“Tư tưởng của chúng ta là số phận
của chúng ta” (Arthur Schopenhauer, 1788 – 1860) (quote from: Chuyện xưa,
chuyện nay : Tư tưởng đổi thay số phận – Bùi Văn Nam Sơn (SGTT 26.05.2010) http://www.sgtt.com.vn/Loi-song/122844/Tu-tuong-doi-thay-so-phan.html)
Những "đại ca" dấn thân như như Bùi
Văn Nam Sơn, Nguyễn Xuân Xanh, Trương Văn Tân, Trịnh Xuân Thuận, Bùi Trân
Phượng, Chu Hảo... đã lặng lẽ phối hợp với nhau và dưới sự hỗ trợ từ những mầm
non tuy còn yếu ớt của xã hội dân sự đã cho ra đời một sản phẩm thật quan
trọng: http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=448:gii-thiu-k-yu-humboldt-200&Itemid=5
Đại học ở VN có lẽ giống trường phổ thông cấp 4, do lấy theo mô hình giáo dục của Liên Xô và các nước XHCN, những nền giáo dục này có một nhược điểm "chết người" là không gắn giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học (các viện tách khỏi các trường), các trường đại học không được tự trị.
* Mô hình giáo dục Humboldts:
- Theo ông Bùi Văn Nam Sơn," lý tưởng giáo dục Humboldt dựa trên các cột trụ: sự tự trị của đại học trước các thế lực chính trị, kinh tế, xã hội, quyền tự do trong nghiên cứu và giảng dạy, hệ thống giáo dục phù hợp với đặc điểm của các lứa tuổi, yêu cầu giáo dục văn hóa tổng quát để xây dựng con người cá nhân tự chủ, và sau cùng, là việc học tập suốt đời." trích trong bài: Kỷ yếu Humboldt 200 năm: Từ cội nguồn đại học đến tinh thần đại học hiện đại (SGTT 21.3.2011) ( http://www.sgtt.com.vn/Khoa-giao/142010/Tu-coi-nguon-dai-hoc-den-tinh-than-dai-hoc-hien-dai.html )
- "Đại học Berlin là đại học khai sáng theo tinh thần Immanuel Kant hòa lẫn tinh thần nhân văn của chủ nghĩa (tân) nhân văn Đức được đại diện bởi các đại văn hào như Goethe, Schiller, cùng với chủ nghĩa duy tâm của các nhà triết học Đức như Fichte, Schelling, Hegel. Đó là đại học của khoa học, của nghiên cứu, của sự kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, của tự do giảng dạy (Lehrfreiheit) và tự do học (Lernfreiheit), mà mục đích tối thượng là đi tìm chân lý mà không có sự can thiệp của nhà nước. Nó nhằm phát triển con người một cách toàn diện, phát triển khoa học là “cái mà mãi mãi phải đi tìm” như Humboldt quan niệm về chân lý. Sự chuẩn bị phải được bắt đầu ngay từ nhà trường, để “bước chuyển từ trường học sang đại học là một chương trong cuộc đời của một người trẻ mà ở đó, …có thể tự đứng vững được trong tự do và tự-hành động,…và khi thoát khỏi sự kềm chế, người sinh viên không trở thành kẻ lãng du, hoặc chuyển sang cách sống thực dụng, mà sẽ mang trong mình một niềm mong ước vươn lên trong khoa học, cái mà cho đến lúc đó có thể nói hầu như chỉ mới được gợi ra cho anh ta từ xa thôi”." trích trong bài: Kỷ yếu Humboldt 200 - by Nguyễn Xuân Xanh (diendan 03.02.2011) bài này có thể lấy tại địa chỉ http://www.diendan.org/Doc-sach/ky-yeu-humboldt-200 nếu k vào được có thể vào qua link này http://123data.ne/browse.php?u=Oi8vd3d3LmRpZW5kYW4ub3JnL0RvYy1zYWNoL2t5LXlldS1odW1ib2xkdC0yMDAvP3NlYXJjaHRlcm09Ikh1bWJvbGR0Ig%3D%3D&b=5
- "Đó là đại học lấy nghiên cứu, khám phá kết hợp với giảng dạy, tự do giảng dạy và tự do học làm trọng tâm hoạt động, mà không có sự can thiệp của nhà nước." trích trong bài: VỀ NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI HỌC *- Nguyễn Xuân Xanh (erct – copy 23.4.2011) ( http://www.erct.com/2-ThoVan/0-Tu_sach-ERCT/VeNguongoccuaDaihoc.htm )
