Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Đầu tư hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn: Huy động nguồn lực cộng đồng

"Trong tương lai, chúng ta phải chú trọng các giải pháp thu hút nguồn vốn từ cộng đồng đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước trong đầu tư lĩnh vực này, đồng thời coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất của đề án huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR ở Việt Nam" - Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường huy động nguồn lực cộng đồng trong lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị.
Quá lệ thuộc vào ngân sách
Cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển đô thị. Nhiều năm qua, nguốn vốn đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ODA, việc tham gia của các DN tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này còn rất hạn chế.
Ông Lê Văn Cư - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) cho biết: Trung bình Nhà nước chi trên 15 nghìn tỷ đ/năm để duy trì, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý CTR đô thị. Lượng vốn này tương đương số tiền Nhà nước đầu tư xây dựng mới các hệ thống cấp thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị hằng năm (giai đoạn 2008 - 2012). Như vậy, tổng nhu cầu vốn để xây dựng mới cộng với duy trì và khai thác hệ thống cấp thoát nước, xử lý CTR sinh hoạt đô thị (giai đoạn 2008 - 2012) bình quân lên đến trên 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Việt Nam hiện có 500/750 thị trấn, thị xã, TP có hệ thống cấp nước tập trung với tổng công suất thiết kế đạt 6,6 triệu m3/ngày. Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 78%, tỷ lệ thất thoát nước trung bình là 27%. Mức sử dụng nước sạch đô thị đạt khoảng 105 lít/người/ngày. Trong khi đó, hệ thống thoát nước hiện hành mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu và việc xử lý CTR vẫn cơ bản bằng phương pháp chôn lấp (chỉ 31% hợp vệ sinh).
Quy định phí nước thải sinh hoạt bằng 10% giá nước thải sinh hoạt là không đáp ứng được nhu cầu quản lý và vận hành hệ thống thoát nước. Ở một số địa phương có quy định riêng thì thu ở mức cao hơn 10% như trên, như cũng chỉ đáp ứng tối đa được khoảng 30% chi phí nạo vét, bảo dưỡng hệ thống các tuyến cống thoát nước. Trong khi đó, phí vệ sinh môi trường chỉ đủ để trang trải một phần nhỏ chi phí thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đô thị, chứ chưa nói gì đến việc xử lý.
Chú trọng nguồn lực từ cộng đồng
Mới đây, Bộ Xây dựng đã tiến hành hội nghị bàn về Dự thảo Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị. Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong nước về lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR. Nhiều giải pháp huy động vốn được đưa ra, trong đó giả pháp duy động nguồn lực từ cộng đồng được các chuyên gia đánh giá là giải pháp căn cơ và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện xã hội hóa lĩnh vực cấp thoát nước cũng như xử lý CTR sinh hoạt đô thị.
PGS. TS Trần Đức Hạ - Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã rất chú trọng thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR, bằng việc ưu đãi thuế cũng như có những cam kết của chính quyền trong việc hỗ trợ DN, đi cùng với đó là thực hiện nguyên tắc người hưởng lợi chi trả chi phí. Đây là giải pháp xã hội hóa công tác cấp thoát nước, xử lý CTR bền vững nhất, vì Nhà nước không thể nào bao cấp hoạt động này mãi được.
Có cùng quan điểm, ông Lê Thanh - Giám đốc Cty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền nhận định: Cấp thoát nước và xử lý CTR nếu như muốn xã hội hóa mạnh, bền vững rất cần có những cơ chế chính sách khuyến khích các DN. DN tư nhân sẽ mạnh dạn đầu tư khi họ được hưởng những thuận lợi từ cơ chế, chính sách cũng như dự định hiệu quả từ những đầu tư đó mang lại, đồng thời có cơ chế để người hưởng lợi phải chi trả kinh phí.
Bên cạnh giải pháp về huy động nguồn lực cộng đồng, Dự thảo Đề án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý CTR sinh hoạt đô thị còn đưa ra các nhóm giải pháp khác nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR. Đó là cải thiện, đổi mới hệ thống cơ chế chính sách, huy động đóng góp từ người hưởng lợi, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cũng như phát triển KHCN trong lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý CTR đô thị...
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế: Nơi có, nơi không
Cập nhật lúc09:22, Thứ Ba, 19/11/2013 (GMT+7)
“Chất thải, nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế xã phường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nguồn nước ở các sông Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng” - Đây là kết quả nghiên cứu, khảo sát của nhóm lập đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Nước thải, chất thải y tế “hiện diện” trong nhiều con sông
Bệnh viện Đa khoa An Lão hiện có 2 cơ sở, trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn. Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại. Việc xử lý rác chủ yếu bằng các biện pháp thủ công như chôn, đốt. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp nước Hải Phòng, bệnh viện xử lý bằng cách để tự ngấm, tràn ra sông Đa Độ. Bệnh viện Đa khoa An Dương đã được đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải, nhưng thực chất đây chỉ là những bể chứa. Quy trình xử lý chỉ là dùng hóa chất “bơm” vào bể, sau khi cho lắng cặn, rồi xả thẳng ra sông Rế. Tình trạng nước thải, chất thải của bệnh viện xử lý chưa triệt để hoặc chưa được xử lý xả thải ra sông xảy ra ở hầu hết các tuyến sông là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước và hệ thống thủy lợi chính của thành phố.
Bác Nguyễn Xuân Sơn Tổ dân phố Trần Phú 2, phường Văn Đẩu cho biết: sông Đa Độ như bể nước ăn của người dân trên địa bàn thành phố. Nhưng “bể nước ăn” này đang phải hứng chịu nước thải từ các khu dân cư, làng nghề Tràng Minh, đặc biệt từ Bệnh viện đa khoa Kiến An, bệnh viên Lao và Bệnh phổi. Quả vậy, trên sông Đa Độ, Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ kiểm đếm được có 11 bệnh viện lớn nhỏ và 60 trạm xá xã, phường, đáng chú ý là Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, bệnh viện chỉnh hình Na-uy. Trên hệ thống sông Rế có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó xác định 2 bệnh viện, gồm: Bệnh viên đa khoa An Dương xả trực tiếp ra sông Rế và Bệnh viện Giao thông Vận tải xả vào nguồn nước sông Rế qua kênh Bắc Hưng Hùng. Xả thải vào hệ thống thủy nông Tiên Lãng là bệnh viên Tiên Lãng và phòng khám 2 Hùng Thắng, phòng khám 4 Đông Quy cùng hàng chục trạm y tế xã, thị trấn khác. Bệnh viện Thủy Nguyên (ở xã Thủy Sơn) cũng xả thải vào kênh Hòn Ngọc, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thủy Nguyên.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Thiếu hệ thống xử lý chất thải
Những năm gần đây, quy mô, số lượng của cơ sở khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chú trọng mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất hạn chế.
Chủ tịch UBND phường Tràng Minh Phạm Tiến Thắng cho biết, tình trạng ô niễm nguồn nước sông do nguồn nước thải của bệnh viện thấy rõ. Nước thải bệnh viện đa khoa Kiến An theo đường cống thoát nước Trần Tất Văn đổ ra cống Thi Đua 2 của phường ra sông Đa Độ. Không ít lần, người dân thấy lẫn trong nước thải có cả bông băng y tế. Còn nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng chảy ra hồ Đầm Đà trước khi đổ ra sông. Hiện nay, nước trong hồ đen đặc bốc mùi hôi, cá chết. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay, chính quyền địa phương kiến nghị, phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng này không được cải thiện là bao. 
Trên địa bàn thành phố mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Có cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề án bảo vệ nguồn nước, nguồn thải từ các cơ sở y tế được xác định là tác nhân hết sức nguy hiểm, có những chất thải nguy hại rất khó xử lý. Nguồn thải của các bệnh viện rất đa dạng, nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm, găng tay, bông gạc có dính máu, nước lau rửa từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, có chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu... Sau đó là các chất thải do dụng cụ kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi ôxy...; chất thải hóa chất sinh ra độc hại như dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn, hóa chất xét nghiệm...
Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nguồn thải của bệnh viện cũng là nguồn bệnh. Thực tế trên cho thấy việc kiểm soát đối với nguồn thải từ các cơ sở y tế cần được ưu tiên thực hiện sớm trong quá trình triển khai thực hiện đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế: Nơi có, nơi không
Cập nhật lúc09:22, Thứ Ba, 19/11/2013 (GMT+7)
“Chất thải, nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế xã phường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nguồn nước ở các sông Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng” - Đây là kết quả nghiên cứu, khảo sát của nhóm lập đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Nước thải, chất thải y tế “hiện diện” trong nhiều con sông
Bệnh viện Đa khoa An Lão hiện có 2 cơ sở, trung bình mỗi ngày bệnh viện này phục vụ 600 bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú, thải ra một khối lượng rác, nước thải khá lớn. Thế nhưng, đến nay Bệnh viện An Lão vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiện đại. Việc xử lý rác chủ yếu bằng các biện pháp thủ công như chôn, đốt. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp nước Hải Phòng, bệnh viện xử lý bằng cách để tự ngấm, tràn ra sông Đa Độ. Bệnh viện Đa khoa An Dương đã được đầu tư xây dựng bể xử lý nước thải, nhưng thực chất đây chỉ là những bể chứa. Quy trình xử lý chỉ là dùng hóa chất “bơm” vào bể, sau khi cho lắng cặn, rồi xả thẳng ra sông Rế. Tình trạng nước thải, chất thải của bệnh viện xử lý chưa triệt để hoặc chưa được xử lý xả thải ra sông xảy ra ở hầu hết các tuyến sông là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước và hệ thống thủy lợi chính của thành phố.
Bác Nguyễn Xuân Sơn Tổ dân phố Trần Phú 2, phường Văn Đẩu cho biết: sông Đa Độ như bể nước ăn của người dân trên địa bàn thành phố. Nhưng “bể nước ăn” này đang phải hứng chịu nước thải từ các khu dân cư, làng nghề Tràng Minh, đặc biệt từ Bệnh viện đa khoa Kiến An, bệnh viên Lao và Bệnh phổi. Quả vậy, trên sông Đa Độ, Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ kiểm đếm được có 11 bệnh viện lớn nhỏ và 60 trạm xá xã, phường, đáng chú ý là Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện lao và bệnh phổi Hải Phòng, bệnh viện chỉnh hình Na-uy. Trên hệ thống sông Rế có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó xác định 2 bệnh viện, gồm: Bệnh viên đa khoa An Dương xả trực tiếp ra sông Rế và Bệnh viện Giao thông Vận tải xả vào nguồn nước sông Rế qua kênh Bắc Hưng Hùng. Xả thải vào hệ thống thủy nông Tiên Lãng là bệnh viên Tiên Lãng và phòng khám 2 Hùng Thắng, phòng khám 4 Đông Quy cùng hàng chục trạm y tế xã, thị trấn khác. Bệnh viện Thủy Nguyên (ở xã Thủy Sơn) cũng xả thải vào kênh Hòn Ngọc, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thủy Nguyên.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Hồ Đầm Đà nơi chứa nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi luôn trong tình trạng bốc mùi hôi thối.
Thiếu hệ thống xử lý chất thải
Những năm gần đây, quy mô, số lượng của cơ sở khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chú trọng mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất hạn chế.
Chủ tịch UBND phường Tràng Minh Phạm Tiến Thắng cho biết, tình trạng ô niễm nguồn nước sông do nguồn nước thải của bệnh viện thấy rõ. Nước thải bệnh viện đa khoa Kiến An theo đường cống thoát nước Trần Tất Văn đổ ra cống Thi Đua 2 của phường ra sông Đa Độ. Không ít lần, người dân thấy lẫn trong nước thải có cả bông băng y tế. Còn nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng chảy ra hồ Đầm Đà trước khi đổ ra sông. Hiện nay, nước trong hồ đen đặc bốc mùi hôi, cá chết. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay, chính quyền địa phương kiến nghị, phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng này không được cải thiện là bao. 
Trên địa bàn thành phố mới có 8/26 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế. Có cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa được vận hành, xử lý nước thải đúng quy định. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề án bảo vệ nguồn nước, nguồn thải từ các cơ sở y tế được xác định là tác nhân hết sức nguy hiểm, có những chất thải nguy hại rất khó xử lý. Nguồn thải của các bệnh viện rất đa dạng, nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm, găng tay, bông gạc có dính máu, nước lau rửa từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, có chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu... Sau đó là các chất thải do dụng cụ kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm, túi ôxy...; chất thải hóa chất sinh ra độc hại như dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn, hóa chất xét nghiệm...
Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nguồn thải của bệnh viện cũng là nguồn bệnh. Thực tế trên cho thấy việc kiểm soát đối với nguồn thải từ các cơ sở y tế cần được ưu tiên thực hiện sớm trong quá trình triển khai thực hiện đề án nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước các sông Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại An Lão: Ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
Cập nhật lúc09:58, Thứ Sáu, 22/11/2013 (GMT+7)
Đã qua thời gian dài hoạt động, hiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện An Lão vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều doanh nghiệp (DN) hằng ngày vẫn xả thải ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương.
Nước thải xả trực tiếp xuống sông
Trên địa bàn huyện An Lão có 3 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động gồm: cụm công nghiệp An Lão (phía Bắc thị trấn An Lão), khu công nghiệp cầu Cựu và cụm công nghiệp An Tràng, thị trấn Trường Sơn (chưa được thành phố công nhận). Theo lãnh đạo huyện, phần lớn DN đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải qua xử lý đạt thấp. Nhiều DN vẫn “xả thải trực tiếp ra sông, hệ thống kênh trung thủy nông trên địa bàn.
Cụ thể, người dân các xã Quang Trung, Quang Hưng, Quốc Tuấn, An Tiến và thị trấn An Lão bức xúc về tình trạng nước thải của cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn An Lão xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Công ty TNHH Nhật Phát là một “điển hình”. Công ty này có bề dày “thành tích” trong việc xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ; xả khí thải và tiếng động ảnh hưởng đến người dân. Bà Vũ Thị Tuyết, Phó Phòng Kinh tế hạ tầng huyện An Lão (nguyên Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) cho biết, hoạt động sản xuất của Công ty Nhật Phát gây ô nhiễm kéo dài nhiều năm, người dân kiến nghị hết lần này đến lần khác, song vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Để giải quyết kiến nghị của người dân, các ngành chức năng huyện nhiều lần kiểm tra đột xuất, tìm vị trí công ty xả thải ra sông.
Mới đây nhất, tháng 4-2013, Phòng CSĐT tội phạm về môi trường (Công an thành phố) phối hợp các ngành chức năng và chính quyền huyện An Lão kiểm tra, phát hiện xưởng cải màu Minh Hải (Đài Loan), ở thôn Câu Đông, xã Quang Trung, đang xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông Văn Úc. Mặc dù đã xử phạt nặng, nhưng theo phản ánh của nhiều hộ dân sống quanh khu vực, công ty vẫn tiếp tục xả thải ra sông. Hay như trường hợp của Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp, ở cụm công nghiệp An Tràng, thị trấn Trường Sơn, nhiều năm liền bị người dân “tẩy chay” do mùi hôi, thối gây ô nhiễm không khí, chất thải, nước thải chăn nuôi một phần xả trực tiếp xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước sông Lạch Tray…
Khí thải từ hoạt động của Công ty TNHH Nhật Phát làm vẩn đục bầu không khí.
Khí thải từ hoạt động của Công ty TNHH Nhật Phát làm vẩn đục bầu không khí.
Cần xây dựng hạ tầng đồng bộ
Ông Ninh Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Quốc Tuấn cho biết: “Lần nào dự hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HÐND thành phố trên địa bàn huyện, cử tri cũng kiến nghị cần sớm có hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, nhất là cụm công nghiệp An Lão. Ðã nhiều năm đi vào hoạt động, cụm công nghiệp được lấp đầy với gần 20 DN sản xuất gỗ okan, sắt xốp, đồ may mặc, thiết bị điện… nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải”.
Chủ tịch UBND huyện An Lão Nguyễn Văn Thông cho rằng, các DN trong khu, cụm công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng khác nhau nên vấn đề xử lý nước thải không đơn giản. Ngoài ra, tình trạng trốn tránh việc xử lý nước thảicủa một số DN diễn ra khá phổ biến làm cho môi trường sống chung quanh bị ô nhiễm. Trong khi đó, khó xử lý triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các DN do quy định chế tài không chặt chẽ. Mức xử phạt còn thấp hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải nên DN dễ dàng chấp nhận bị phạt.
Để thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, huyện mong thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, thân thiện môi trường, trong đó hệ thống xử lý nước thải phải đặt lên hàng đầu. Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thực hiện và cam kết thời gian hoàn thành việc đầu tư xây dựnghệ thống thu gom và khu xử ly nước thải tập trung, làm cơ sở xem xét chấp thuận đầu tư xây dựng các dự án mới. Đồng thời phối hợp địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bắt buộc các DN, các nhà đầu tư phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, thậm chí sẽ đóng cửa và di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường. Tại những khu, cụm công nghiệp còn trống DN, huyện chỉ tiếp nhận những dự án có lượng nước, khí thải thấp trong ngưỡng cho phép, kiên quyết không tiếp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Bảo đảm vệ sinh môi trường sinh hoạt và nước sạch cho nhân dân
Cập nhật lúc11:25, Thứ Bảy, 23/11/2013 (GMT+7)
Bảo đảm chất lượng nước và môi trường sinh hoạt của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tập thể lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố). Đây cũng là biện pháp giúp ngành Y tế và người dân chủ động ngăn ngừa bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Nước và vệ sinh môi trường (VSMT) là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, nhưng đây cũng là môi trường sinh sôi, phát triển của các loại vi sinh vật có hại với con người. Thạc sĩ bác sĩ Đồng Trung Kiên, Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng cho biết: “Sinh hoạt trong điều kiện môi trường không bảo đảm vệ sinh hay sử dụng nước nhiễm khuẩn khiến người dân tăng nguy cơ mắc bệnh tật. 5 nhóm bệnh liên quan tới môi trường nước và VSMT con người có thể mắc phải là các bệnh đường tiêu hóa; các bệnh giun, sán; các bệnh do muỗi truyền; các bệnh về mắt và các bệnh ngoài da, phụ khoa. Đây đều là những căn bệnh truyền nhiễm, một số có khả bùng phát thành dịch như tả, sốt xuất huyết, sốt rét…”
Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho người dân thành phố, tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Sức khỏe cộng đồng, đơn vị trực tiếp quản lý chất lượng nước và VSMT chủ động tham mưu với lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố triển khai nhiều biện pháp chuyên môn để giám sát hiệu quả hoạt động tại 4 nhà máy cung cấp nước cho khu vực đô thị Cầu Nguyệt, Sông He, An Dương, Vật Cách cùng hàng chục nhà máy nước mini tại các khu vực nông thôn. Đơn vị cũng bố trí lực lượng kiểm tra định kỳ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị) và các bãi rác của 2 quận Đồ Sơn và Cát Hải, bảo đảm môi trường trong sạch, tạo điều kiện để người dân địa phương sinh sống và phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng Đồng Trung Kiên cho biết: “Công tác ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và VSMT chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi khuyến khích được người dân trực tiếp tham gia. 5 năm qua, đơn vị tiến hành đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về nước sạch và VSMT tới người dân”.
Ý thức sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh của học sinh khu vực ngoại thành được nâng cao.
Ý thức sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh của học sinh khu vực ngoại thành được nâng cao.
Ngoài những phóng sự, bài viết thường kỳ trên các cơ quan thông tin đại chúng, lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng phối hợp chặt chẽ chính quyền các địa phương tổ chức 30 buổi tuyên truyền về lợi ích của rửa tay bằng xà phòng và phòng, chống bệnh dịch cho hàng nghìn giáo viên các trường phổ thông, cộng tác viên tuyến cơ sở về nước sạch, VSMT; phát hơn 80 nghìn tờ rơi, 2 nghìn cuốn sách cùng 16 nghìn sổ tay truyền thông về sử dụng nước sạch và VSMT cho người dân thành phố. Đơn vị phối hợp với các tổ chức y tế trong và ngoài nước thực hiện nhiều chương trình truyền thông trọng điểm như phát miễn phí xà phòng rửa tay cho người dân; xây dựng gia đình, làng văn hóa sức khỏe; vận động người dân xây dựng và sử dụng công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, nhận thức của người dân về nước sạch và VSMT được nâng cao, từ đó từng bước thay đổi hành vi của người dân trong thói quen sử dụng nước cũng như giữ gìn VSMT, góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành Y tế chủ động ngăn ngừa bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và VSMT trên địa bàn thành phố. Với thành tích trong công tác bảo đảm vệ sinh nước sạch và môi trường, tập thể lãnh đạo, cán bộ y tế Khoa Sức khỏe cộng đồng nhiều năm liền được các cấp khen thưởng./.