so với gạch nung. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu cũng có lợi thế lớn về việc tiết kiệm quỹ đất phát triển. 
Ngoài ra, gạch xi măng cốt liệu có ưu thế nổi trội hơn hẳn gạch đất nung về chất lượng và tính ứng dụng của sản phẩm. Cụ thể, gạch xi măng cốt liệu có cường độ chịu lực cao; chống thấm tốt; mẫu mã, kích thước đa dạng; giá cả cạnh tranh, ổn định; sản lượng lớn; giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí; công cụ, vật tư, thói quen, kỹ thuật thi công đơn giản; dễ dàng trong quản lý và thân thiện với môi trường.
Với nhiều lợi thế cạnh tranh, cùng với định hướng khuyến khích phát triển của Chính phủ, gạch không nung xi măng cốt liệu đang ngày càng trở nên thông dụng, được nhiều chủ đầu tư, nhà thầu và người tiêu dùng tin dùng khi thỏa mãn tốt các yếu tố là sản phẩm văn minh, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá thành rẻ.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012


Rác thải, nước thải y tế: Xử lý qua loa, hậu quả nặng nề
Cập nhật lúc09:49, Thứ Ba, 25/12/2012 (GMT+7)
Trên địa bàn thành phố có hơn 1.300 cơ sở y tế, trong đó có 26 bệnh viện các cấp, 224 trạm y tế xã, phường… Lượng rác thải, nước thải phát sinh hằng ngày từ các cơ sở y tế là bao nhiêu; lượng rác thải, nước thải đã được xử lý như thế nào, có đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường? Đây vẫn là những vấn đề chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Chấp hành luật chưa nghiêm
Trên địa bàn thành phố mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Hầu hết việc xử lý rác thải, nước thải tùy thuộc vào điều kiện kinh phí của từng đơn vị. Do đó, rác thải, nước thải của những cơ sở này được xử lý rất đa dạng. Bệnh viện Đa khoa An Lão hiện có 2 cơ sở, trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn. Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại. Việc xử lý rác chủ yếu bằng các biện pháp thủ công như chôn, đốt. Còn nước thải, theo kết quả khảo sát của Công ty cấp nước Hải Phòng, bệnh viện xử lý bằng cách để tự ngấm, tràn ra sông Đa Độ. Bệnh viện Đa khoa An Dương đã được đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên, thực chất đây chỉ là những bể chứa nước thải. Quy trình xử lý chỉ là dùng hóa chất “bơm” thẳng vào bể, sau khi cho lắng cặn, rồi xả thẳng ra sông Đa Độ. Nước thải từ bệnh viên Giao thông Vận tải đưa vào nguồn nước sông Rế qua kênh Bắc Hưng Hùng.
Thực tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng đề án bảo vệ môi trường, thiếu cam kết bảo vệ môi trường. Rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tuy được thu gom, phân loại theo quy trình song chưa hoàn thiện. Có cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định. Đây là kết luận của lực lượng cảnh sát môi trường qua đợt kiểm tra 59 bệnh viện, phòng khám đa khoa vừa qua. Kết quả này thêm lần nữa cảnh báo những ẩn họa do việc xử lý rác thải y tế chưa đúng cách. 
Trên địa bàn Hải Phòng rất ít cơ sở y tế có khu xử lý nước thải và rác thải y tế. Trong ảnh: Khu xử lý nước thải của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Trên địa bàn Hải Phòng rất ít cơ sở y tế có khu xử lý nước thải và rác thải y tế. Trong ảnh: Khu xử lý nước thải của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Đe dọa sức khỏe cộng đồng
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là chất từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu... trong các cơ sở y tế. Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ thể người, nhau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ).
Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể con người qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống... Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. Việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không bảo đảm đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. Để tránh sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế, ngành y tế cần quan tâm nhiều hơn nữa công tác xử lý chất thải y tế.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012


Hợp tác tăng cường năng lực trong lĩnh vực cấp nước, vệ sinh và quản lý CTR giữa Việt Nam và Na Uy

07/12/2012 16:45
Ngày 7/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Xây dựng và Đại sứ quán Vương quốc Na Uy tại Việt Nam về Thỏa thuận dự án “Tăng cường năng lực trong lĩnh vực cấp nước, vệ sinh và quản lý CTR tại Việt Nam thuộc Chương trình tín dụng hỗn hợp giữa Norad-KfW”.
Tham dự Lễ ký kết, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ Vụ HTQT, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ Xây dựng; Hội Cấp thoát nước Việt Nam; Bộ Kế hoạch & Đầu tư... Về phía Na Uy có Tiến sỹ Ragnhild Dybdahl - Đại diện Lâm thời cùng cán bộ chương trình, Đại sứ quán Vương Quốc Na Uy tại Việt Nam.
Thay mặt Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Trần Văn Sơn cảm ơn cơ quan hợp tác quốc tế Norad, Chính phủ Na Uy về sự hỗ trợ quý báu đã dành cho ngành Cấp thoát nước và Môi trường (CTN&MT) của Việt Nam. Đồng thời, đánh giá cao sự phối hợp tích cực của các đơn vị trong Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan như Bộ KH&ĐT, Tài Chính, Tư pháp... trong quá trình nghiên cứu, thực hiện dự án.
Phát triển ngành CTN&MT là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế, ngành CTN&MT Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể. Công suất của hệ thống cấp nước đạt 6,4 triệu m3/ngày đêm; công suất khai thác đạt 5,9 triệu m3/ngày đêm. Chất lượng và mạng lưới dịch vụ đã có những cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, ngành CTN&MT của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn như tỷ lệ cấp nước còn thấp; tỷ lệ thất thoát nước cao; chất lượng nước chưa ổn định; nguồn lực đầu tư ngành Nước còn hạn chế; một lượng lớn nước thải và CTR chưa được xử lý vẫn thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng...
Trước những thực trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng định hướng, quy hoạch, kế hoạch để huy động các nguồn lực nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường. Với trên 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Na Uy, Chính phủ Na Uy đã có nhiều hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Một số dự án về hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là các dự án ngành nước và môi trường được triển khai bằng nguồn vốn ODA của Na Uy đã in đậm dấu ấn quan hệ hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Na Uy, Chính phủ Na Uy đã đồng ý với Chính phủ Việt Nam xây dựng triển khai hỗ trợ kỹ thuật của dự án, tăng cường năng lực trong lĩnh vực cấp nước vệ sinh và quản lý CTR tại Việt Nam. Dự án này thuộc chương trình tín dụng hỗn hợp giữa Norad-KfW và cơ quan hợp tác phát triển Norad là đại diện cho Chính phủ Na Uy và Bộ Xây dựng là đại diện cho Chính phủ Việt Nam. Trong suốt thời gian gần 2 năm chuẩn bị dự án, Norad đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang làm việc với Bộ Xây dựng để nghiên cứu, chuẩn bị dự án. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng của cả hai bên, ngày 27/8/2012, tổ chức Norad đã có thư thông báo chính thức tài trợ không hoàn lại với số tiền khoảng 3 triệu USD. Ngày 4/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản phê duyệt danh mục dự án và giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt văn kiện, tổ chức, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án...
Nội dung chính của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cấp chính quyền Trung ương, địa phương; các công ty CTN&MT đô thị; các ban quản lý dự án liên quan đến xây dựng các dự án của Ngành nhằm đảm bảo tính bền vững về hoạt động tài chính, kỹ thuật và lợi ích hoạt động của các công trình cấp thoát nước và Cty môi trường tại 12 đô thị. Với các mục tiêu và sản phẩm cụ thể của dự án, Thứ trưởng tin tưởng, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ từ cấp trung ương tới địa phương trong cấp nước, vệ sinh và quản lý CTR. Kết quả của dự án sẽ làm minh chứng cụ thể cho quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả giữa hai chính phủ Việt Nam và Na Uy...
Tiến sỹ Ragnhild Dybdahl - Đại diện Lâm thời, Đại sứ quán Vương Quốc Na Uy tại Việt Nam bày tỏ vui mừng thay mặt cho cơ quan hợp tác quốc tế của Na Uy cùng với Thứ trưởng ký kết biên bản ghi nhớ dự án tăng cường năng lực trong lĩnh vực cấp nước, vệ sinh và quản lý CTR tại Việt Nam thuộc Chương trình tín dụng hỗn hợp giữa Norad-KfW.
Đây là dự án cuối cùng trong số các dự án chính mà Chính phủ Na Uy cung cấp cho Việt Nam theo hiệp định 2003 và chương trình tín dụng hỗn hợp không kèm theo các điều khoản ràng buộc. Na Uy đã ký nhiều hiệp định về hỗ trợ cho các dự án cấp nước sạch và XLNT cũng như quản lý CTR ở rất nhiều khu vực của Việt Nam. Tất cả 12 dự án đều nhận được các khoản viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Na Uy trong giai đoạn là 10 năm. Bà Ragnhild Dybdahl cho rằng, vai trò của dự án rất quan trọng để cải thiện tính bền vững trong thực hiện hiệu quả của các dự án. Đồng thời hy vọng, trên cơ sở mối quan hệ bạn bè sâu đậm, quan hệ tác hữu nghị ngoại giao trên 40 năm giữa hai chính phủ Việt Nam và Na Uy, sự hợp tác sẽ còn tiếp tục được tăng cường hơn nữa trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng như thương mại, không chỉ trong lĩnh vực CTN và quản lý CTR...

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012


Xử lý nước thải bằng công nghệ xanh TFR

30/11/2012 17:57
Theo thống kê trên cả nước hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy đều có hệ thống XLNT. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là đa số các hệ thống XLNT của các nhà máy đều không xử lý đạt. Chưa kể những giải pháp công nghệ XLNT tiên tiến của Nhật, Mỹ đã và đang được ứng dụng đạt hiệu quả không cao do không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Mới đây, thêm một giải pháp XLNT theo công nghệ của Đức vừa được giới thiệu tại Việt Nam sẽ là kinh nghiệm giúp cho các nhà máy có thể lựa chọn những công nghệ và giải pháp thích hợp nhất cho mình trong việc XLNT. Đó là công nghệ XLNT dòng chảy nhỏ giọt ( Trickle Flow Response - TFR) của Tập đoàn DAS Environmental Expert GmbH (DAS).

Nhà máy chế biến phô mai Bel Việt Nam, thuộc Tập đoàn Group Bel (Pháp) ứng dụng lắp đặt hệ thống XLNT TFR của DAS
TFR là công nghệ được phát triển từ bồn phản ứng sinh học dòng chảy nhỏ giọt (DCNG), sử dụng hạt vật liệu mang rất nhẹ được bao phủ bởi một lớp vi sinh vật hoạt tính cao, cho phép XLNT đến một mức nhất định rồi xả trực tiếp vào nguồn nước hoặc tái sử dụng cho quá trình sản xuất, cung cấp một hệ thống ổn định quá trình thông khí liên tục với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều lần so với các công nghệ thông thường hiện nay phổ biến tại Việt Nam. Không giống như các hệ thống XLNT thông thường, các vật liệu mang không hoàn toàn ngập trong nước và do đó vi sinh vật có thể dễ dàng được cung cấp đủ lượng ôxy. Dòng nước thải chảy nhỏ giọt liên tục từ trên xuống được làm thoáng bằng không khí theo hướng ngược lại bởi một quạt gió nhỏ gọn vận hành với áp lực rất thấp.
Theo nguyên tắc hoạt động, tại bước đầu tiên của quy trình XLNT, chất rắn được tách ra khỏi dòng nước bởi thiết bị lược rác cơ học. Để lưu lượng nước thải đồng nhất, nước thải được thu gom trong một bể chứa gọi là bể điều hòa. Từ đây, nước thải được đưa vào phần cốt lõi của hệ thống là các phản ứng sinh học TFR vận hành trên nguyên lý độc quyền: Sử dụng vật liệu mang dạng hạt rất nhẹ có kích thước nhỏ bao phủ bởi các vi sinh vật hoạt tính cao có khả năng thích ứng với môi trường tương ứng. Dòng nước thải liên tục chảy nhỏ giọt xuống lớp đệm vật liệu mang được làm thoáng bằng không khí cung cấp từ một quạt gió thổi theo hướng ngược lại. Quá trình sinh học hiếu khí phân hủy tải lượng hữu cơ và các thành phần chứa nitơ. Sau đó, xử lý sinh học kết hợp với xử lý hóa lý loại bỏ phốt pho nếu cần thiết, bùn dư tạo ra được loại và thải bỏ theo quy định. Nước sau xử lý được khử trùng và xả vào nguồn tiếp nhận.
Tiến sĩ Horst Reichardt - GĐ điều hành của DAS, công nghệ này không chỉ đặc trưng bởi việc tiêu thụ ít năng lượng, chi phí vận hành thấp, mà việc bảo trì cũng không tốn kém cũng như có thể dễ dàng mở rộng hệ thống. Cấu trúc mô-đun cho phép dễ dàng mở rộng và nâng cấp bất kỳ lúc nào. Bằng cách đáp ứng tất cả yêu cầu xả trực tiếp trong khi vẫn giữ những yêu cầu vận hành và bảo dưỡng ở mức tối thiểu, công nghệ TFR cung cấp một quy trình hiện đại để xử lý từng phần hoặc toàn bộ nước thải công nghiệp. Chất lượng nước thải sau xử lý có thể đáp ứng các yêu cầu cho việc tái sử dụng. Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn hơn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm năng lượng, đồng thời vẫn duy trì được chi phí xử lý thấp. Sau công nghệ XLNT cho các nhà máy, công ty cũng đã phát triển các quy trình và giải pháp cho vấn đề XLNT công nghiệp và đô thị.
Nói về hiệu quả của công nghệ TFR, ông Francois Pons - GĐ Nhà máy Bel Việt Nam, Cty TNHH Bel Việt Nam (Chi nhánh của Tập đoàn Bel của Pháp chuyên sản xuất và cung cấp các nhãn hiệu phô mai Con bò cười, Kiri, BabyBel...) cho biết, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ TFR để XLNT cho nhà máy sản xuất phô mai tại Bình Dương và rất hài lòng với hiệu suất hoạt động vượt trội của hệ thống, đặc biệt, giảm thiểu tối đa lượng bùn và mùi hôi rất hiệu quả. Điều này thực sự an toàn đối với sức khỏe của nhân viên cũng như môi trường xung quanh.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra ngày càng phức tạp. Để phát triển bền vững, việc sử dụng những công nghệ XLNT thân thiện với môi trường, giảm phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái chế; đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý... là xu hướng các doanh nghiệp đang hướng tới. Theo một số chuyên gia ngành Nước, với chi phí vận hành thấp, tiết kiệm năng lượng, XLNT triệt để..., công nghệ dòng chảy nhỏ giọtTFRhứa hẹn sẽ là một công nghệ xanh, thông minh nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu ứng dụng tại các nhà máy, xí nghiệp thời gian tới.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

hát hiện nguồn nước ngầm lớn tại Hà Nội:

Giải bài toán thiếu nguồn nước sạch

26/11/2012 14:52
Trong khi nguồn nước ngầm ở Hà Nội đang bị ô nhiễm và dần cạn kiệt, thì mới đây, các chuyên gia của Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra tài nguyên nước miền Bắc (Bộ TN&MT) đã phát hiện ra tầng nước ngầm mới dưới lòng đất ở Hà Nội, có trữ lượng rất lớn và chất lượng tốt. Nguồn nước này có thể "giải khát" cho nhiều khu vực đang thiếu nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô.
Ô nhiễm cả hai tầng
Theo số liệu của Sở TN&MT Hà Nội, hiện tổng mức khai thác nước ngầm của toàn TP Hà Nội vào khoảng 700.000m3/ngày đêm, với hơn 170.000 giếng khai thác. Dự báo, đến năm 2020, mức khai thác sẽ tăng gấp đôi, lên mức 1,4 triệu m3/ngày đêm.

Các chuyên gia khoan thăm dò nguồn nước ngầm Neogen tại Hà Nội.Ảnh: Ngọc Thanh
Để đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm, Sở TN&MT Hà Nội đã khảo sát tại các giếng khoan khai thác nước quy mô công nghiệp và giếng khoan khai thác nước nhỏ lẻ, trong đó có giếng khoan Unicef của các hộ gia đình. Kết quả kiểm tra, phân tích các mẫu nước cho thấy, các giếng khoan hoạt động liên tục không những hút cạn nước ngầm ở cả 2 tầng sát mặt đất (là Holocen và Pleistocen), mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các tầng nước này. Trầm trọng hơn, diện tích nguồn nước ngầm bị ô nhiễm đang có dấu hiệu lan rộng. Hàng loạt chỉ tiêu quan trọng đều cao hơn giới hạn cho phép, trong đó, hàm lượng amoni, asen và hữu cơ đều cao. Nếu kéo dài tình trạng này, nước ngầm ở Hà Nội sẽ dần cạn kiệt và không còn sử dụng được.
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc & Dự báo Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng khẳng định, mực nước ngầm tại Hà Nội đang bị sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, nước ngầm ở khu vực Mai Dịch (quận Cầu Giấy) có hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ở Tân Lập (huyện Đan Phượng), hàm lượng amoni cao gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng mangan, asen đều vượt tiêu chuẩn.
Phát hiện nguồn nước quý, khai thác giá rẻ
Trong khi tình trạng nguồn nước ngầm ở Hà Nội bị khai thác quá mức và dần cạn kiệt, việc phát hiện tầng nước ngầm thứ 3 (Neogen) dưới lòng đất là vô cùng quý giá. Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, TS Tống Ngọc Thanh, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra tài nguyên nước miền Bắc cho biết: Khoảng 10 năm trở lại đây, các chuyên gia của liên đoàn đã điều tra, nghiên cứu và mới đây đã hoàn thành đề án Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng TP Hà Nội. "Tầng nước này có thể khai thác để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt hoặc các ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi chất lượng nước tốt như dệt may, điện tử. Còn nguồn nước khoáng ấm có thể khai thác để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, việc đầu tư chi phí, xử lý, khai thác nguồn nước ngầm này sẽ rẻ hơn rất nhiều so với khai thác nước mặt. Lợi ích về lâu dài là rất rõ, bởi ưu thế về chất lượng và trữ lượng của nguồn nước, có thể khai thác ổn định, lâu dài. Nếu khai thác nguồn nước này sử dụng cho sinh hoạt, giá thành sẽ rẻ hơn gần một nửa so với giá nước phải chi trả hiện nay" - ông Thanh tính toán.
Hiện nay, một số nơi như Định Công, Linh Đàm, Pháp Vân (quận Hoàng Mai), tầng nước Neogen đã được khai thác phục vụ người dân sử dụng và được đánh giá có chất lượng tốt nhất nội đô Hà Nội. Với nguy cơ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và cạn kiệt, thì việc phát hiện nguồn nước ngầm dưới đất tầng Neogen có thể "giải khát" cho nhiều khu vực đang thiếu nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô.
Theo kết quả điều tra, tầng chứa nước Neogen phía Nam Hà Nội có độ sâu từ mặt đất xuống khoảng 60 - 110m, nhiều vùng rất giàu nước và chất lượng nước tốt, hàm lượng sắt ít, các yếu tố vi sinh, vi lượng đều dưới mức cho phép. Đề án đã xác định được các vùng có triển vọng khai thác nước lớn trong tầng chứa nước hệ tầng Vĩnh Bảo và đánh giá được trữ lượng nước dưới lòng đất của các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo lên tới 1.642.925m3/ngày.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Tuyển kỹ sư xây dựng, cấp thoát nước

Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường ENVICO
cần tuyển kỹ sư xây dựng, cấp thoát nước là các công việc:
+ Thiết kế công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải,...
+ Giám sát công trường, tổ chức thi công
+ Làm hồ sơ thầu, hoàn công,...
Liên hệ: 0989.583.699

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT LLC) đang cân nhắc xây dựng một nhà máy lọc dầu khổng lồ tại khu kinh tế Nhơn Hội thuộc tỉnh Bình Định của Việt Nam.

Hãng tin Dow Jones Newswires cho biết, dự án lọc dầu đang được phía Thái Lan xem xét này có công suất 660.000 thùng mỗi ngày, đưa nhà máy vào hàng một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Theo dự kiến, chi phí xây dựng dự án có thể lên tới 28,7 tỷ USD - bản tin cho biết. Theo đánh giá, khi hoàn thành, dự án  này sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong việc mở rộng cơ sở công nghiệp của Việt Nam.

Một bản tin đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Bình Định ngày 22/11 cũng cho biết, cùng ngày,  tại thành phố Quy Nhơn, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc, cùng các lãnh đạo khác của tỉnh đã nghe ông Sukrit Surabotsopon - Phó tổng giám đốc PTT - giới thiệu báo cáo tiền khả thi dự án khu liên hợp lọc hóa dầu tại khu kinh tế Nhơn Hội.

Theo bản tin, “qua khảo sát, PTT nhận thấy khu kinh tế Nhơn Hội có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng một nhà máy lọc dầu có quy mô lớn, công nghệ cao, có công suất khoảng 660 ngàn thùng/ngày, tức là khoảng 36 triệu tấn/năm. Ước tính tổng vốn đầu tư của dự án là 28,7 tỷ USD, gồm vốn của PTT, của các đối tác Việt Nam và các đối tác khác”.

Theo bình luận của Dow Jones Newswires, một khoản đầu tư lớn như vậy sẽ tạo ra cú hích rất cần thiết cho kinh tế ở Việt Nam ở thời điểm hiện nay. Ngoài ra, ý tưởng thực hiện dự án trên còn xuất hiện trong bối cảnh hoạt động lọc hóa dầu đang phát triển mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu tăng mạnh được dự báo sẽ là động lực tăng trưởng chính của hoạt động tiêu thụ dầu toàn cầu trong những năm tới.

Trao đổi với phóng viên của hãng tin, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, dự án có thể khởi công vào năm 2016 và hoạt động lọc dầu sẽ chính thức diễn ra vào năm 2019. Ông Lộc cho hay, PTT đã thể hiện quyết tâm cao để đảm nhiệm dự án này, nên phía địa phương tin tưởng rằng PTT có thể thực hiện được dự án.

Trong ngày hôm nay, 23/11, ông Nattachat Charuchinda, Giám đốc điều hành phụ trách bộ phận hạ nguồn của PTT, tập đoàn dầu khí lớn nhất Thái Lan, cũng xác nhận việc tập đoàn này đã trình bày dự án tiền khả thi trước chính quyền tỉnh Bình Định. Ông này từ chối xác nhận mức chi phí tài chính của dự án, nhưng cho biết, dầu thô sử dụng cho nhà máy lọc dầu này sẽ là dầu từ Trung Đông.

Cũng theo ông Nattachat, dự án trên còn bao gồm một nhà máy hương liệu, với đầu ra có thể được xuất sang Trung Quốc. “Tiềm năng của Việt Nam là rất lớn”, ông Nattachat nói, nhấn mạnh việc Việt Nam hiện mới chỉ có một nhà máy lọc dầu.

Ông Lộc cho biết, PTT đã tiếp cận một số công ty Việt Nam để tìm kiếm vai trò đối tác trong dự án lọc dầu tại Bình Định. Trong số này có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), và Tổng công ty Xăng dầu Quân đội. Lãnh đạo của các công ty trên chưa có bình luận gì về thông tin này.

Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam hiện nay là Dung Quất, có công suất 130.000 thùng/ngày, đi vào vận hành từ năm 2009, mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu các sản phẩm dầu của cả nước. Dự án lọc dầu Nghi Sơn với công suất 200.000 thùng/ngày còn đang bị trì hoãn.

Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Bình Định cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện đánh giá cao nỗ lực của PTT, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư chứng minh nguồn tài chính và khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo khả thi để làm việc với các bộ, ngành Trung ương và báo cáo chính phủ hai nước.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012


Xử lý vấn đề vệ sinh, nước, rác thải: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

12/11/2012 15:06
Là không gian sống của 50% dân cư trên trái đất, các đô thị trên thế giới đã sản sinh 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cũng là nơi phát thải các chất gây ô nhiễm nhiều nhất. Để cứu trái đất khỏi ô nhiễm, nhiều nước trên thế giới đang tích cực nghiên cứu, thiết kế nhằm xây dựng điểm dân cư sinh thái, đô thị sinh thái, xử lý tốt các vấn đề vệ sinh, nước, rác thải….
Vệ sinh sinh thái: mô hình cần nhân rộng
Không còn những nhà vệ sinh sập sệ, không còn nguồn thải “kinh khủng” gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh sinh thái – mô hình vệ sinh mới dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là ngăn ngừa ô nhiễm, tách riêng nước tiểu và phân, sử dụng các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, đã tỏ rõ ưu điểm vượt trội đầy thuyết phục, giúp ngăn ngừa ô nhiễm, bệnh tật liên quan đến phân người, quản lý sử dụng nước tiểu, phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng trong đó để sử dụng trong nông nghiệp.
Thành phố Erdos nằm phía Tây Nam khu tự trị Nội Mông, thuộc Bắc Trung Quốc được biết đến với dự án vệ sinh bền vững mang tên thành phố sinh thái Erdos do Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ.Hơn 830 hộ gia đình sống trong các chung cư được sử dụng hệ thống vệ sinh riêng biệt với tính năng thu gom - phân lập nước tiểu và phân, xử lý nước thải từ nhà bếp và máy giặt, phân loại và thu gom rác thải khô, chế thành phân trộn để tái sử dụng trong nông nghiệp.
Nước tiểu được đưa vào bồn chứa âm trong lòng đất, sau đó được xử lý để tái dùng trong canh tác, còn nước thải sinh hoạt thì được xử lý tại chỗ và tái sử dụng để tưới cây cỏ. Chất thải rắn được phân loại và tái chế còn chất thải hữu cơ thì trộn với phân. Riêng phân được đưa xuống tầng hầm chung cư, trữ ở đó 3 - 4 tháng trước khi chuyển đến nhà máy xử lý thành phân trộn để bón cho hoa màu. Hệ thống vệ sinh sinh thái ở Erdos đã tạo thành chu trình khép kín: con người –> nước tiểu và phân –> phân bón an toàn –> đất –> cây trồng –> thực phẩm –> con người. Đây được coi là giải pháp vệ sinh bền vững, giảm ô nhiễm xuống bằng không, góp phần bảo vệ tối đa môi trường.
Quản lý rác thải đô thị tiên tiến như Singapore
Không chỉ là quốc đảo xinh đẹp nổi tiếng, Singapore còn được biết đến với hòn đảo Semakau nhân tạo độc nhất vô nhị làm từ rác. Năm 1999, bãi rác cuối cùng trên đất liền ở Lorong Halus đóng cửa cũng là thời điểm Singapore khánh thành đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới làm hoàn toàn từ… rác thải này. Với diện tích 350 ha, cách đất liền Singapore 8 km về phía Nam, đảo chứa rác Semakau chứa được 63 triệu mét khối rác, đáp ứng đủ nhu cầu chứa rác của Singapore đến năm 2045. Nhờ vào các khâu hoạch định, thiết kế và xây dựng, kể từ khi đi vào hoạt động, bãi rác Semakau bảo vệ tốt hệ sinh thái và môi trường tự nhiên phong phú, trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, hàng năm đón nhiều du khách đến tham quan, câu cá, quan sát các loài chim, ngắm trăng sao, vui chơi giải trí và hoạt động ngoại khóa…
Ngoài bãi rác Semakau, rác thải còn được xử lý bằng phương pháp đốt, công nghệ hiện đại tại 5 nhà máy công suất 9.000 m3/ngày đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Nhiệt lượng thu từ các lò đốt được dùng để phát điện còn các chất tái chế như giấy, chai lọ, dầu thải công nghiệp được xử lý, sử dụng lại.
Còn ở đất nước mặt trời mọc, việc phân loại nguồn rác thải được thực hiện rất tốt, tái chế rác thải đô thị cũng được ưu tiên hàng đầu với nguyên tắc tốn kém cũng tái chế. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó 397 triệu tấn là rác công nghiệp. Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% trong tổng số rác thải trên phải đưa tới bãi chôn lấp, 36% được tái chế, còn lại rác khó phân hủy được sử dụng công nghệ đốt hoặc đóng rắn rồi đem chôn lấp.
Việc tái chế rác ở Nhật Bản rất công phu: 70% rác nhà bếp được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. Phế thải xây dựng được thu gom chuyển đến nhà máy chuyên tái chế thành cát và sắt thép. Mặc dù chi phí cho xử lý rác khá tốn kém, khoảng 300 nghìn yên (khoảng 2.500 USD)/người/năm nhưng đã giúp Nhật Bản giảm được lượng rác thải ra môi trường, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, tạo thêm hàng hoá sử dụng, thay thế một phần nguyên liệu đầu vào do đó tiết kiệm được tài nguyên và công khai thác.
Thoát và xử lý nước thải bền vững
Nhiều nước trên thế giới đã phát triển mô hình khu đô thị sinh thái, trong đó thoát nước đô thị bền vững, thu gom và tái sử dụng nước mưa được lồng ghép hài hòa với các giải pháp quy hoạch đô thị, kiến trúc và kỹ thuật hạ tầng. Hệ thống thoát nước ở Soul (Hàn Quốc) là một ví dụ. Ở TP này việc cấm đào núi, lấy đất ruộng, san lấp hồ ao, kênh rạch đã trở thành quy định bắt buộc. Hồ, sông bị san lấp nay phải đào lại, đơn cử như Mương Chân Kây rộng 15m chạy giữa Soul dài gần 50 km dù đã bị lấp và xây dựng nhà cửa nhưng được phục hồi thành một công viên dài 50 km, trở thành lá phổi và là hệ thống thoát nước mưa chính của thủ đô Hàn Quốc.
Còn ở hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan) thì được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải phân tán đẹp và hiệu quả cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m3/ngày, gồm bể tự hoại, chuỗi bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm ngang, kết hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học được bố trí trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.

Đà Nẵng: Khánh thành mô hình xử lý nước thải chi phí thấp của Nhật Bản

15/11/2012 16:34
Sáng ngày 15.11, tại Đà Nẵng, Trường Đại học Đà Nẵng phối hợp cùng Công ty Metawater Nhật Bản tổ chức khánh thành mô hình xử lý nước thải chi phí thấp công nghệ của Nhật Bản. Mô hình được đặt tại nhà máy xử lý nước thải đô thị Phú Lộc (Đà Nẵng)
Đây là mô hình được Cty Metawater Nhật Bản giới thiệu tại Đà Nẵng và một số quốc gia phát triển trên thế giới. Theo đó mô hình hệ thống xử lý nước thải đô thị tiên tiến và hiệu quả cao này có công suất xử lý 300m3 nước thải/ ngày, đêm. Hệ thống này sẽ khử triệt để được mùi hôi, quản lý vận hành đơn giản, chi phí thấp, điện năng tiêu thụ khoảng 0,1kwh/m3 thụ chỉ bằng 1/5 lần điện năng sử dụng cho phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính, diện tích xây dựng nhà máy nhỏ chỉ bằng 1/10 nhà máy xử lý bằng hồ kị khí, lượng nước sau khi xử lý có chất lượng ổn định.
Với mô hình này nước thải sẽ qua hệ thống lọc xốp- nổi, khử BOD không tan sau đó được đưa tới hệ thống lọc nhỏ giọt tốc đô cao khử BOD hòa tan đưa đến bể lắng bậc 2 tại đây thu hồi được bùn lắng và nước sau xử lý. Dự kiến mô hình này sẽ được vận hành chạy thử trong vòng 01 năm.
Tham gia hợp tác cùng thực hiện mô hình hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp công nghệ của Nhật Bản với Công ty Metawater là một trong những nổ lực của Trường Đại học Đà Nẵng trong việc xây dựng mối quan hệ qua lại giữa Nhà trường với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượng từ lý thuyết cho đến thực hành cho giảng viên và sinh viên.
Ông Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết: Công ty Metawater Nhật Bản đã có nhiều nghiên cứu và khảo sát tại các đô thị Việt Nam và tại các đô thị này đang phải đối đầu với vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt, do mùi hôi, bọt trắng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cảnh quan và sức khỏe con người. Tôi tin chắc mô hình này sẽ trình diễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề đang tồn tại của việc xử lý nước thải sinh hoạt; từ đó sẽ có những đóng góp tích cực cho việc xây dựng thành phố Đà Nẵng - thành thành phố Môi trường vào năm 2020 và có thể cho các đô thị khác của Việt Nam.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012


Chủ tịch HĐQT Cty CP Gạch Khang Minh:

Vật liệu thân thiện môi trường, chất lượng tốt, giá rẻ sẽ “lên ngôi”

26/10/2012 18:09
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Thị trường BĐS tiếp tục đà suy thoái, kéo theo sự đình đốn của hàng loạt các DN sản xuất VLXD. Vậy mà, trong bối cảnh ấy, từ 2 dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu (XMCL) hiện có (tại nhà máy ở CCN Tây Nam TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), Cty CP Gạch Khang Minh vẫn đầu tư và đưa vào vận hàng dây chuyền thứ 3. Chia sẻ với phóng viên Báo Xây dựng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP gạch Khang Minh, ông Đặng Việt Lê cho biết: cuối năm 2011, nhà máy vận hành hết công suất vẫn không đủ gạch để bán. Tín hiệu từ thị trường vẫn rất tốt nên chúng tôi quyết định đầu tư giai đoạn 2 của nhà máy theo đúng lộ trình ban đầu.

Chủ tịch HĐQT Cty CP Gạch Khang Minh Đặng Việt Lê
Tín hiệu tốt từ thị trường
PV: Có thể nói, gạch không nung vẫn đang trong quá trình hình thành và tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường VLXD Việt Nam. Trên các phương tiện truyền thông, khi nhắc đến gạch không nung, người ta thường nhắc nhiều hơn đến gạch nhẹ. Trong khi đó, gạch XMCL không phải là gạch nhẹ. Liệu Khang Minh có bơi ngược dòng?
Ông Đặng Việt Lê: Đây chính là điều mà chúng tôi trăn trở vào thời điểm quyết định đầu tư nhà máy gạch XMCL. Nhưng chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng và sớm nhận thấy tính ưu việt của gạch XMCL. Đây là dòng sản phẩm của tương lai, có những lợi thế nhất định, phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển VLXD Việt Nam của Chính phủ về việc thay thế dần gạch đất sét nung bằng những vật liệu thân thiện với môi trường là gạch không nung.
Sở dĩ lúc đó chúng tôi nhận định như vậy vì gạch XMCL rất phù hợp với điều kiện của đất nước. Làm gạch, trước tiên phải xét đến yếu tố vùng nguyên liệu. 2 nguyên liệu đầu vào chính của gạch XMCL là mạt đá (phụ phẩm của các mỏ khai thác đá) và xỉ ron (phế phẩm của nhà máy nhiệt điện) đều cực kỳ dồi dào. Tỉnh Hà Nam có rất nhiều mỏ đá nên chúng tôi quyết định đặt nhà máy đầu tiên tại đó để tận dụng ưu thế về nguồn nguyên liệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Nhà máy Gạch Khang Minh được đầu tư bài bản
Trong thành phần của gạch XMCL, xi măng đóng vai trò liên kết các thành phần của gạch nhưng chỉ chiếm khoảng 10%. Gạch XMCL hoàn toàn không nung đốt hay chưng áp, không tiêu hao nhiều năng lượng, lại tận thu được phụ phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp khác nên rất thân thiện với môi trường. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thực tế đã chứng minh sự lựa chọn của chúng tôi là đúng đắn.
PV: Như ông vừa đề cập, gạch XMCL thương hiệu Khang Minh xuất hiện trên thị trường khoảng một năm rưỡi nhưng đã sớm khẳng định được mình. Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn của gạch XMCL nói chung, gạch Khang Minh nói riêng?
Ông Đặng Việt Lê: Gạch XMCL có cường độ chịu lực tốt hơn gạch đất sét nung và rất tiện dụng. Gạch XMCL dùng vữa xây trát thông thường. Quá trình xây dựng không phức tạp, rất thuận tiện để tạo ra thói quen tiêu dùng. Hơn thế giá thành gạch XMCL rẻ hơn so với đất sét nung.
Gạch XMCL rẻ vì nhiều yếu tố. Chẳng hạn, suất đầu tư nhà máy sản xuất gạch XMCL rẻ hơn nhà máy gạch nung một nửa. Tính theo thời giá cách đây 2 năm, thời điểm chúng tôi đầu tư, một nhà máy quy mô 30 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn/năm thì với gạch đất sét nung khoảng 30 tỷ đồng, còn gạch XMCL chỉ cần 15 tỷ đồng. Và như đã đề cập, nguyên vật liệu đầu vào của gạch XMCL dồi dào, rất rẻ, dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ. Hiệu suất hoạt động của nhà máy gạch XMCL cũng rất cao, không phụ thuộc vào thời tiết như nhà máy gạch nung…
Riêng với các sản phẩm gạch XMCL của Khang Minh, chúng tôi bổ sung thêm những giá trị gia tăng khác như mẫu mã đa dạng. Hiện nay Khang Minh có 15 mẫu, nhiều mẫu nhất trong các nhà máy gạch XMCL, bao gồm từ gạch đặc dùng để xây móng, xây tường chịu lực đến đến gạch rỗng phục vụ xây tường bao, tường ngăn. Kích thước gạch phong phú, đáp ứng mọi quy chuẩn về độ dày tường xây, giúp thi công nhanh, giảm chi phí nhân công và thời gian hoàn thiện công trình. Điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư dự án BĐS. Mẫu mã sản phẩm nhiều không chỉ tăng sự lựa chọn cho khách hàng mà đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của chính Khang Minh.
Cách đây 3 tháng, Khang Minh đã chủ động cải tiến kỹ thuật, điều chỉnh tỷ lệ phối trộn vật liệu và đã bổ sung thêm cho gạch XMCL của mình một giá trị nữa là khả năng chống thấm rất cao, tốt hơn hẳn các loại gạch khác. Sự thay đổi này chỉ thực hiện được ở những nhà máy được đầu tư công nghệ ban đầu tốt. Khang Minh tự hào là đã đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp hiện đại, tự động hóa cao, sản lượng cao và ổn định.

Khang Minh luôn hoạt động với công suất nhất định và duy trì lượng hàng tồn kho nhất định để phục vụ khách hàng trong bất kỳ thời điểm nào
Chiến lược kinh doanh mở
PV: Trở lại với diễn biến của thị trường VLXD trong thời điểm hiện nay. Khủng hoảng kinh tế và sự suy thoái của thị trường tác động như thế nào đến Cty CP Gạch Khang Minh?
Ông Đặng Việt Lê: Cũng như nhiều đơn vị cung cấp VLXD khác, chúng tôi không tránh khỏi khó khăn. Tuy nhiên, nhà máy vẫn bảo đảm được những hoạt động căn bản, sản xuất tuy chậm lại nhưng chưa phải cắt giảm lao động. Cty vẫn duy trì sản xuất 3 dây chuyền, 5 ngày/tuần, 1 ca/ngày. Sản phẩm của Khang Minh hiện có mặt ở nhiều dự án lớn là các khu đô thị mới, các chung cư cao tầng, các khu công nghiệp, nhà máy …
PV: Bí quyết gì giúp Khang Minh trụ được trong “cơn bão” suy thoái?
Ông Đặng Việt Lê: Khang Minh hoạt động theo mô hình Cty mở, tích hợp nguồn lực bên trong và bên ngoài DN để tạo thành một hệ thống kinh doanh có lợi thế cạnh tranh và được chuyển hóa lợi thế thành sức mạnh thị trường. Có thể hình dung đơn giản như thế này, ở Việt Nam hay có mô hình “làm tất ăn cả”. DN đảm nhiệm từ A đến Z, từ vận chuyển vật liệu đầu vào, sản xuất, tiếp thị, bán hàng, vận tải… Còn Khang Mình thì vận hành theo mô hình DN mở. Trong các khâu sản xuất, kinh doanh, nghiệp vụ gì chính, thuộc sở trường của Khang Minh và phù hợp với nguồn lực của mình thì chúng tôi đi sâu vào. Những gì không thuộc sở trường thì chúng liên kết với các đối tác bên ngoài. Cụ thể, Khang Minh chỉ tập trung nguồn lực vào việc sản xuất, phát triển sản phẩm, làm sao để có những sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ. Chúng tôi không tham gia bán hàng trực tiếp, thay vào đó mở rộng hợp tác với các Cty thương mại, đại lý VLXD chuyên nghiệp bán hàng cho Khang Minh. Chúng tôi vẫn hỗ trợ đối tác bán hàng bằng cách tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng, tiếp cận các kiến trúc sư, tư vấn thiết kế, các nhà đầu tư… nhưng đến khi ký hợp đồng thương mại thì Khang Minh không ký trực tiếp mà ủy quyền đến đại lý thực hiện.
Một cách hỗ trợ đối tác khác mà Khang Minh áp dụng là nhà máy luôn hoạt động với công suất nhất định và duy trì lượng hàng tồn kho nhất định để phục vụ khách hàng trong bất kỳ thời điểm nào. Điều này đòi hỏi phải DN có đủ các nguồn lực như năng suất sản xuất, diện tích lưu kho, khả năng tài chính… Những nguồn lực này thì Khang Minh đã chuẩn bị đầy đủ cho mình.

Gạch XMCL Khang Minh có mặt ở nhiều dự án khu đô thị mới, các chung cư cao tầng, các khu công nghiệp, nhà máy…
Đây chính là những cách chúng tôi duy trì hệ thống đại lý cũng như tạo niềm tin với khách hàng. Chúng tôi đã đạt được niềm tin đối với các đại lý bán hàng, các đối tác kinh doanh bằng năng lực thực tế của chúng tôi, bằng việc giữ đúng các cam kết ban đầu... Hiện tại, Khang Minh có hơn 10 đối tác là các công ty thương mại và đại lý bán hàng. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có được nhiều hơn sự hợp tác của các đối tác khác để cùng hợp tác kinh doanh và phát triển thị trường.
PV: Ông nhận định như thế nào về cơ hội phát triển của gạch XMCL trong thời gian tới?
Ông Đặng Việt Lê: Như đã phân tích ở trên, gạch XMCL có những lợi thế nhất định, thân thiện với môi trường, phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển ngành VLXD Việt Nam.Theo tôi, những khó khăn của thị trường BĐS hiện nay cũng là cơ hội cho VLXD chất lượng cao, giá rẻ như gạch XMCL. Bởi chính các nhà đầu tư BĐS cũng đang nỗ lực tìm kiếm vật liệu giá rẻ nhằm giảm giá thành sản phẩm. Chúng tôi khẳng định tất cả các chủng loại sản phẩm của Khang Minh đều đạt và vượt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Xây dựng, được kiểm định tại các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Đo lường chất lượng, Viện VLXD, Viện KHCN Xây dựng. Sản phẩm gạch XMCL Khang Minh luôn có giá cạnh tranh, luôn rẻ hơn gạch đất sét nung từ 15% đến 25%.

Xử lý vấn đề vệ sinh, nước, rác thải: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?


Là không gian sống của 50% dân cư trên trái đất, các đô thị trên thế giới đã sản sinh 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cũng là nơi phát thải các chất gây ô nhiễm nhiều nhất. Để cứu trái đất khỏi ô nhiễm, nhiều nước trên thế giới đang tích cực nghiên cứu, thiết kế nhằm xây dựng điểm dân cư sinh thái, đô thị sinh thái, xử lý tốt các vấn đề vệ sinh, nước, rác thải….
Vệ sinh sinh thái: mô hình cần nhân rộng
Không còn những nhà vệ sinh sập sệ, không còn nguồn thải “kinh khủng” gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh sinh thái – mô hình vệ sinh mới dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là ngăn ngừa ô nhiễm, tách riêng nước tiểu và phân, sử dụng các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, đã tỏ rõ ưu điểm vượt trội đầy thuyết phục, giúp ngăn ngừa ô nhiễm, bệnh tật liên quan đến phân người, quản lý sử dụng nước tiểu, phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng trong đó để sử dụng trong nông nghiệp.
Thành phố Erdos nằm phía Tây Nam khu tự trị Nội Mông, thuộc Bắc Trung Quốc được biết đến với dự án vệ sinh bền vững mang tên thành phố sinh thái Erdos do Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ.Hơn 830 hộ gia đình sống trong các chung cư được sử dụng hệ thống vệ sinh riêng biệt với tính năng thu gom - phân lập nước tiểu và phân, xử lý nước thải từ nhà bếp và máy giặt, phân loại và thu gom rác thải khô, chế thành phân trộn để tái sử dụng trong nông nghiệp.
Nước tiểu được đưa vào bồn chứa âm trong lòng đất, sau đó được xử lý để tái dùng trong canh tác, còn nước thải sinh hoạt thì được xử lý tại chỗ và tái sử dụng để tưới cây cỏ. Chất thải rắn được phân loại và tái chế còn chất thải hữu cơ thì trộn với phân. Riêng phân được đưa xuống tầng hầm chung cư, trữ ở đó 3 - 4 tháng trước khi chuyển đến nhà máy xử lý thành phân trộn để bón cho hoa màu. Hệ thống vệ sinh sinh thái ở Erdos đã tạo thành chu trình khép kín: con người –> nước tiểu và phân –> phân bón an toàn –> đất –> cây trồng –> thực phẩm –> con người. Đây được coi là giải pháp vệ sinh bền vững, giảm ô nhiễm xuống bằng không, góp phần bảo vệ tối đa môi trường.
Quản lý rác thải đô thị tiên tiến như Singapore
Không chỉ là quốc đảo xinh đẹp nổi tiếng, Singapore còn được biết đến với hòn đảo Semakau nhân tạo độc nhất vô nhị làm từ rác. Năm 1999, bãi rác cuối cùng trên đất liền ở Lorong Halus đóng cửa cũng là thời điểm Singapore khánh thành đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới làm hoàn toàn từ… rác thải này. Với diện tích 350 ha, cách đất liền Singapore 8 km về phía Nam, đảo chứa rác Semakau chứa được 63 triệu mét khối rác, đáp ứng đủ nhu cầu chứa rác của Singapore đến năm 2045. Nhờ vào các khâu hoạch định, thiết kế và xây dựng, kể từ khi đi vào hoạt động, bãi rác Semakau bảo vệ tốt hệ sinh thái và môi trường tự nhiên phong phú, trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, hàng năm đón nhiều du khách đến tham quan, câu cá, quan sát các loài chim, ngắm trăng sao, vui chơi giải trí và hoạt động ngoại khóa…
Ngoài bãi rác Semakau, rác thải còn được xử lý bằng phương pháp đốt, công nghệ hiện đại tại 5 nhà máy công suất 9.000 m3/ngày đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Nhiệt lượng thu từ các lò đốt được dùng để phát điện còn các chất tái chế như giấy, chai lọ, dầu thải công nghiệp được xử lý, sử dụng lại.
Còn ở đất nước mặt trời mọc, việc phân loại nguồn rác thải được thực hiện rất tốt, tái chế rác thải đô thị cũng được ưu tiên hàng đầu với nguyên tắc tốn kém cũng tái chế. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó 397 triệu tấn là rác công nghiệp. Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% trong tổng số rác thải trên phải đưa tới bãi chôn lấp, 36% được tái chế, còn lại rác khó phân hủy được sử dụng công nghệ đốt hoặc đóng rắn rồi đem chôn lấp.
Việc tái chế rác ở Nhật Bản rất công phu: 70% rác nhà bếp được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. Phế thải xây dựng được thu gom chuyển đến nhà máy chuyên tái chế thành cát và sắt thép. Mặc dù chi phí cho xử lý rác khá tốn kém, khoảng 300 nghìn yên (khoảng 2.500 USD)/người/năm nhưng đã giúp Nhật Bản giảm được lượng rác thải ra môi trường, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, tạo thêm hàng hoá sử dụng, thay thế một phần nguyên liệu đầu vào do đó tiết kiệm được tài nguyên và công khai thác.
Thoát và xử lý nước thải bền vững
Nhiều nước trên thế giới đã phát triển mô hình khu đô thị sinh thái, trong đó thoát nước đô thị bền vững, thu gom và tái sử dụng nước mưa được lồng ghép hài hòa với các giải pháp quy hoạch đô thị, kiến trúc và kỹ thuật hạ tầng. Hệ thống thoát nước ở Soul (Hàn Quốc) là một ví dụ. Ở TP này việc cấm đào núi, lấy đất ruộng, san lấp hồ ao, kênh rạch đã trở thành quy định bắt buộc. Hồ, sông bị san lấp nay phải đào lại, đơn cử như Mương Chân Kây rộng 15m chạy giữa Soul dài gần 50 km dù đã bị lấp và xây dựng nhà cửa nhưng được phục hồi thành một công viên dài 50 km, trở thành lá phổi và là hệ thống thoát nước mưa chính của thủ đô Hàn Quốc.
Còn ở hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan) thì được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải phân tán đẹp và hiệu quả cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m3/ngày, gồm bể tự hoại, chuỗi bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm ngang, kết hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học được bố trí trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012


Thực trạng cấp nước sạch đô thị: Dân đang tự làm bẩn hệ thống

28/09/2012 10:42
Về việc cấp nước đô thị, ngay từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trong các hệ thống cấp nước tập trung ở khu vực đô thị, nông thôn…Tuy nhiên cách cấp nước hiện nay tại Hà Nội và một số đô thị đang gặp phải nhiều bất cập, đó là việc chỉ cung cấp nước đến cửa nhà, cung cấp theo tuyến trên một mạng lưới chằng chịt, thiếu đồng bộ. Điều này đã “đẩy” người dân phải đầu tư hệ thống ống dẫn, bể chứa, máy bơm để chứa nước dự trữ. Do đó trong quá trình dự trữ nước tại gia đình đã vô tình tự làm bẩn nguồn nước.

Để có nước sạch nhiều hộ gia đình phải tự mua sắm hệ thống tích trữ nước sạch tại nhà
Nghị định 117 đã quy định các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động có liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch ở Việt Nam. Qua một thời gian ngắn áp dụng, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa đổi Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch cũng đã được kịp thời ban hành, cập nhật những điều chỉnh cho Nghị định số 117/2007/NĐ-CP.
Có thể thấy, thời gian qua, hệ thống cấp nước sạch tại các đô thị Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, tuy nhiên hiện nay việc cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân vẫn còn nhiều bất cập. Những bất cập này thể hiện ngay trong cách làm và những quy chuẩn chung để quy định chúng.
TS. Nguyễn Tiến Hóa, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương phân tích: Ngày trước tại Hà Nội chúng ta thấy rằng người Pháp đã xây dựng nhiều tháp nước tại các khu dân cư. Tháp nước này có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho một cộng đồng dân cư trong khu vực phục vụ sinh hoạt, thế nhưng hiện nay tại nhiều đô thị những tháp nước như thế này đã không còn. Trở lại hệ thống cung cấp nước sạch mà chúng ta đang áp dụng hiện nay, các Cty nước sạch chỉ có trách nhiệm đưa đường ống đến cửa nhà hay đầu một con ngõ. Sau đó người dân có nhu cầu dung nước thì tự phải đầu tư ống dẫn, máy bơn, xây bể nước để tích nước sinh hoạt.
TS. Hóa phân tích thêm: Cách cung cấp nước sạch như hiện nay tại một số đô thị đã vô hình “đẩy” người dân vào chỗ tự làm bẩn hệ thống nước sạch của mình, ngoài ra còn tốn tiền trong việc đầu tư hệ thống tích giữ nước. Thứ nhất là tại các khu dân cư đông đúc, hệ thống mạng nước sạch luôn bị quá tải, nước chảy rất chậm do đó để có đủ nước phục vụ sinh hoạt thì người dân phải tự đầu tư hệ thống bể chứa và mua sắm máy bơm để đẩy nước vào bể chứa. Nếu có điều kiện thì người dân sẽ đầu tư những bể tốt, kín đáo đảm bảo không bị côn trung xâm nhập, còn với những bể được xây ngầm hoặc trên mái nhà thì ai dám chắc là không có sự thẩm thấu của nước bẩn, và côn trùng. Quá trình tích nước này đã vô tình làm bẩn chất lượng nước máy, và gây nguy hiểm cho người dùng.
Cũng theo TS.Hóa “Vậy câu hỏi được đặt ra là, tại sao hiện nay chúng ta không xây dựng những loại bể chứa tập trung tại các khu dân cư, đại loại như những tháp nước ngày trước để người dân không phải chật vật với tình trạng nhỏ giọt, hay mất nước vào giờ cao điểm như tại một số đô thị hiện nay”.
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có 68 Cty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch cho các khu vực đô thị. Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và 30% còn lại là nước ngầm. Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng công suất thiết kế đạt 5,9 triệu m3/ngày. Công suất hoạt động cấp nước đạt mức 4,5 triệu m3/ngày tương đương 77% công suất thiết kế.

Nhiều hộ gia đình tại Hà Nội phải tự xây dựng hệ thống máy bơm để đẩy nước lên các tầng ngôi nhà
Tính đến cuối năm 2010, có 18,15 triệu người dân đô thị có thể tiếp cận được với nước sạch, chiếm 69% tổng số dân thành thị. Phần trăm số dân sử dụng nước sạch ở các đô thị được thống kê như sau: 70% dân số ở đô thị đặc biệt và đô thị loại I, 45-55% dân số ở đô thị loại II và II, 30-35% dân số ở đô thị loại IV và 10-15% dân số ở đô thị loại V. Theo đó, lượng nước sử dụng trung bình của các đô thị là 80-90 lít/người/ngày đêm; trong đó tại các thành phố lớn thì lượng nước này là 120-130 lít/người/ngày đêm (theo nghiên cứu Bench-marking, Ngân hàng Thế giới - Hội Cấp thoát nước Việt Nam). Các số liệu thực tế nêu trên đều thấp hơn kế hoạch mục tiêu quốc gia về phát triển cấp nước đô thị.
Theo Hội cấp thoát nước Việt Nam, công suất các hệ thống cấp nước còn hạn chế do sự đầu tư không đầy đủ các nhà máy xử lý nước, các mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối nước sạch. Mặc dù công suất cấp nước đô thị hiện tại đã tăng lên gấp 3 và gấp 2 lần so với năm 1975 và 1990, tuy nhiên so quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, rất nhiều khu công nghiệp, KĐT mới được hình thành và dân số đô thị cũng tăng nhanh chóng, nên hệ thống cấp nước vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của dân cư thành thị. Bên cạnh đó, do những khó khăn về nguồn vốn đầu tư cũng như năng lực của các Cty cấp nước, sự thiếu đồng bộ khi quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước và thực hiện quy hoạch, nên nhiều hệ thống cấp nước đã nâng cấp và nâng cao công suất, nhưng không hoạt động hết công suất.
Ngoài ra chưa kể đến việc để người dân tự mua sắm các trang thiết bị để trang bị cho hệ thống nước sạch, còn làm gia tăng tình trạng thất thoát nước sạch khá lớn hiện nay. Ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho hay, Việt Nam có 755 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa là 31% và sẽ đạt con số 50% trong năm 2025. Tuy nhiên, thất thoát nước đang là một trong những thách thức trong quá trình đô thị hóa khi tỷ lệ thất thoát nước của Viêt Nam lên tới 29%. Hiện cả nước hiện có 68 Cty cấp nước, mới chỉ cung cấp dịch vụ cho khoảng 70% dân số ở hơn 750 đô thị.
Cũng theo số liệu Bench-marking của Hội Cấp thoát nước Việt Nam do việc cấp nước không đủ 24 giờ/ngày nên việc giảm nhanh áp lực trong hệ thống phân phối, nước chỉ có thể chảy vào các bể chứa nước dưới đất của các hộ gia đình mà không thể tự chảy lên các bể ở cao hơn. Hơn nữa, chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình cũng không hoàn toàn đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù chất lượng nước xử lý tại các máy nước có thể đạt các chỉ tiêu của nước cấp.
Nguyên nhân là do, nước được phân phối trong đường ống có áp lực thấp hay không có áp lực hay thậm chí có áp suất âm, và các đấu nối bị hỏng, những nguyên nhân trên khiến cho nước dễ dàng bị thấm khi vận chuyển trong đường ống nước. Khi áp lực nước bên trong ống tăng cao đến mức đủ cho nước có thể tự chảy (lớn hơn 0,6m/s), những cặn bẩn lâu ngày trong hệ thống ống có thể chảy lẫn trong ống và làm giảm chất lượng nước khi nước được cấp đến các hộ gia đình.