- "Hai trong các đặc tính được viết lên ngọn cờ của đại học cải cách quan trọng này là “tự do” và “nghiên cứu”. Đại học phải là đại học có đầy đủ quyền tự do cho học thuật, và phải là đại học nghiên cứu. Không có hai tính chất này, đại học trở nên tầm thường như trường học muôn thuở." trích trong bài: Nhân đại học HUMBOLDT tròn 200 tuổi. Đại học Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? – Nguyễn Xuân Xanh (SGTT 15.10.2010) http://sgtt.vn/Khoa-giao/131135/Dai-hoc-Viet-Nam-dang-o-dau-tren-ban-do-the-gioi.html
Những người con là kết quả của mô hình giáo dục Liên Xô có lẽ đều nhận thấy điểm này, ngoảnh đi ngoảnh lại thấy thời gian trôi đi quá nhanh mà mình đã lớn tuổi, có khi gia đình cũng chưa xây dựng, đó chính là kết quả của một sai lầm thuộc về giáo dục, tách giáo dục ra khỏi cuộc sống, người học ở trong tháp ngà quá lâu và ngộ nhận, khi bước ra khỏi thì thấy thời gian mình trải qua bị lãng phí. Nhưng ngày nay thì họ lại chuyển sang thái cực hơi cực đoan hơn đó là họ lại là những con người lợi dụng nhanh nhất?
Điểm qua một số bài giới thiệu tư tưởng này thấy trên các trang chính thống (thuộc nhà nước) như Sài Gòn tiếp thị và các trang chia sẻ, nói một cách chữ nghĩa là khu vực dân sự:
- Trên blog của ô Giáp Văn Dương http://www.giapvan.net/2011/07/ly-tuong-giao-duc-humboldt-mo-hinh-hay.html hay bài này: http://bungbinhsaigon.net/Baiviet.aspx?id=315
- Trên SGTT có các bài:
http://sgtt.vn/Khoa-giao/144475/Bong-mat-cua-mot-vi-nhan-.html
http://sgtt.vn/Khoa-giao/144086/Chung-quanh-di-san-cua-Humboldt-.html
Đại học ở VN có lẽ giống trường phổ thông cấp 4, do lấy theo mô hình giáo dục của Liên Xô và các nước XHCN, những nền giáo dục này có một nhược điểm "chết người" là không gắn giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học (các viện tách khỏi các trường), các trường đại học không được tự trị.
* Mô hình giáo dục Humboldts:
- Theo ông Bùi Văn Nam Sơn," lý tưởng giáo dục Humboldt dựa trên các cột trụ: sự tự trị của đại học trước các thế lực chính trị, kinh tế, xã hội, quyền tự do trong nghiên cứu và giảng dạy, hệ thống giáo dục phù hợp với đặc điểm của các lứa tuổi, yêu cầu giáo dục văn hóa tổng quát để xây dựng con người cá nhân tự chủ, và sau cùng, là việc học tập suốt đời." trích trong bài: Kỷ yếu Humboldt 200 năm: Từ cội nguồn đại học đến tinh thần đại học hiện đại (SGTT 21.3.2011) ( http://www.sgtt.com.vn/Khoa-giao/142010/Tu-coi-nguon-dai-hoc-den-tinh-than-dai-hoc-hien-dai.html )
- "Đại học Berlin là đại học khai sáng theo tinh thần Immanuel Kant hòa lẫn tinh thần nhân văn của chủ nghĩa (tân) nhân văn Đức được đại diện bởi các đại văn hào như Goethe, Schiller, cùng với chủ nghĩa duy tâm của các nhà triết học Đức như Fichte, Schelling, Hegel. Đó là đại học của khoa học, của nghiên cứu, của sự kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, của tự do giảng dạy (Lehrfreiheit) và tự do học (Lernfreiheit), mà mục đích tối thượng là đi tìm chân lý mà không có sự can thiệp của nhà nước. Nó nhằm phát triển con người một cách toàn diện, phát triển khoa học là “cái mà mãi mãi phải đi tìm” như Humboldt quan niệm về chân lý. Sự chuẩn bị phải được bắt đầu ngay từ nhà trường, để “bước chuyển từ trường học sang đại học là một chương trong cuộc đời của một người trẻ mà ở đó, …có thể tự đứng vững được trong tự do và tự-hành động,…và khi thoát khỏi sự kềm chế, người sinh viên không trở thành kẻ lãng du, hoặc chuyển sang cách sống thực dụng, mà sẽ mang trong mình một niềm mong ước vươn lên trong khoa học, cái mà cho đến lúc đó có thể nói hầu như chỉ mới được gợi ra cho anh ta từ xa thôi”." trích trong bài: Kỷ yếu Humboldt 200 - by Nguyễn Xuân Xanh (diendan 03.02.2011) bài này có thể lấy tại địa chỉ http://www.diendan.org/Doc-sach/ky-yeu-humboldt-200 nếu k vào được có thể vào qua link này http://123data.ne/browse.php?u=Oi8vd3d3LmRpZW5kYW4ub3JnL0RvYy1zYWNoL2t5LXlldS1odW1ib2xkdC0yMDAvP3NlYXJjaHRlcm09Ikh1bWJvbGR0Ig%3D%3D&b=5
- "Đó là đại học lấy nghiên cứu, khám phá kết hợp với giảng dạy, tự do giảng dạy và tự do học làm trọng tâm hoạt động, mà không có sự can thiệp của nhà nước." trích trong bài: VỀ NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI HỌC *- Nguyễn Xuân Xanh (erct – copy 23.4.2011) ( http://www.erct.com/2-ThoVan/0-Tu_sach-ERCT/VeNguongoccuaDaihoc.htm )
- "Hai trong các đặc tính được viết lên ngọn cờ của đại học cải cách quan trọng này là “tự do” và “nghiên cứu”. Đại học phải là đại học có đầy đủ quyền tự do cho học thuật, và phải là đại học nghiên cứu. Không có hai tính chất này, đại học trở nên tầm thường như trường học muôn thuở." trích trong bài: Nhân đại học HUMBOLDT tròn 200 tuổi. Đại học Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? – Nguyễn Xuân Xanh (SGTT 15.10.2010) http://sgtt.vn/Khoa-giao/131135/Dai-hoc-Viet-Nam-dang-o-dau-tren-ban-do-the-gioi.html
Những người con là kết quả của mô hình giáo dục Liên Xô có lẽ đều nhận thấy điểm này, ngoảnh đi ngoảnh lại thấy thời gian trôi đi quá nhanh mà mình đã lớn tuổi, có khi gia đình cũng chưa xây dựng, đó chính là kết quả của một sai lầm thuộc về giáo dục, tách giáo dục ra khỏi cuộc sống, người học ở trong tháp ngà quá lâu và ngộ nhận, khi bước ra khỏi thì thấy thời gian mình trải qua bị lãng phí. Nhưng ngày nay thì họ lại chuyển sang thái cực hơi cực đoan hơn đó là họ lại là những con người lợi dụng nhanh nhất?
Điểm qua một số bài giới thiệu tư tưởng này thấy trên các trang chính thống (thuộc nhà nước) như Sài Gòn tiếp thị và các trang chia sẻ, nói một cách chữ nghĩa là khu vực dân sự:
- Trên blog của ô Giáp Văn Dương http://www.giapvan.net/2011/07/ly-tuong-giao-duc-humboldt-mo-hinh-hay.html hay bài này: http://bungbinhsaigon.net/Baiviet.aspx?id=315
- Trên SGTT có các bài:
http://sgtt.vn/Khoa-giao/144475/Bong-mat-cua-mot-vi-nhan-.html
http://sgtt.vn/Khoa-giao/144086/Chung-quanh-di-san-cua-Humboldt-.html
http://sgtt.vn/Khoa-giao/143485/%E2%80%9CSu-nghiem-chinh-cua-ly-tuong%E2%80%9D.html
http://sgtt.vn/Khoa-giao/143800/%E2%80%9CDao-sac-moi-cat-duoc-moi-thu%E2%80%9D.html
Và đây là các bài khác của “đại ca” Bùi Văn Nam Sơn
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/BVNSTab.htm
Trên tờ Sài Gòn tiếp thị có một mảnh vườn nhỏ ươm mầm những tư tưởng thú vị của ông ( http://sgtt.vn/Khoa-giao/Tro-chuyen-triet-hoc/Index.html ) trang amvc tập hợp tại đây:
http://sgtt.vn/Khoa-giao/143800/%E2%80%9CDao-sac-moi-cat-duoc-moi-thu%E2%80%9D.html
Và đây là các bài khác của “đại ca” Bùi Văn Nam Sơn
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/BVNSTab.htm
Trên tờ Sài Gòn tiếp thị có một mảnh vườn nhỏ ươm mầm những tư tưởng thú vị của ông ( http://sgtt.vn/Khoa-giao/Tro-chuyen-triet-hoc/Index.html ) trang amvc tập hợp tại đây:
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/SaiGonTiepThi/TrietXuaVaNay-BVNS-TAB.htm
Bài “Dịch thuật và học thuật” có thể tìm ở địa chỉ này http://dichthuatviettin.com/index.php?option_select=dich-thuat-viet-tin&cat=tintuc&product_id=170
Bài “Dịch thuật và học thuật” có thể tìm ở địa chỉ này http://dichthuatviettin.com/index.php?option_select=dich-thuat-viet-tin&cat=tintuc&product_id=170
"Với tư cách là một trong
các nhà giáo dục lớn của mọi thời đại, Kant còn đóng vai trò “khai sáng” như
thế nào trong đời sống xã hội hiện nay, theo ông?
Tôi xin phép đổi chữ “Khai sáng” quen thuộc thành chữ “Khai minh” theo đúng ngữ pháp Hán Việt. Kant viết: “Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy”. Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Vì thế, ông bảo: khẩu hiệu của sự Khai minh là: “sapere aude!” (latinh: Hãy dám biết!), hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi “xiềng xích êm ái” ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do. Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài nhưng không phải dễ dàng mang lại sự cải cách đích thực về lề lối tư duy. Theo nghĩa đó, Khai minh là một tiến trình tất yếu, bất tận. Vận dụng vào lĩnh vực giáo dục, nó mãi mãi có ý nghĩa thiết thực: khuyến khích, bảo vệ quyền tự do nghiên cứu của nhà khoa học, vun bồi tinh thần phê phán và khả năng tự đề kháng của người học"
đoạn này: "Còn xét như một phong trào lịch sử? Phong trào Khai minh bắt đầu ở Châu Âu từ giữa thế kỷ 17 (nếu tính từ năm 1667 với “Luận văn về sự khoan dung” (Essay on Toleration của John Locke) cho đến đỉnh cao là Đại cách mạng Pháp 1789. Sau hai thế kỷ gian khổ, phương Tây đã tạo được những tiền đề cơ bản cho xã hội hiện đại: nền giáo dục phổ cập, nền khoa học và đại học tự trị, chế độ cộng hòa trên cơ sở tam quyền phân lập (Montesquieu) và sự tự do của các nhân quyền và dân quyền (Rousseau) cùng với cơ sở vật chất là nền kinh tế hàng hóa và đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa… Vì thế, người Tây phương ngày nay vẫn tự nhận mình là con đẻ của thời Khai minh, dù từ thế kỷ 19 đến nay, họ không ngừng tìm mọi cách để điều chỉnh và khắc phục các hạn chế và khuyết tật của nó.
Tôi xin phép đổi chữ “Khai sáng” quen thuộc thành chữ “Khai minh” theo đúng ngữ pháp Hán Việt. Kant viết: “Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy”. Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Vì thế, ông bảo: khẩu hiệu của sự Khai minh là: “sapere aude!” (latinh: Hãy dám biết!), hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi “xiềng xích êm ái” ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do. Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài nhưng không phải dễ dàng mang lại sự cải cách đích thực về lề lối tư duy. Theo nghĩa đó, Khai minh là một tiến trình tất yếu, bất tận. Vận dụng vào lĩnh vực giáo dục, nó mãi mãi có ý nghĩa thiết thực: khuyến khích, bảo vệ quyền tự do nghiên cứu của nhà khoa học, vun bồi tinh thần phê phán và khả năng tự đề kháng của người học"
đoạn này: "Còn xét như một phong trào lịch sử? Phong trào Khai minh bắt đầu ở Châu Âu từ giữa thế kỷ 17 (nếu tính từ năm 1667 với “Luận văn về sự khoan dung” (Essay on Toleration của John Locke) cho đến đỉnh cao là Đại cách mạng Pháp 1789. Sau hai thế kỷ gian khổ, phương Tây đã tạo được những tiền đề cơ bản cho xã hội hiện đại: nền giáo dục phổ cập, nền khoa học và đại học tự trị, chế độ cộng hòa trên cơ sở tam quyền phân lập (Montesquieu) và sự tự do của các nhân quyền và dân quyền (Rousseau) cùng với cơ sở vật chất là nền kinh tế hàng hóa và đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa… Vì thế, người Tây phương ngày nay vẫn tự nhận mình là con đẻ của thời Khai minh, dù từ thế kỷ 19 đến nay, họ không ngừng tìm mọi cách để điều chỉnh và khắc phục các hạn chế và khuyết tật của nó.
- Ông từng nói dịch sớm và dịch cái
đáng dịch là cách nhanh nhất để bắt kịp thiên hạ. Phải chăng cũng là một cách
“đi tắt đón đầu”?
Đúng và không. Theo tôi, “đi tắt đón
đầu” có thể đúng ở một lĩnh vực công nghệ cục bộ hay mánh lới làm ăn nào đó, hiểu như là sự nắm bắt thời cơ và có cách làm thông minh,
tiết kiệm, còn học thuật và dân trí thì phải
theo một tuần tự chứ không thể chờ có phép lạ. Muốn
tiếp thu những giá trị vĩnh cửu và tiên tiến đích thực, phải có nền tảng, phải
cần thời gian, chỉ đừng để mất thời gian vì đi đường vòng. Những giá trị
ấy độc lập với dân tộc, chính trị. Tự mình đóng cửa
thì hạn chế tầm nhìn, chỉ có hại cho mình thôi. Bởi lẽ, mình không đọc
sách thì sách đâu có chết! Niềm tin được củng cố thực
sự khi được so sánh và thử thách với các tư tưởng khác. Nói như Hegel,
tin là phải hiểu cái mình tin."
đoạn này: "
đoạn này: "
Ông nghĩ sao về điều này?
Năm nay chúng ta kỷ niệm 100 năm
phong trào Duy tân và Đông kinh nghĩa thục. Đã lần lượt có các buổi hội thảo
nhân dịp này ở Hà Nội, Hội An, và vào ngày 21.9. tại Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TP. HCM, kết hợp với lễ ra mắt ở phía Nam của Quỹ dịch thuật Phan Châu
Trinh. Theo tôi nhận xét, đó là các dịp rất tốt để anh chị em tri thức tâm
huyết cùng nhau suy nghĩ và cố gắng làm những gì chưa làm được. Thật ra, là phải làm nốt những gì các cụ chưa thể làm do hoàn cảnh
lịch sử khắc nghiệt và hãy làm những gì lẽ ra chúng ta đã phải làm. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian và thời cơ!
- Nhất là trong bối cảnh hội nhập và
giao lưu quốc tế dồn dập với số lượng kiến thức khổng lồ như ngày nay?
Vâng, trong thời hội nhập, vẫn không thể giao lưu nếu không hiểu nhau và không hiểu nhau
ở cùng một trình độ. Việc hiểu quan trọng
nhất phải thông qua học thuật. Trước đây loài người thấy thế giới tự
nhiên rất khó hiểu. Sang thế kỷ 21, do sự phát triển vượt bậc của khoa học và
kỹ thuật, việc tìm hiểu tự nhiên có khi không khó khăn
bằng hiểu cái thế giới tự nhiên thứ hai do con người tạo ra (tức khối lượng tri
thức khổng lồ của nhân loại). Không biết chọn
lọc tinh hoa, người học rất có thể lạc vào khu rừng rậm, không tiếp cận nỗi.
Đây là việc làm rất quy mô và đòi hỏi sự kiên trì."
Đoạn này: "
Đoạn này: "
- Đội ngũ dịch giả, như ông nói, đã
thiếu lại yếu, giải quyết vấn đề này thế nào, thưa ông?
Có lẽ chúng ta nên học kinh nghiệm
của Nhật bản và Hàn quốc. Họ biết rằng công cuộc cải cách giáo dục phải bắt rễ
từ nền móng khoa học. Do đó, bên cạnh việc đào tạo chuyên gia ở ngoài nước, họ
chủ yếu dựa vào lực lượng hùng hậu tại chỗ là sinh viên, nếu không, chẳng biết
lấy đâu ra. Giáo sư hướng dẫn sinh viên làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ, bằng cách
cho họ dịch, chú giải, bình luận những tác phẩm kinh điển trên thế giới. Đây là
nguồn lực vô tận, lại không tốn kém nhiều mà dễ tổ chức có hệ thống. Nhìn
phương Tây mà xem. Trong thời gian tương đối ngắn, họ
đã có trong tay hầu hết những bản dịch đáng tin cậy về văn hóa và văn minh
phương Đông. Họ đã làm theo cách ấy, và còn có thuận lợi là dựa vào nguồn du
học sinh Châu Á ở nước họ để dịch kinh điển phương Đông, có sự thẩm định của
ban giám khảo. Hai bên cùng có lợi, và người tốt nghiệp thực sự có được
kiến thức vững vàng.
- Ông thường nói: “Học triết thì nên
đến thẳng với “Phật” chứ không thông qua “các nhà sư”. Để học và dịch những tác
phẩm đồ sộ, ông có phải đi đường vòng không?
Đi đường vòng nhiều chứ. Mất thì giờ vô cùng. Mất sức nữa. Đơn giản vì tôi không có
được các bản dịch giúp cho mình tham khảo khi còn trẻ. Ít được thụ hưởng công trình của đồng hương mình. Những sinh
viên đi du học như tôi đều gặp những trở ngại lớn như thế. Tôi có bạn học là
một sinh viên người Hàn cùng cặp tình nhân người Nhật. Lúc sang Tây Đức,
tôi đã có bằng cử nhân, còn cặp tình nhân kia thì chưa, và còn rất trẻ. Thế
nhưng, tôi và ông bạn người Hàn hết sức ngạc nhiên trước trình độ của họ. Hỏi
ra mới hay, họ có trong tay cả hai bản dịch toàn tập bằng tiếng Nhật, cùng sách
tham khảo, từ điển. Vào năm 1970, Hàn Quốc cũng như mình. Nhưng gần đây, ông
bạn Hàn Quốc viết thư khoe với tôi, sau khi về nước, thế hệ của ông và trước
ông một ít đã dịch những bộ toàn tập các tác giả lớn nhất qua tiếng Hàn. Ông
còn nói đùa: “bảo đảm chất lượng Đức quốc!”. Từ chỗ tay trắng, sau 30 năm, Hàn
Quốc đã có một kho tàng kinh điển. Tôi hết sức kinh ngạc vì điều này.
- Nâng cấp đại học VN nên bắt đầu từ
việc trùng tu nền học thuật. Liệu một thế hệ đã có thể lấp đầy những lỗ hổng
này?
Chúng ta đã có một nền học thuật
bình thường như các nước khác hay chưa mới là vấn đề. Muốn cải cách giáo dục, xây dựng đại học có đẳng cấp khu vực thì trước hết phải làm
những công việc bình thường như người ta đã. Nhìn
vào thư viện sẽ thấy ngay nền học thuật, dịch thuật của một đất nước đến đâu. Vậy phải làm ngay kẻo không kịp. Không có phép lạ nào ngoài việc có biện pháp hợp lý, rồi làm
việc kiên trì và lâu dài. Không ai dám chắc, nhưng
nếu làm tận lực, một thế hệ vẫn có thể khắc phục được lỗ hổng ấy. Quan trọng là phải thấy việc tiếp cận tinh hoa thế giới
một cách có hệ thống là cần thiết. Sau đó mới đến việc sử dụng chất xám
của sinh viên cao học."
+ Trong bài: DỊCH
THUẬT VÀ HỌC THUẬT - Bùi Văn Nam Sơn (dịch giả) "Dịch thuật là tăng
nội lực cho số đông để các thế hệ sau bay cao, bay xa. Không có cái nền chung
ấy, những “sáng tạo” đột xuất cũng khó có chất lượng ngoài chút hư danh của
kẻ “múa gậy vườn hoang” và trái với tính “công truyền” (chứ không phải “bí
truyền”) vốn là bản chất của khoa học và với lý tưởng nhân văn, khai sáng của
triết học đích thực."
Giáo dục của mình nhìn vào cở sở thư viện trường lớp ô Bùi Văn Nam Sơn phải thốt lên: đúng ra là chúng ta không có các sách dịch bản gốc mới đúng. "
Giáo dục của mình nhìn vào cở sở thư viện trường lớp ô Bùi Văn Nam Sơn phải thốt lên: đúng ra là chúng ta không có các sách dịch bản gốc mới đúng. "
Đấy có phải lý do mà thầy đã nhiều lần đau lòng thốt lên rằng
môi trường tri thức cũng như giáo dục ở VN quá thiếu sách?
- Đúng hơn phải nói
là không có sách! Sách nghiên cứu, sách giáo dục toàn bằng tiếng nước ngoài làm
sao đòi sinh viên hiểu được? Nước ngoài cũng thế thôi, sinh viên Mỹ làm sao
đọc được tiếng Pháp nếu cuốn sách đó không được dịch sang tiếng Anh? Làm sao
làm seminar cho sinh viên được khi thiếu sách? Điều kiện vật chất rất quan
trọng cho giáo dục. Hình thức seminar thành công ở phương Tây bởi họ đã có thời
gian chuẩn bị sách rất kỹ. