Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

McDonald’s công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Điểm đáng chú ý tại cửa hàng này là dịch vụ drive-thru (mua hàng không cần đỗ xe) và phục vụ suốt 24 giờ...


McDonald’s công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam
McDonald’s lựa chọn công ty Good Day Hospitality của ông Nguyễn Bảo Hoàng, người hiện cũng là Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), làm đối tác nhượng quyền.
In
Cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam sẽ nằm tại số 2-6 Bis Điện Biên Phủ, quận 1, Tp.HCM, nguồn tin từ McDonald’s Việt Nam (công ty Good Day Hospitality) ngày 20/12 cho biết.

Điểm đáng chú ý tại cửa hàng này là dịch vụ drive-thru (mua hàng không cần đỗ xe) và phục vụ suốt 24 giờ.

Giám đốc điều hành McDonald’s Việt Nam, ông Nguyễn Huy Thịnh cho biết, dự kiến sau Tết Nguyên đán 2014, cửa hàng sẽ chính thức khai trương. Thực đơn sẽ bao gồm những món ăn đặc trưng được nhiều người yêu thích của thương hiệu này, từ bánh sandwich Big Mac, Cheeseburger, hay khoai tây chiên.

Trước đó, vào tháng 7 năm nay, ngay sau khi McDonald’s công bố “kế hoạch Việt Nam” thông qua việc nhượng quyền cho công ty Good Day Hospitality, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với đại diện của tập đoàn này.
 
Trả lời VnEconomy, ông Liam Jeory, Phó chủ tịch Quan hệ đối ngoại của McDonald’s khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi, cho biết, Việt Nam là một trong số 65 thị trường trên toàn thế giới mà được McDonald’s phát triển theo hình thức cấp phép nhượng quyền (DL).

DL là một hình thức nhượng quyền thương mại mà McDonald’s đã sử dụng hơn 30 năm trên thế giới để phát triển thương hiệu và kinh doanh. Hình thức này được sử dụng để xác định những doanh nhân có khả năng tốt nhất để xây dựng thương hiệu thông qua sức mạnh tài chính và niềm đam mê của họ. Đối tác DL thường thuê một giám đốc điều hành và đội ngũ quản lý cao cấp để quản lý kinh doanh nhà hàng và làm việc chặt chẽ với các đối tác DL về mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của VnEconomy về lý do lựa chọn công ty Good Day Hospitality của ông Nguyễn Bảo Hoàng, người hiện cũng là Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), ông Liam Jeory cho biết, hợp đồng này là “kết quả của một quá trình lựa chọn khắt khe từ nhiều năm trước”.

“Ông Nguyễn Bảo Hoàng là đối tác kinh doanh lý tưởng vì xuất thân ấn tượng trong kinh doanh, trong việc thúc đẩy các dự án kinh doanh mới tại Việt Nam, cũng như niềm đam mê của mình cho thương hiệu McDonald’s, điều đã được hình thành trong quá trình làm bán thời gian cho hãng này khi còn là sinh viên ở Mỹ”. 

Trả lời về các kế hoạch tương lai, ông Liam Jeory cho biết sẽ tiếp tục đánh giá chiến lược phát triển sau khi nhà hàng đầu tiên được thành lập.

Hiện tại, McDonald’s là hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh số 1 thế giới với 34.500 cửa hàng, phục vụ hơn 69 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia mỗi ngày. Trong đó, hơn 80% các nhà hàng McDonald’s trên toàn cầu được sở hữu và điều hành bởi các cá thể độc lập tại địa phương. 
Quy định khoảng cách an toàn về môi trường của khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh
12/5/13 3:33 PM
Ngày 04/12, Bộ Xây dựng đã có công văn 29/BXD-HTKT gửi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc quy định khoảng cách an toàn về môi trường của khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
Việc áp dụng quy chuẩn: Khoảng cách an toàn về môi trường giữa tường rào khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh đến khu dân cư, công trình xây dựng khác đề nghị áp dụng theo QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan đến quy định khoảng cách an toàn về môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế áp dụng.

Về công nghệ áp dụng: Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả bãi chôn lấp thành phần không cháy và tro xỉ của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt nếu được xác định là chất thải rắn thông thường) đến chân công trình dân dụng khác áp dụng theo QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng.
 
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh khảo sát cơ sở xử lý CTR ở Hà Nội
12/7/13 2:18 PM
Ngày 5/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cùng đoàn công tác Bộ Xây dựng đã đến khảo sát nhà máy xử lý rác thải của 2 đơn vị xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt ở Hà Nội là nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn (thuộc HTX Môi trường Thành Công) và Cty CP dịch vụ xử lý rác thải Thăng Long (Cty Thăng Long).
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh khảo sát nhà máy xử lý CTR sinh hoạt của Cty Thăng Long.
Tại nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn, Thứ trưởng đã đi thăm thực tế tình hình hoạt động, xử lý rác thải của nhà máy và nghe lãnh đạo nhà máy trình bày về công nghệ đốt mà DN đang áp dụng.
Đây là nhà máy sử dụng công nghệ trong nước đã được Sở Khoa học Công Nghệ Hà Nội cấp chứng nhận. Giám đốc nhà máy Phạm Thiện Chiến cho biết: Hiện nay công nghệ tương tự đã được áp dụng tương đối phổ biến ở Hải Phòng, Quảng Ninh... và được đánh giá cao về hiệu quả xử lý rác.
Mỗi ngày nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn tiếp nhận từ 100 - 150 tấn rác. Trong đó 75% rác được xử lý bằng phương pháp đốt, lượng tro xỉ và 25% rác còn lại được xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Theo ông Chiến, khó khăn nhất hiện nay của Cty là chưa được áp một đơn giá chính thức mà đang thực hiện theo đơn giá tạm tính, với mức 260 nghìn đồng/tấn nên chưa đáp ứng được chi phí hoạt động của nhà máy.
Trong khi đó, Cty Thăng Long áp dụng công nghệ lò đốt do Cty tự nghiên cứu, chế tạo từ năm 2009 và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích "Quy trình và hệ thống xử lý rác".
Năm 2012, công nghệ này đã được trao tặng giải Ba Giải thưởng khoa học, công nghệ sáng tạo Việt Nam và được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng thưởng cúp WIPO.
Cty Thăng Long sở hữu 2 dây chuyền công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ đốt. Dây chuyền số 1 đã đi vào hoạt động chính thức. Dây chuyền 2 đã bước vào giai đoạn hoạt động thử nghiệm. Tổng công suất xử lý rác của 2 dây chuyền (sau khi hoàn thiện) đạt trên 700 tấn/ngày.
Dây chuyền 2 có công suất thiết kế xử lý rác đạt mức 300 tấn/ngày, được áp dụng công nghệ mới nhất của Cty với khả năng thu hồi nhiệt gần 50% và sấy rác hiệu quả. Hiện dây chuyền này đang trong giai đoạn hoàn thiện và chạy thử nghiệm.
Ông Nguyễn Phúc Thành, Tổng giám đốc Cty Thăng Long cho biết: "Suất vốn đầu tư của Cty cho dây chuyền 2 chỉ bằng 38% suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị Trung Quốc, bằng 15% suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị Nhật Bản. Trong khi đó, so với suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị châu Âu, thì con số này chỉ bằng 11%".
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh cùng Tổng giám đốc Cty Thăng Long thăm khu vực xử lý xỉ của nhà máy.
Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, công nghệ lò đốt với kỹ thuật thu hồi nhiệt, sấy khô rác là một sự sáng tạo. Vì trên thực tế, Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác của cả nước chưa có sự phân loại rác hiệu quả.
Những thành phần hữu cơ trong rác (như rau, củ quả...) chiếm tỷ lệ khá lớn với độ ẩm cao, cùng với việc phơi rác lộ thiên nên thường bị ướt, hoặc do hơi ẩm của không khí cao.
Thứ trưởng cho biết: "Phương pháp xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt là xu hướng cơ bản được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và đang được triển khai ở Việt Nam để thay thế việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp (còn phổ biến) ở nước ta hiện nay. Tại một số địa phương áp dụng biện pháp chôn lấp song không xử lý đúng quy trình, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cuộc sống người dân".
Với sự quan tâm đặc biệt đối với việc áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong xử lý rác thải, đảm bảo môi trường trên cả nước, đặc biệt là ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP. HCM, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Bộ Xây dựng rất coi trọng và khuyến khích các DN nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý rác thải nhằm đảm bảo chất lượng môi trường đô thị nói riêng, môi trường sống của người dân cả nước nói chung.
Cần giải quyết đầu ra đối với sản phẩm tái chế từ rác thải
12/14/13 3:04 PM
Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh tại buổi làm việc với Sở Xây dựng Hà Nam về tình hình xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh và khảo sát thực tế công nghệ xử lý chất thải rắn (CTR) tại Cty TNHH Thủy lực máy, KCN Đồng Văn 1, tỉnh Hà Nam, ngày 12/12.
Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quy hoạch xử lý rác thải
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, hiện mỗi ngày Hà Nam có khoảng 139 tấn CTR phát sinh tại các đô thị và khoảng 110 tấn/ngày tại khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ lệ thu gom CTR của TP Phủ Lý đạt 90% (70 tấn/ngày), các thị trấn từ 50-80% và khu vực nông thôn khoảng 60%.
Tính đến năm 2012, tỉnh đã đầu tư 4 nhà máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt, công nghệ chế biến thành phần vi sinh và 3 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, hiện các bãi rác đều đã được di dời đến nơi xa khu dân cư. Tuy nhiên, khó khăn của tỉnh hiện nay là vấn đề xử lý nước rác thải vì bãi chôn lấp ở gần khu vực sông, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, Hà Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quy hoạch xử lý rác thải, bởi vấn đề xử lý CTR liên quan đến nhiều địa phương khác nhau, mang tính vùng nên nếu chỉ xử lý theo hướng cục bộ thì sẽ bị vướng trong quá trình triển khai. Thực tế cũng cho thấy, ngay trong cùng một tỉnh mà các xã khác nhau thì không xã nào muốn đưa bãi rác về xã của mình.
Giải quyết đầu ra đối với sản phẩm tái chế từ rác thải
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, khi xây dựng một nhà máy xử lý rác thải, quan trọng là phải làm sao để giải quyết được đầu ra. Chỉ khi giải quyết được đầu ra thì doanh nghiệp xử lý rác mới có thể phát triển được.
Đi theo hướng đó, hiện Cty TNHH Thủy lực máy đã nghiên cứu áp dụng thành công công nghệ MBT-CD.08 để xử lý, tái chế CTR thành nhiên liệu, điện khí hóa CTR thành năng lượng nhằm nâng cao giá trị gia tăng của viên nhiên liệu sau rác. Công nghệ này đã được Hội đồng Khoa học quốc gia thẩm định và được Bộ Xây dựng chứng nhận là công nghệ phù hợp, cho phép nhân rộng trên cả nước và được cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng phát minh sáng chế.
Giám đốc Cty TNHH Thủy lực máy Nguyễn Gia Long cho biết: Tiêu chí đầu tiên Cty đặt ra khi nghiên cứu công nghệ này là phải tạo được lợi nhuận cho những doanh nghiệp xử lý CTR vì công nghệ xử lý CTR khó khăn nhất là giải quyết được đầu ra. Chỉ khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì người ta mới đầu tư, còn nếu chỉ hô hào ra thì sẽ không ai muốn làm.
Theo ông Long, công nghệ MBT-CD.08 đã giải quyết thành công bài toán đầu ra cho các nhà máy xử lý CTR và hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ CTR sẽ được tái tạo thành viên nhiên liệu RDF và các loại nylon, da, cao su, nhựa… được tái chế thành chất kích bốc, chất dẫn cháy cho nhiệt lượng cao để dùng trong lò đốt. Với những lò đốt khí hóa này, các công ty xử lý CTR có thể bán cho các khu công nghiệp có sử dụng nồi hơi, sử dụng nhiệt.
Ông Long cho biết, với công nghệ MBT-CD.08 có thể xử lý 3 loại rác trong cùng một dây chuyền. Rác sẽ được xử lý toàn bộ ngay trong ngày, không tạo khí thải hay nước rác và không cần bãi tập kết rác nên không gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ này được tự động hóa hoàn toàn, giúp hạn chế tối đa việc công nhân tiếp xúc với rác thải và rất dễ vận hành, bảo dưỡng, lại tốn ít diện tích nhà xưởng và mặt bằng, an toàn về cháy nổ.
Đánh giá cao hiệu quả của công nghệ MBT-CD.08, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh chỉ đạo: Cty TNHH Thủy lực máy cần tiếp tục hoàn thiện công nghệ hơn nữa, đưa công nghệ vào ứng dụng tại các nhà máy xử lý rác, góp phần giải quyết vấn nạn rác thải, cải thiện môi trường sống cho người dân.
Khởi công Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng

(HPĐT)- Sáng 20-12, tại phường Đồng Hòa, quận Kiến An, dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng chính thức được khởi công, với gói thầu CW2A xây dựng cầu Đồng Khê và đường dẫn từ km9+ 155 đến km10+ 600.

Các đại biểu ấn nút khởi công Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng
Các đại biểu ấn nút khởi công Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng
Tới dự có bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và đại diện các nhà thầu, tư vấn giám sát. Về phía thành phố có đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo dự án cùng các cơ quan liên quan.
Mục tiêu của Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng nhằm nâng cao điều kiện đi lại cho các phương tiện giao thông trong thành phố và các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ ngoại tỉnh ra vào hệ thống cảng Hải Phòng, đồng thời hỗ trợ phát triển đô thị về phía tây của thành phố. Dự ángồm 3 hợp phần, trong đó hợp phần A là xây dựng trục giao thông đô thị kết nối từ xã Bắc Sơn (huyện An Dương) đến đường liên phường quận Hải An (phường Nam Hải) dài 20km có mặt cắt 50,5m, bao gồm việc xây dựng cầu Đồng Khê và Cầu Niệm 2; nâng cấp đường Trường Chinh và nâng cấp, cải tạo cầu Niệm 1. Hợp phần B là phát triển giao thông công cộng gồm: nâng cấp  hành lang giao thông Tam Bạc - Kiến An; nâng cấp bến xe, trạm dừng; nâng cao an toàn giao thông; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông công cộng. Hợp phần C gồm: nghiên cứu chiến lược giao thông công cộng và hỗ trợ thành lập đơn vị quản lý hệ thống giao thông công cộng; hỗ trợ quản lý dự án và đào tạo cán bộ của các cơ quan liên quan quy hoạch và quản lý giao thông đô thị.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đan Đức Hiệp, Trưởng Ban chỉ đạo dự án nhấn mạnh, dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng sẽ đóng góp to lớn vào hệ thống giao thông Hải Phòng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thành phố, mở rộng hành lang giao thông Đông- Tây và tăng cường năng lực trong quản lý giao thông của thành phố. Cám ơn Chính phủ, Ngân hàng Thế giới đã giúp đỡ thành phố, Phó chủ tịch Đan Đức Hiệp khẳng định Hải Phòng sẽ thực hiện tốt dự án. Chỉ đạo dự án này sẽ là dự án kiểu mẫu của Ngân hàng Thế giới tại ViệtNam. Phó chủ tịch giao các cơ quan liên quan cần phối hợp tốt với BQL dự án, tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả./.
Hợp tác về quản lý rác thải với thành phố Ajaccio (Pháp)

Trong khuôn khổ các chương trình của Cộng đồng châu Âu, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị và đại diện thành phố Ajaccio (Pháp), Hiệp hội AVEC (Pháp) vừa ký kết thỏa thuận ghi nhớ về dự án quản lý rác thải giữa thành phố Hải Phòng và thành phố Ajaccio (Pháp). Đây là dự án về quản lý rác thải với sự tham gia của 3 thành phố gồm: Hải Phòng, Ajaccio (Pháp) và Paksé (Lào) thực hiện trong 5 năm (2013-2018).
Công tác thu gom rác thải sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực trong những năm tới.
Công tác thu gom rác thải sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực trong những năm tới.
Qua các chuyến khảo sát thực tế, các chuyên gia Pháp nhận thấy Hải Phòng thiếu phương tiện vận chuyển rác, sử dụng trang thiết bị cũ, lạc hậu, không phù hợp và thường xuyên bị hỏng trong quá trình thu gom rác thải sinh hoạt. Các bãi rác quá tải do tốc độ đô thị hóa nhanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải chôn lấp quá cao so với lượng rác được tái chế làm phân bón. Trong số 750 tấn rác thải thu gom mỗi ngày, chỉ có 150 tấn rác xử lý để làm phân bón. Thêm vào đó, chất lượng phân hữu cơ (compost) được sản xuất bằng cách ủ phân loại cho chất lượng kém, không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho thương mại. Khoảng cách giữa một vài điểm tập kết rác quá xa, ảnh hưởng đến chuyển rác, nhất là khi thành phố bị ùn tắc giao thông. Ngoài ra, việc thiếu truyền thông công cộng liên quan đến môi trường là những vấn đề mà thành phố đang đối mặt. Vì vậy, mục tiêu được xác định trong dự án quản lý rác thải giữa thành phố Hải Phòng và thành phố Ajaccio (Pháp) là nâng cao năng lực hoạt động quản lý rác thải đô thị của  thành phố Hải Phòng; trao đổi kinh nghiệm thực tế về phân loại, thu gom, xử lý rác thải; phân loại rác tại nguồn; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong hoạt động phân loại rác tại nguồn. Mục đích chủ yếu hướng đến giảm thiểu đáng kể số lượng rác chôn lấp bằng cách tăng cao lượng rác ủ làm phân bón. Sự thay đổi này sẽ được thực hiện trên khu vực thí điểm trong vòng 5 năm trước khi được mở rộng cho toàn bộ thành phố.
Theo đó, dự án sẽ thí điểm triển khai phân loại rác tại các gia đình ở 2 phường của quận Lê Chân. Các xe đẩy tay thu gom rác sẽ được thiết kế cho phù hợp với nhiệm vụ thực tế. Giải pháp này cho phép tiếp tục thực hiện việc thu gom từ hộ gia đình như hiện nay (đang được vận hành tốt và được hộ dân tuân thủ thực hiện). Giải pháp này cho phép thực hiện việc thu gom riêng các loại rác vô cơ-hữu cơ mà  không cần tăng thêm số lượng công nhân cũng như số lượt lấy rác.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Đầu tư hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn: Huy động nguồn lực cộng đồng

"Trong tương lai, chúng ta phải chú trọng các giải pháp thu hút nguồn vốn từ cộng đồng đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước trong đầu tư lĩnh vực này, đồng thời coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đề án huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR ở Việt Nam" - Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng trong lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị.
Quá lệ thuộc vào ngân sách
Cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển đô thị. Nhiều năm qua, nguốn vốn đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ODA, việc tham gia của các DN tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này còn rất hạn chế.
Ông Lê Văn Cư - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) cho biết: Trung bình Nhà nước chi trên 15 nghìn tỷ đ/năm để duy trì, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý CTR đô thị. Lượng vốn này tương đương số tiền Nhà nước đầu tư xây dựng mới các hệ thống cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị hằng năm (giai đoạn 2008 - 2012). Như vậy, tổng nhu cầu vốn để xây dựng mới cộng với duy trì và khai thác hệ thống cấp thoát nước, xử lý CTR sinh hoạt đô thị (giai đoạn 2008 - 2012) bình quân lên đến trên 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Việt Nam hiện có 500/750 thị trấn, thị xã, TP có hệ thống cấp nước tập trung với tổng công suất thiết kế đạt 6,6 triệu m3/ngày. Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 78%, tỷ lệ thất thoát nước trung bình là 27%. Mức sử dụng nước sạch đô thị đạt khoảng 105 lít/người/ngày. Trong khi đó, hệ thống thoát nước hiện hành mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu và việc xử lý CTR vẫn cơ bản bằng phương pháp chôn lấp (chỉ 31% hợp vệ sinh).
Quy định phí nước thải sinh hoạt bằng 10% giá nước thải sinh hoạt là không đáp ứng được nhu cầu quản lý và vận hành hệ thống thoát nước. Ở một số địa phương có quy định riêng thì thu ở mức cao hơn 10% như trên, như cũng chỉ đáp ứng tối đa được khoảng 30% chi phí nạo vét, bảo dưỡng hệ thống các tuyến cống thoát nước. Trong khi đó, phí vệ sinh môi trường chỉ đủ để trang trải một phần nhỏ chi phí thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đô thị, chứ chưa nói gì đến việc xử lý.
Chú trọng nguồn lực từ cộng đồng
Mới đây, Bộ Xây dựng đã tiến hành hội nghị bàn về Dự thảo Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị. Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong nước về lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR. Nhiều giải pháp huy động vốn được đưa ra, trong đó giả pháp duy động nguồn lực từ cộng đồng được các chuyên gia đánh giá là giải pháp căn cơ và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện xã hội hóa lĩnh vực cấp thoát nước cũng như xử lý CTR sinh hoạt đô thị.
PGS. TS Trần Đức Hạ - Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã rất chú trọng thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR, bằng việc ưu đãi thuế cũng như có những cam kết của chính quyền trong việc hỗ trợ DN, đi cùng với đó là thực hiện nguyên tắc người hưởng lợi chi trả chi phí. Đây là giải pháp xã hội hóa công tác cấp thoát nước, xử lý CTR bền vững nhất, vì Nhà nước không thể nào bao cấp hoạt động này mãi được.
Có cùng quan điểm, ông Lê Thanh - Giám đốc Cty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền nhận định: Cấp thoát nước và xử lý CTR nếu như muốn xã hội hóa mạnh, bền vững rất cần có những cơ chế chính sách khuyến khích các DN. DN tư nhân sẽ mạnh dạn đầu tư khi họ được hưởng những thuận lợi từ cơ chế, chính sách cũng như dự định hiệu quả từ những đầu tư đó mang lại, đồng thời có cơ chế để người hưởng lợi phải chi trả kinh phí.
Bên cạnh giải pháp về huy động nguồn lực cộng đồng, Dự thảo Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị còn đưa ra các nhóm giải pháp khác nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR. Đó là cải thiện, đổi mới hệ thống cơ chế chính sách, huy động đóng góp từ người hưởng lợi, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cũng như phát triển KHCN trong lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR đô thị...
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế: Nơi có, nơi không
Cập nhật lúc09:22, Thứ Ba, 19/11/2013 (GMT+7)
“Chất thải, nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế xã phường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nguồn nước ở các sông Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng” - Đây là kết quả nghiên cứu, khảo sát của nhóm lập đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Nước thải, chất thải y tế “hiện diện” trong nhiều con sông
Bệnh viện Đa khoa An Lão hiện có 2 cơ sở, trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn. Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại. Việc xử lý rác chủ yếu bằng các biện pháp thủ công như chôn, đốt. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp nước Hải Phòng, bệnh viện xử lý bằng cách để tự ngấm, tràn ra sông Đa Độ. Bệnh viện Đa khoa An Dương đã được đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải, nhưng thực chất đây chỉ là những bể chứa. Quy trình xử lý chỉ là dùng hóa chất “bơm” vào bể, sau khi cho lắng cặn, rồi xả thẳng ra sông Rế. Tình trạng nước thải, chất thải của bệnh viện xử lý chưa triệt để hoặc chưa được xử lý xả thải ra sông xảy ra ở hầu hết các tuyến sông là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước và hệ thống thủy lợi chính của thành phố.
Bác Nguyễn Xuân Sơn Tổ dân phố Trần Phú 2, phường Văn Đẩu cho biết: sông Đa Độ như bể nước ăn của người dân trên địa bàn thành phố. Nhưng “bể nước ăn” này đang phải hứng chịu nước thải từ các khu dân cư, làng nghề Tràng Minh, đặc biệt từ Bệnh viện đa khoa Kiến An, bệnh viên Lao và Bệnh phổi. Quả vậy, trên sông Đa Độ, Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ kiểm đếm được có 11 bệnh viện lớn nhỏ và 60 trạm xá xã, phường, đáng chú ý là Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, bệnh viện chỉnh hình Na-uy. Trên hệ thống sông Rế có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó xác định 2 bệnh viện, gồm: Bệnh viên đa khoa An Dương xả trực tiếp ra sông Rế và Bệnh viện Giao thông Vận tải xả vào nguồn nước sông Rế qua kênh Bắc Hưng Hùng. Xả thải vào hệ thống thủy nông Tiên Lãng là bệnh viên Tiên Lãng và phòng khám 2 Hùng Thắng, phòng khám 4 Đông Quy cùng hàng chục trạm y tế xã, thị trấn khác. Bệnh viện Thủy Nguyên (ở xã Thủy Sơn) cũng xả thải vào kênh Hòn Ngọc, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thủy Nguyên.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Thiếu hệ thống xử lý chất thải
Những năm gần đây, quy mô, số lượng của cơ sở khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chú trọng mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất hạn chế.
Chủ tịch UBND phường Tràng Minh Phạm Tiến Thắng cho biết, tình trạng ô niễm nguồn nước sông do nguồn nước thải của bệnh viện thấy rõ. Nước thải bệnh viện đa khoa Kiến An theo đường cống thoát nước Trần Tất Văn đổ ra cống Thi Đua 2 của phường ra sông Đa Độ. Không ít lần, người dân thấy lẫn trong nước thải có cả bông băng y tế. Còn nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng chảy ra hồ Đầm Đà trước khi đổ ra sông. Hiện nay, nước trong hồ đen đặc bốc mùi hôi, cá chết. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay, chính quyền địa phương kiến nghị, phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng này không được cải thiện là bao. 
Trên địa bàn thành phố mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Có cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề án bảo vệ nguồn nước, nguồn thải từ các cơ sở y tế được xác định là tác nhân hết sức nguy hiểm, có những chất thải nguy hại rất khó xử lý. Nguồn thải của các bệnh viện rất đa dạng, nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm, găng tay, bông gạc có dính máu, nước lau rửa từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, có chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu... Sau đó là các chất thải do dụng cụ kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi ôxy...; chất thải hóa chất sinh ra độc hại như dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn, hóa chất xét nghiệm...
Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nguồn thải của bệnh viện cũng là nguồn bệnh. Thực tế trên cho thấy việc kiểm soát đối với nguồn thải từ các cơ sở y tế cần được ưu tiên thực hiện sớm trong quá trình triển khai thực hiện đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế: Nơi có, nơi không
Cập nhật lúc09:22, Thứ Ba, 19/11/2013 (GMT+7)
“Chất thải, nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế xã phường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nguồn nước ở các sông Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng” - Đây là kết quả nghiên cứu, khảo sát của nhóm lập đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Nước thải, chất thải y tế “hiện diện” trong nhiều con sông
Bệnh viện Đa khoa An Lão hiện có 2 cơ sở, trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn. Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại. Việc xử lý rác chủ yếu bằng các biện pháp thủ công như chôn, đốt. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp nước Hải Phòng, bệnh viện xử lý bằng cách để tự ngấm, tràn ra sông Đa Độ. Bệnh viện Đa khoa An Dương đã được đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải, nhưng thực chất đây chỉ là những bể chứa. Quy trình xử lý chỉ là dùng hóa chất “bơm” vào bể, sau khi cho lắng cặn, rồi xả thẳng ra sông Rế. Tình trạng nước thải, chất thải của bệnh viện xử lý chưa triệt để hoặc chưa được xử lý xả thải ra sông xảy ra ở hầu hết các tuyến sông là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước và hệ thống thủy lợi chính của thành phố.
Bác Nguyễn Xuân Sơn Tổ dân phố Trần Phú 2, phường Văn Đẩu cho biết: sông Đa Độ như bể nước ăn của người dân trên địa bàn thành phố. Nhưng “bể nước ăn” này đang phải hứng chịu nước thải từ các khu dân cư, làng nghề Tràng Minh, đặc biệt từ Bệnh viện đa khoa Kiến An, bệnh viên Lao và Bệnh phổi. Quả vậy, trên sông Đa Độ, Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ kiểm đếm được có 11 bệnh viện lớn nhỏ và 60 trạm xá xã, phường, đáng chú ý là Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, bệnh viện chỉnh hình Na-uy. Trên hệ thống sông Rế có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó xác định 2 bệnh viện, gồm: Bệnh viên đa khoa An Dương xả trực tiếp ra sông Rế và Bệnh viện Giao thông Vận tải xả vào nguồn nước sông Rế qua kênh Bắc Hưng Hùng. Xả thải vào hệ thống thủy nông Tiên Lãng là bệnh viên Tiên Lãng và phòng khám 2 Hùng Thắng, phòng khám 4 Đông Quy cùng hàng chục trạm y tế xã, thị trấn khác. Bệnh viện Thủy Nguyên (ở xã Thủy Sơn) cũng xả thải vào kênh Hòn Ngọc, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thủy Nguyên.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Thiếu hệ thống xử lý chất thải
Những năm gần đây, quy mô, số lượng của cơ sở khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chú trọng mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất hạn chế.
Chủ tịch UBND phường Tràng Minh Phạm Tiến Thắng cho biết, tình trạng ô niễm nguồn nước sông do nguồn nước thải của bệnh viện thấy rõ. Nước thải bệnh viện đa khoa Kiến An theo đường cống thoát nước Trần Tất Văn đổ ra cống Thi Đua 2 của phường ra sông Đa Độ. Không ít lần, người dân thấy lẫn trong nước thải có cả bông băng y tế. Còn nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng chảy ra hồ Đầm Đà trước khi đổ ra sông. Hiện nay, nước trong hồ đen đặc bốc mùi hôi, cá chết. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay, chính quyền địa phương kiến nghị, phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng này không được cải thiện là bao. 
Trên địa bàn thành phố mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Có cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề án bảo vệ nguồn nước, nguồn thải từ các cơ sở y tế được xác định là tác nhân hết sức nguy hiểm, có những chất thải nguy hại rất khó xử lý. Nguồn thải của các bệnh viện rất đa dạng, nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm, găng tay, bông gạc có dính máu, nước lau rửa từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, có chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu... Sau đó là các chất thải do dụng cụ kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi ôxy...; chất thải hóa chất sinh ra độc hại như dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn, hóa chất xét nghiệm...
Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nguồn thải của bệnh viện cũng là nguồn bệnh. Thực tế trên cho thấy việc kiểm soát đối với nguồn thải từ các cơ sở y tế cần được ưu tiên thực hiện sớm trong quá trình triển khai thực hiện đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại An Lão: Ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
Cập nhật lúc09:58, Thứ Sáu, 22/11/2013 (GMT+7)
Đã qua thời gian dài hoạt động, hiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện An Lão vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều doanh nghiệp (DN) hằng ngày vẫn xả thải ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương.
Nước thải xả trực tiếp xuống sông
Trên địa bàn huyện An Lão có 3 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động gồm: cụm công nghiệp An Lão (phía Bắc thị trấn An Lão), khu công nghiệp cầu Cựu và cụm công nghiệp An Tràng, thị trấn Trường Sơn (chưa được thành phố công nhận). Theo lãnh đạo huyện, phần lớn DN đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải qua xử lý đạt thấp. Nhiều DN vẫn “xả thải trực tiếp ra sông, hệ thống kênh trung thủy nông trên địa bàn.
Cụ thể, người dân các xã Quang Trung, Quang Hưng, Quốc Tuấn, An Tiến và thị trấn An Lão bức xúc về tình trạng nước thải của cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn An Lão xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Công ty TNHH Nhật Phát là một “điển hình”. Công ty này có bề dày “thành tích” trong việc xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ; xả khí thải và tiếng động ảnh hưởng đến người dân. Bà Vũ Thị Tuyết, Phó Phòng Kinh tế hạ tầng huyện An Lão (nguyên Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) cho biết, hoạt động sản xuất của Công ty Nhật Phát gây ô nhiễm kéo dài nhiều năm, người dân kiến nghị hết lần này đến lần khác, song vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Để giải quyết kiến nghị của người dân, các ngành chức năng huyện nhiều lần kiểm tra đột xuất, tìm vị trí công ty xả thải ra sông.
Mới đây nhất, tháng 4-2013, Phòng CSĐT tội phạm về môi trường (Công an thành phố) phối hợp các ngành chức năng và chính quyền huyện An Lão kiểm tra, phát hiện xưởng cải màu Minh Hải (Đài Loan), ở thôn Câu Đông, xã Quang Trung, đang xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông Văn Úc. Mặc dù đã xử phạt nặng, nhưng theo phản ánh của nhiều hộ dân sống quanh khu vực, công ty vẫn tiếp tục xả thải ra sông. Hay như trường hợp của Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp, ở cụm công nghiệp An Tràng, thị trấn Trường Sơn, nhiều năm liền bị người dân “tẩy chay” do mùi hôi, thối gây ô nhiễm không khí, chất thải, nước thải chăn nuôi một phần xả trực tiếp xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước sông Lạch Tray…
Khí thải từ hoạt động của Công ty TNHH Nhật Phát làm vẩn đục bầu không khí.
Khí thải từ hoạt động của Công ty TNHH Nhật Phát làm vẩn đục bầu không khí.
Cần xây dựng hạ tầng đồng bộ
Ông Ninh Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Quốc Tuấn cho biết: “Lần nào dự hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HÐND thành phố trên địa bàn huyện, cử tri cũng kiến nghị cần sớm có hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, nhất là cụm công nghiệp An Lão. Ðã nhiều năm đi vào hoạt động, cụm công nghiệp được lấp đầy với gần 20 DN sản xuất gỗ okan, sắt xốp, đồ may mặc, thiết bị điện… nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải”.
Chủ tịch UBND huyện An Lão Nguyễn Văn Thông cho rằng, các DN trong khu, cụm công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng khác nhau nên vấn đề xử lý nước thải không đơn giản. Ngoài ra, tình trạng trốn tránh việc xử lý nước thảicủa một số DN diễn ra khá phổ biến làm cho môi trường sống chung quanh bị ô nhiễm. Trong khi đó, khó xử lý triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các DN do quy định chế tài không chặt chẽ. Mức xử phạt còn thấp hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải nên DN dễ dàng chấp nhận bị phạt.
Để thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, huyện mong thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, thân thiện môi trường, trong đó hệ thống xử lý nước thải phải đặt lên hàng đầu. Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thực hiện và cam kết thời gian hoàn thành việc đầu tư xây dựnghệ thống thu gom và khu xử ly nước thải tập trung, làm cơ sở xem xét chấp thuận đầu tư xây dựng các dự án mới. Đồng thời phối hợp địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bắt buộc các DN, các nhà đầu tư phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, thậm chí sẽ đóng cửa và di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường. Tại những khu, cụm công nghiệp còn trống DN, huyện chỉ tiếp nhận những dự án có lượng nước, khí thải thấp trong ngưỡng cho phép, kiên quyết không tiếp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Bảo đảm vệ sinh môi trường sinh hoạt và nước sạch cho nhân dân
Cập nhật lúc11:25, Thứ Bảy, 23/11/2013 (GMT+7)
Bảo đảm chất lượng nước và môi trường sinh hoạt của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tập thể lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố). Đây cũng là biện pháp giúp ngành Y tế và người dân chủ động ngăn ngừa bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Nước và vệ sinh môi trường (VSMT) là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, nhưng đây cũng là môi trường sinh sôi, phát triển của các loại vi sinh vật có hại với con người. Thạc sĩ bác sĩ Đồng Trung Kiên, Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng cho biết: “Sinh hoạt trong điều kiện môi trường không bảo đảm vệ sinh hay sử dụng nước nhiễm khuẩn khiến người dân tăng nguy cơ mắc bệnh tật. 5 nhóm bệnh liên quan tới môi trường nước và VSMT con người có thể mắc phải là các bệnh đường tiêu hóa; các bệnh giun, sán; các bệnh do muỗi truyền; các bệnh về mắt và các bệnh ngoài da, phụ khoa. Đây đều là những căn bệnh truyền nhiễm, một số có khả bùng phát thành dịch như tả, sốt xuất huyết, sốt rét…”
Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho người dân thành phố, tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Sức khỏe cộng đồng, đơn vị trực tiếp quản lý chất lượng nước và VSMT chủ động tham mưu với lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố triển khai nhiều biện pháp chuyên môn để giám sát hiệu quả hoạt động tại 4 nhà máy cung cấp nước cho khu vực đô thị Cầu Nguyệt, Sông He, An Dương, Vật Cách cùng hàng chục nhà máy nước mini tại các khu vực nông thôn. Đơn vị cũng bố trí lực lượng kiểm tra định kỳ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị) và các bãi rác của 2 quận Đồ Sơn và Cát Hải, bảo đảm môi trường trong sạch, tạo điều kiện để người dân địa phương sinh sống và phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng Đồng Trung Kiên cho biết: “Công tác ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và VSMT chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi khuyến khích được người dân trực tiếp tham gia. 5 năm qua, đơn vị tiến hành đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về nước sạch và VSMT tới người dân”.
Ý thức sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh của học sinh khu vực ngoại thành được nâng cao.
Ý thức sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh của học sinh khu vực ngoại thành được nâng cao.
Ngoài những phóng sự, bài viết thường kỳ trên các cơ quan thông tin đại chúng, lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng phối hợp chặt chẽ chính quyền các địa phương tổ chức 30 buổi tuyên truyền về lợi ích của rửa tay bằng xà phòng và phòng, chống bệnh dịch cho hàng nghìn giáo viên các trường phổ thông, cộng tác viên tuyến cơ sở về nước sạch, VSMT; phát hơn 80 nghìn tờ rơi, 2 nghìn cuốn sách cùng 16 nghìn sổ tay truyền thông về sử dụng nước sạch và VSMT cho người dân thành phố. Đơn vị phối hợp với các tổ chức y tế trong và ngoài nước thực hiện nhiều chương trình truyền thông trọng điểm như phát miễn phí xà phòng rửa tay cho người dân; xây dựng gia đình, làng văn hóa sức khỏe; vận động người dân xây dựng và sử dụng công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, nhận thức của người dân về nước sạch và VSMT được nâng cao, từ đó từng bước thay đổi hành vi của người dân trong thói quen sử dụng nước cũng như giữ gìn VSMT, góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành Y tế chủ động ngăn ngừa bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và VSMT trên địa bàn thành phố. Với thành tích trong công tác bảo đảm vệ sinh nước sạch và môi trường, tập thể lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng nhiều năm liền được các cấp khen thưởng./.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tiếp tục hoàn thiện đề án bảo vệ nguồn nước ngọt các sông
Cập nhật lúc22:17, Thứ Tư, 06/11/2013 (GMT+7)

(HPĐT)- Chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố (khóa 14), sáng 6-11, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND thành phố tổ chức thẩm tra Đề án và dự thảo Nghị quyết “Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế,  sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông huyện Tiên Lãng”.

Đại diện Sở TN-MT báo cáo tóm tắt nội dung đề án
Đại diện Sở TN-MT báo cáo tóm tắt nội dung đề án

Tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các địa phương có các sông trên chảy qua trong những buổi làm việc trước đó, đại diện lãnh đạo Sở TN-MT báo cáo tóm tắt đề án đã được chỉnh sửa, bổ sung. Theo đó, việc cải thiện chất lượng nguồn nước ngọt của các sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông huyện Tiên Lãng được thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong đó, từ 2013-2015, xử lý từ 70% trở lên lượng nước thải ra môi trường các lưu vực sông; bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải, không để xả thải trực tiếp ra sông, trước mắt đối với các sông Giá, Rế, Đa Độ. Sang giai đoạn 2016-2020, bảo đảm thu gom 100% lượng nước thải, không để xả thải trực tiếp ra sông đối với sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống thủy nông huyện Tiên Lãng; thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước các sông, chủ động vận hành cấp nước ngọt.
Phần lớn đại biểu cho rằng, việc bảo đảm 70% lượng nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường trong giai đoạn 2013-2015 rất khó thực hiện vì thiếu số liệu kỹ thuật, kinh phí thực hiện.  
Đại diện Ban Kinh tế - ngân sách HĐND thành phố đánh giá, đề án đã đưa ra được số liệu cụ thể, có sự tiếp thu ý kiến chỉ đạo của thường trực HĐND thành phố, 9 nhóm giải pháp đồng bộ, xác thực, có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đề án chưa nêu được nguyên nhân thuộc về công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và trách nhiệm của người đứng đầu đối với những bất cấp trong khai thác, sử dụng tài nguyên mặt nước. Đồng thời, yêu cầu ban soạn thảo Đề án cần sửa đổi nội dung việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước các sông cần được thực hiện vào giai đoạn 2013-2015, tiếp tục bổ sung các giải pháp như: xây dựng cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, tranh thủ nguồn vốn viện trợ quốc tế, đưa ra số liệu cụ thể về nguồn vốn đầu tư để cải tạo nguồn nước ngọt các sông trình HĐND trong kỳ họp tới./.
Đề án bảo vệ nguồn nước ngọt tại một số sông, kênh, hệ thống trung thuỷ nông của Hải Phòng
Cập nhật lúc09:33, Thứ Hai, 11/11/2013 (GMT+7)
Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020
(Dự thảo báo cáo tóm tắt đề án của UBND thành phố trình kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố khóa 14)
Hải Phòng có tổng chiều dài của toàn bộ mạng lưới sông ngòi chảy qua thành phố khoảng gần 280km với mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,18 km/km2, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và đổ ra biển. Hệ thống sông ngòi chảy qua địa phận thành phố Hải Phòng đã phân chia diện tích tự nhiên của thành phố thành 05 khu vực riêng biệt: khu vực Thủy Nguyên; khu vực các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương; khu vực huyện Vĩnh Bảo; khu vực huyện Tiên Lãng; khu vực các quận: Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn và các huyện: Kiến Thụy, An Lão (không tính huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ).
Tài nguyên nước mặt của thành phố Hải Phòng được các dòng sông vận chuyển từ thượng nguồn xuống, được tích trữ, sử dụng thông qua hệ thống các công trình thủy lợi. Tại nhiều nơi trong thành phố, nguồn nước ngọt ngày càng bị suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến thiếu nước vào mùa kiệt và ô nhiễm nguồn nước thô trong phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, việc ngăn chặn suy thoái và nâng cao chất lượng nguồn nước ngọt được HĐND thành phố và các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm. Việc xây dựng các giải pháp nhằm quản lý chất lượng nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố là cần thiết.
Phần I
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết của Đề án
Sự phát triển mạnh về kinh tế, đặc biệt là về công nghiệp và đô thị đã làm cho nhu cầu dùng nước của Hải Phòng tăng mạnh. Theo kết quả tính toán sơ bộ của Viện Quy hoạch thủy lợi, tổng lượng nước đến hằng năm qua thành phố Hải Phòng vào khoảng 5,1 tỷ m3/năm nhưng nguồn nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Trước nhu cầu khai thác, sử dụng nước của thành phố Hải Phòng ngày càng tăng và tình trạng suy giảm chất lượng nước, đặc biệt là đối với nguồn nước ngọt, ngày càng diễn ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, khả năng thiếu nước cho các ngành kinh tế, nhất là vào mùa khô ngày càng rõ và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững cũng như chất lượng đời sống nhân dân của thành phố.
Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên nước và môi trường trong thời gian vừa qua cho thấy, hiện nay, nguồn nước ngọt tại các sông cấp nước trên địa bàn thành phố ngày càng suy thoái, ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nước thô phục vụ sản xuất, sinh hoạt, duy trì môi trường sinh thái và tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân. Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc,  hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng  trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020” là cấp thiết.
II. Phạm vi Đề án
Phạm vi Đề án bao gồm sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng.
III. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29-11-2005;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ngày 21-6-2012;
- Pháp lệnh Bảo vệ và Khai thác công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4-4-2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25-8-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7-9-2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11-1-2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7-9-2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 1-12-2008 của Chính phủ về việc quản lý lưu vực sông;
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20-10-2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 5-10-2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế-kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
- Báo cáo số 166/BC-BCS ngày 23-11-2007 của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy về công tác quản lý và phát triển đô thị Hải Phòng đến năm 2010;
- Kế hoạch số 11/KH-HĐND ngày 13-8-2013 của HĐND thành phố về việc chuẩn bị kì họp thứ 7 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV (nhiệm kì 2011-2016).
Phần II
ĐẶC ĐIỂM, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
I. Đặc điểm mạng lưới sông trên địa bàn thành phố
I.1. Mạng lưới sông chính
Các sông chính nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều là phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình sau khi đã qua địa phận tỉnh Hải Dương. Sông chính của Hải Phòng là những sông nhánh cấp 1, cấp 2 của hệ thống sông chung. Tổng số sông suối của toàn vùng là hơn 50. Theo thống kê ban đầu, có 8 hệ thống sông là sự tập hợp của các con sông suối, trong đó có 13 con sông có chiều dài trên 10 km, còn lại phần lớn là các sông, suối nhỏ ngắn và dốc, được phân bố chủ yếu ở rìa phía Đông Nam và ở phần giữa và rìa của phía Tây Nam.
II.2. Mạng lưới sông nhánh
Mạng lưới sông nhánh trên địa bàn thành phố bao gồm một số sông: Hóa, Mới, Mía, Tam Bạc, Kinh Môn, Hàn, Rế, Giá, Đa Độ.
- Sông Hóa: là phân lưu của sông Luộc được tách ra từ ngã ba Chanh Chử và nhập lưu với sông Thái Bình tại Trấn Dương, dài 37 km, độ sâu trung bình 80 m, độ rộng trung bình 3 m, sông uốn khúc và có bãi rộng ở hai bên bờ sông Hóa là ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng và Thái Bình.
- Sông Mới: nối liền sông Thái Bình với sông Văn Úc, trước kia là sông nhân tạo mới được đào năm 1936. Do đoạn sông thẳng và ngắn với chiều dài 3 km, độ dốc đáy sông lớn, phía hạ lưu sông Thái Bình lại uốn khúc, do đó lượng nước ngày càng có xu hướng chuyển qua sông Văn Úc là chính, chiếm 60% lượng nước sông Thái Bình. Vì thế sông Mới có tốc độ chảy lớn nhất so với các sông của thành phố, sức xói lở hai bờ và tạo lòng mạnh mẽ. Hướng chảy chủ yếu  là Tây-Đông, độ sâu trung bình 6,0 m, độ rộng trung bình là 100 m.
- Sông Mía: cũng nối liền sông Thái Bình với sông Văn Úc ở phía trên sông Mới thuộc địa phận Hải Phòng dài 3 km. Do hoạt động của con người và quá trình bồi lắng đoạn hạ lưu sông Thái Bình nên dòng chính chuyển qua sông Mía, làm cho sông này ngày càng được mở rộng, tốc độ chảy ngày càng tăng. Độ rộng trung bình 100 m, độ sâu trung bình 4 m, hướng chảy gần như Tây-Đông.
- Sông Tam Bạc: nối liền sông Lạch Tray với sông Cấm (từ Niệm Nghĩa đến cầu Thượng Lý) dài 3 km theo hướng Tây Nam-Đông Bắc độ sâu trung bình 4 m; độ rộng trung bình 80 m. Ngoài ra ở phía Bắc thành phố có đoạn sông Kinh Môn, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hải Dương, dài 12 km. Độ rộng trung bình 120 m, hệ số uốn khúc 2,4 và chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam là chủ yếu.
- Sông Hàn: nối liền sông Kinh Thầy với sông Đá Bạc, độ sâu trung bình 4 m. Hướng chảy là Tây Nam-Đông Bắc.
- Sông Giá: có chiều dài khoảng 19 km nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng. Sông gián tiếp nhận nước từ sông Đá Bạc qua cống Phi Liệt và nhập lại vào sông Bạch Đằng qua đập Minh Đức.
- Sông Rế: có tổng chiều dài trên địa bàn thành phố Hải Phòng khoảng hơn 10 km, nằm ở phía Tây của thành phố Hải Phòng.
- Sông Đa Độ: có chiều dài gần 50 km nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, tiếp nhận nước từ sông Văn Úc qua cống Trung Trang, chảy qua địa bàn các quận/ huyện Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến Thụy, An Lão  sau đó nhập lại sông Văn Úc tại cống Cổ Tiểu.
I.3. Nguồn nước từ nơi khác đến
Ngoài lượng mưa, Hải Phòng còn là vùng hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông ngòi Hải Phòng được tiếp nhận lượng nước theo hai hướng từ thượng nguồn đổ về và do dòng triều từ biển dồn vào. Trung bình hàng năm tổng lượng dòng chảy qua các sông dao động từ 0,05÷1,33.109.m3
Trong các tháng mùa lũ tổng lượng dòng chảy chiếm tới 75% đến 85% lượng dòng chảy năm, những tháng mùa cạn chỉ chiếm khoảng 15% đến 25%. Về mùa cạn ngoài lượng nước từ thượng nguồn khá ổn định chảy về, ở Hải Phòng còn tiếp nhận lượng nước triều với khối lượng không nhỏ từ ngoài biển dồn vào qua các sông.
II. Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố
II.1. Sông Rế hiện cấp nước tưới tiêu cho hơn 10.000 ha đất canh tác nông nghiệp của huyện An Dương, đồng thời là nguồn phục vụ cho các nhà máy sản xuất nước sạch như: An Dương, Vật Cách hiện tại, Vật Cách mới, Kim Sơn, với tổng công suất là 210.000 m3/ngày đêm, sẽ tăng lên 660.000m3 ngày đêm. Bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu nước sạch cho nhân dân các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và 3 khu công nghiệp Nomura Hải Phòng, Tràng Duệ và An Dương.
Hiện nguồn nước sông Rế đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn: Nước thải sinh hoạt, sản xuất của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng thoát theo tuyến kênh An Kim Hải từ cống Hà Liên theo đường 208 và 220 qua đập Cái Tắt thoát sông Lạch Tray.
Nước thải sinh hoạt của xã Nam Sơn, Bắc Sơn huyện An Dương, phường Hùng Vương quận Hồng Bàng và các doanh nghiệp phía bắc đường 5, bệnh viện Giao thông vận tải đang xả vào kênh Bắc Nam Hùng đổ vào sông Rế qua cống Tây Hà (xã Bắc Sơn) và cống An Trì (phường Hùng Vương).
Tình trạng các cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi, các nghĩa trang tự phát xả nước thải, rác thải trực tiếp xuống lòng sông gây ô nhiễm nguồn nước; khu vực thị trấn An Dương có công trình xây dựng nhà kiên cố, lấn chiếm hành lang bảo vệ.
Trên hệ thống An Kim Hải có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, trong đó có 32 khu dân cư, 18 doanh nghiệp, 6 nghĩa trang, 2  bệnh viện; 423 trường hợp lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đến nay đã giải tỏa  44 trường hợp. Do đó, nguồn nước sông Rế đã bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, amoni, kim loại nặng,… vượt quá tiêu chuẩn cho phép (mức A2 trong QCVN 08:2008/BTNMT).
II.2. Sông Giá thuộc hệ thống sông Bạch Đằng bắt nguồn từ sông Đá Bạc tại khu vực xã Lại Xuân chạy qua các xã thuộc phía Đông Bắc của huyện, rồi đổ vào sông Bạch Đằng tại khu vực Đầm De thuộc thị trấn Minh Đức. Sông Giá cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời là nguồn nước ngọt để sản xuất nước sạch cho tất cả các khu, cụm công nghiệp và dân cư trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
Hiện thời là sông sạch nhất thành phố nhưng cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa  triệt để xả trực tiếp vào nguồn nước, đáng chú ý là nước thải từ làng nghề Mỹ Đồng, đóng tàu, khai thác và chế biến khoáng sản (như khu vực khai thác khoáng sản An Sơn  thuộc đầu nguồn sông Giá), các bãi rác ven sông, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện có 35 trường hợp xả nước thải tập trung vào nguồn nước, hàng trăm trường hợp lấn chiếm đất xây dựng hai bên bờ sông.
II.3. Sông Đa Độ có trữ lượng nước khoảng 17 triệu m3, chảy qua địa phận các quận, huyện Kiến An, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Dương Kinh, An Lão. Hiện nay, sông Đa Độ đang đảm nhận các chức năng:
- Tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
- Cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch của thành phố: Nhà máy nước Cầu Nguyệt (công suất 40.000 m3/ngày), sông He (10.000 m3/ngày), Hưng Đạo (dự kiến công suất 25.000 m3/ngày); ngoài ra nhà máy nước Viwaseen cấp nước thô cho Khu công nghiệp Đình Vũ. Theo quy hoạch cấp nước đến năm 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhà máy nước Cầu Nguyệt sẽ có công suất là 200.000 m3/ngày, Hưng Đạo là 200.000 m3/ngày, Viwaseen là 170.000 m3/ngày phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho nhân dân của các quận/huyện trong lưu vực sông.
Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi dọc hai bên bờ sông diễn ra với nhiều hình thức như: Khoanh ao, đầm nuôi trồng thủy sản; Trồng cây lâu năm, cây ăn quả trên bờ kênh; San lấp bờ kênh để cấy lúa, trồng rau; Làm nhà tạm, kể cả nhà kiên cố trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; mai táng sát bờ kênh, bờ sông, đặc biệt là nghĩa trang phường Tràng Minh-quận Kiến An.
Hiện nay, trên hệ thống sông có khoảng 11 bệnh viện lớn, nhỏ (bệnh viện Kiến An, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện chỉnh hình Na-uy, bệnh viện Ruồn…); khoảng 60 trạm xá xã, phường; 120 cơ sở sản xuất công nghiệp và 50 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, chế biến lương thưc, thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các cơ sở này đều không có công trình xử lý nước thải và xả trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ.
II.4. Kênh Chanh Dương là kênh tưới tiêu chính của toàn huyện Vĩnh Bảo. Kênh có chiều dài 24,5km từ cống Chanh Chử (Thắng Thủy)
đến cống 1 (Trấn Dương) đi qua địa bàn 16 xã, thị trấn của huyện. Nguồn nước chính cung cấp cho kênh Chanh Dương lấy từ sông Luộc, thông qua các công trình đầu mối cống Chanh Chử, cống Ba Đồng, cống Đồng Ngừ. Hệ thống thủy nông  bảo đảm tưới tiêu cho 10.400ha diện tích đất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nước thô cho 25 trạm nước sạch trên địa bàn huyện, với công suất khoảng 3.500m3/ngàyđêm, cung cấp nước nước sạch cho 30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thủy triều hoạt động mạnh, nước mặn dâng cao (từ 13km đến 15km), nguồn nước ngọt bị thu hẹp, bão lũ và mưa lớn xảy ra gây khó khăn cho công tác tiêu úng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất kinh doanh phát triển, nguồn nước thải chưa được xử lý khi xả thải ra hệ thống kênh tưới tiêu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Sản xuất nông nghiệp phát triển, thời tiết luôn diễn biến phức tạp, phát sinh nguồn sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng từ nguồn thuốc bảo vệ thực vật ở trên đồng ruộng tiêu thoát ra các hệ thống kênh và qua kênh Chanh Dương làm ảnh hưởng đến chất lượng nước của hệ thống.
Các ao hồ trong khu dân cư nông thôn bị thu hẹp, lượng nước thải sinh hoạt và chăn nuôi trong khu dân cư nông thôn phần lớn được thải qua các kênh nhánh tưới tiêu và kênh trục ra hệ thống kênh Chanh Dương và một phần tiêu thoát trực tiếp qua các kênh và cống qua đê khác. Nước thải chưa qua xử lý của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo xả thải ra các hệ thống kênh mương thủy lợi và dồn về hệ thống trung thủy nông cũng là những tác nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước.
II.5. Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng được chia tách thành 2 khu vực độc lập Bắc-Nam sông Mới, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, tiêu cho hơn 23.000 ha cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành kinh tế và nước sinh hoạt. Hệ thống công trình thủy lợi trên hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng gồm 64 cống dưới đê, 53 cống đập điều tiết nội đồng, 79 trạm bơn điện, 237,7km kênh mương-trong đó có 43km kênh trục chính.
Hiện nay toàn bộ nước thải tại các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt của 23 thị xã, thị trấn và Công ty TNHH Một thành viên nông nghiệp Quý Cao đều xả vào hệ thống kênh trung thủy nông Tiên Lãng. Huyện Tiên Lãng gồm 23 xã, thị trấn, dân số đông, nhiều lĩnh vực có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào hệ thống như: Khu vực suối khoáng thuộc xã Bạch Đằng, khu vực da giày thị trấn Tiên Lãng, bệnh viện huyện Tiên Lãng, các chợ, khu vực nuôi trồng thủy sản Tiên Hưng; các trại lợn, trại gà trên toàn huyện; các khu vực nghĩa trang của xã trong toàn huyện. Công tác quản lý trong khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng còn nhiều bất cập gây cản trở trong việc sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững nguồn nước.
II.6. Hòn Ngọc là một con kênh nhỏ dài 28,4 km, chiều rộng lớn nhất là trên 100m, chiều rộng nhỏ nhất khoảng 36m, bắt nguồn từ sông Kinh Thày tại cống An Sơn, xã An Sơn và đổ ra sông Cửa Cấm tại cống Bính Động, xã Hoa Động. Kênh chảy uốn khúc qua địa phận 16 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Ngoài nguồn cung cấp nước chính là sông Kinh Thày, kênh Hòn Ngọc còn được cung cấp nước bởi 5 con kênh nhánh là kênh Núi Lấm, Phù Yên, Kiền Bái, Thiên Lâm và Chu. Trữ lượng nước kênh Hòn Ngọc đạt 2.106 m3.
Cùng với sông Giá, kênh Hòn Ngọc là nguồn cung cấp nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đồng thời có nhiệm vụ quan trọng là cấp nước sinh hoạt cho dân sinh, công nghiệp, dịch vụ, phát triển giao thông thuỷ và du lịch sinh thái, góp phần cải tạo môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Ngoài chức năng trên, kênh Hòn Ngọc còn phải hứng chịu toàn bộ nước thải công nghiệp, dân sinh và nước mưa trên địa bàn đều tập trung để tiêu ra sông Cấm qua cống đầu mối là cống Bính Động (xã Hoa Động). Phục vụ nước tưới cho 7.328,9 ha đất sản xuất lúa, trồng màu và 345,6 ha cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; cung cấp nước sinh hoạt với sản lượng trung bình 11.050 m3/ngày.đêm. Cung cấp nước thô cho các công ty, nhà máy lớn trong khu vực.
Hiện nay chưa có điều tra chính thức nào về chất lượng môi trường nước kênh Hòn Ngọc nhưng đây là con kênh chịu sự xả thải của tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, nước thải dân sinh của 16 xã mà kênh chảy qua. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng nước của kênh Hòn Ngọc, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cung cấp cho các hoạt động sản xuất, dân sinh trên địa bàn. Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước kênh Hòn Ngọc cho thấy một số nguyên nhân hoặc nguy cơ làm suy thoái chất lượng nước kênh Hòn Ngọc.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nguồn nước
Quá trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các vấn đề bất cập trong khai thác sử dụng nước mặt trên hệ thống các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng cho thấy tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước của các hệ thống bao gồm:
III.1. Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động xả thải.
- Nguồn dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật; trong quá trình canh tác nông nghiệp, một phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật đã theo đường tiêu thoát nước đi vào nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Nước thải từ các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu thải vào hệ thống các sông nói trên.
- Nguồn thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế của các xã, phường. Đây là một tác nhân hết sức nguy hiểm gây ô nhiễm, các chất thải nguy hại (chất thải y tế) rất khó xử lý.
- Các nghĩa trang nằm dọc theo các bờ sông: từ tập quán, phong tục của từng vùng miền việc an táng, cát táng gây ra mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước.
- Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn của các địa phương được bố trí chăn nuôi sát cạnh các nguồn nước trong khi công tác thu gom xử lý chất thải rắn, nước thải chưa được quan tâm xử lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các bãi rác chôn lấp rác thải sinh hoạt của các xã, thị trấn thường được bố trí cạnh các dòng sông, hệ thống công trình thuỷ lợi không được xây dựng đúng quy trình đã biến thành nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước mặt.
- Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư không được thu gom xử lý chảy trực tiếp tới nguồn nước cũng là những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Giao thông vận tải thuỷ trên các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng làm nguồn nước ô nhiễm dầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt các hệ thống này.
III.2. Các nguồn nước của thành phố là hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình do vậy phải chịu toàn bộ lượng chất thải từ thượng nguồn của hai hệ thống sông này dồn về. Đây là một trong các tác nhân quan trọng trong việc quản lý liên quan đến liên vùng, liên tỉnh của các cấp có thẩm quyền chỉ đạo. Cần phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thành phố và Bộ ngành Trung ương.
III.3. Đầu tư ngân sách cho các công trình bảo vệ nguồn nước còn hạn chế.
III.4. Nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đối với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước không đầy đủ và toàn diện, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của nguồn nước ngọt.
III.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa hiệu quả, chưa đạt được chuyển biến trong ý thức, nhận thức, chấp hành, thực thi pháp luật của nhân dân, doanh nghiệp, nhất là một bộ phận cán bộ, công chức  làm công tác quản lý nguồn nước ở các cấp.
III.6. Công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước chưa được đề cao; các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đúng các quy định, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
III.7. Hải Phòng là thành phố cửa sông ven biển, quá trình dâng cao của mực nước biển, tác động của thuỷ triều làm tăng nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn các địa phương ven biển. Xâm nhập mặn bị đẩy sâu vào trong đất liền sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái, mục đích canh tác sử dụng đất và ô nhiễm nguồn nước ngọt. Ngoài ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng còn ảnh hưởng và đe dọa đến sự phát triển kinh tế bền vững.
IV. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020
IV.1. Mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm số lượng, chất lượng nguồn nước ngọt, phục hồi chất lượng nguồn nước ngọt của các sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng đảm bảo cho nhu cầu, đời sống nhân dân; sản xuất của các ngành kinh tế-xã hội của thành phố.
IV.2. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2013-2015: + Thống kê lập biên bản đình chỉ; lập kế hoạch di chuyển các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ. Ngăn chặn các nguồn phát sinh gây ô nhiễm mới ảnh hưởng đến các nguồn nước ngọt. Từng bước cải thiện tình trạng suy thoái, ô nhiễm các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, duy trì chất lượng nguồn nước đối với sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng như chỉ số kiểm soát năm 2013.
+ 100% số các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ nguồn nước. 100% số cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài nguyên nước và môi trường các cấp được tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 
+ Kiểm soát 70% lượng nước được xử lý trước khi thải ra môi trường các lưu vực sông; bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải, không để xả thải trực tiếp ra sông, trước mắt đối với các sông: Giá, Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng.
+ Lập bản đồ địa chính, xác định hành lang bảo vệ, cắm mốc chỉ giới ngoài thực địa.
+ Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; phân cấp, xác định rõ chủ thể quản lý các sông; xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ nguồn nước giữa các ngành, địa phương.
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Phấn đấu đến năm 2020 chất lượng nước của các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng có độ sạch cho phép theo các tiêu chuẩn hiện hành về cấp nước cho các mục đích khai thác, sử dụng; duy trì và áp dụng đồng bộ, thường xuyên có hiệu quả công tác bảo vệ nguồn nước trên hệ thống các sông này.
+ Trong phạm vi hành lang, bảo vệ nguồn nước không còn công trình xây dựng trái phép tồn tại, không còn các cửa xả trực tiếp nước thải vào nguồn nước.
V. Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố
V.1. Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư trong  khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngọt có ý nghĩa quyết định đối với sự sống.
- Xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Ứng dụng mô hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước với quan điểm nước là tài sản chung, khả năng áp dụng các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn nước với quan điểm nước là hàng hóa kinh tế. Triển khai việc giáo dục ngoại khóa về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường cho toàn bộ học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố.
- Tạo sự chuyển biến nhận thức bảo vệ nguồn nước đối với toàn xã hội về tình trạng ô nhiễm, tầm quan trọng của việc phải bảo vệ, cải thiện chất lượng  các nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
V.2. Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; đánh giá được hiện trạng khai thác sử dụng và nhu cầu sử dụng nước của cơ sở khai thác, sử dụng nguồn nước; sử dụng nguồn nước phải có Giấy phép khai thác, sử dụng theo quy định.
- Thống kê, kiểm kê các nguồn xả thải vào nguồn nước; phân vùng nguồn nước theo mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng.
- Thiết lập, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin và ứng dụng mô hình tổng thể để đánh giá và dự báo một cách hệ thống và đầy đủ diễn biến số lượng, chất lượng nguồn nước mặt của thành phố; phạm vi, mức độ và các mối quan hệ giữa các nguồn gây ô nhiễm tới chất lượng nguồn nước các sông cấp nước ngọt.
- Xử lý những vi phạm pháp luật về khai thác và xả thải vào nguồn nước. Chặn đứng các nguồn xả thải vào nguồn nước, điều tra, thống kê, kiểm kê các cơ sở phát thải gây ô nhiễm nguồn nước, quan trắc phân tích theo tiêu chuẩn hiện hành, buộc các cơ sở sản xuất có phát thải phải có giấy phép xả thải mới được xả thải vào môi trường.
- Lập danh mục các vị trí xả thải (nước thải, rác thải), kế hoạch xử lý triệt để, không để hình thành các bãi rác gần nguồn nước, gây ô nhiễm nước.
- UBND cấp huyện rà soát các nghĩa trang, thống kê số lượng mồ mả lập quy hoạch phương án, lộ trình di dời theo quy hoạch nông thôn mới và tiêu chuẩn vệ sinh quy định.
- Xây dựng các trạm quan trắc cố định, quan trắc định kì, thường xuyên thông báo các thông tin, dữ liệu chính về chất lượng nguồn nước các sông, phấn đấu đến năm 2016-2020 các trạm quan trắc được nâng cấp thành trạm quan trắc tự động.
V.3. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý tài nguyên nước; chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách kiểm soát ô nhiễm nguồn nước liên tỉnh Hải Phòng-Hải Dương-Thái Bình, Hải phòng- Quảng Ninh; liên vùng: Hải Phòng-Quảng Ninh, Đồng Bằng Sông Hồng trong cùng một lưu vực sông nhằm bảo đảm yêu cầu kiểm soát tổng thể, toàn diện về tổng trữ lượng và chất lượng nước trong các lưu vực sông trước khi chảy vào Hải Phòng.
- Rà soát, quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng sở, ban, ngành trong quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố tránh chồng chéo, cản trở việc thực thi các nhiệm vụ.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với toàn bộ các nguồn nước ngọt. Xây dựng quy chế, giám sát, phối hợp trong xử lý vi phạm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
V.4. Rà soát quy hoạch hệ thống các công trình thủy lợi, quy hoạch hệ thống thu gom; phân chia lưu vực, tiểu vùng thoát nước mặt, xác định đúng, đủ số lượng công trình, trạm xử lý nước thải, hạn chê, tiến tới chấm dứt tình trạng nước thải, nước chảy tràn trên bề mặt đổ, xả trực tiếp vào các nguồn nước trên địa bàn thành phố.
- Lập quy hoạch hành lang và cắm mốc bảo vệ các nguồn nước ngọt chống xâm nhập mặn của thành phố; thực hiện quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp thoát nước, thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn, giao thông đường thủy, di chuyển các nghĩa trang, bãi rác trong phạm vi bảo vệ.
- Xây dựng quy hoạch hệ thống thu gom nước thải, nước mưa tại các khu vực dân cư tập trung thuộc lưu vực các nguồn nước ngọt giai đoạn 2013-2015; lập quy hoạch  đối với các sông Rế; sông Đa Độ; kênh Hòn Ngọc.
- Xây dựng các công trình bảo vệ lòng dẫn, bảo vệ hai bên bờ sông (đắp bờ sông, kè 2 bên bờ sông), kè đất, trồng cây chống xói lở (chú ý giải pháp phi công trình).
- Giải tỏa các công trình xây dựng trong phạm vi, chỉ giới bảo vệ nguồn nước sau khi cắm mốc giai đoạn 2013-2015, giải tỏa các công trình mới phát sinh trái phép hành lang bảo vệ nguồn nước, có lộ trình di dời từ năm 2015-2020.
- Xây dựng các đập điều tiết ở đầu kênh nhánh, ưu tiên xây dựng đập điều tiết kết hợp với giao thông tại Gảnh Chè nhằm ngọt hóa đoạn sông Thái Bình, đảm bảo cấp nước ngọt cho khu vực Vĩnh Bảo và Tiên Lãng để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
V.5. Xây dựng chương trình kiểm soát nguồn gây ô nhiễm phân tán trong lưu vực các sông, kênh.
- Điều tra, khảo sát, khoanh vùng các khu vực có nguồn thải phân tán, đối tượng phát thải; lập phương án kiểm soát nguồn thải phân tán đối với từng đối tượng xả thải nhỏ.
- Trồng cây trên các bãi lọc nhằm giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng cặn trên bãi; giảm xói mòn và sục cặn từ đáy; ngăn gió và tạo bóng, giảm sự phát triển của thực vật nổi; phân hủy các chất hữu cơ, loại bỏ N, P và diệt vi trùng gây bệnh; duy trì hồ sinh học đã có, tạo mới các hồ trên cơ sở ao, hồ, đầm hiện nay nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa các chất bẩn.
- Xây dựng mô hình thí điểm để đánh giá hiệu quả trước khi triển khai đồng bộ.
V.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và tranh thủ các nguồn viện trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ hổ trợ tài chính cho lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
V.7. Giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn thực hiện.
Giao UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020, đặc biệt quan tâm đến nguồn ngân sách trung ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của thành phố.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã đề ra.
- Thường trực HĐND thành phố, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
- Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và các đoàn thể, tổ chức xã hội tuyên truyền, quán triệt, tổ chức đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết; đồng thời giám sát việc thực hiện Nghị quyết ở các địa phương, đơn vị.
Danh mục kế hoạch, đề án, dự án, công trình ưu tiên tăng cường nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020 (có danh mục kèm theo).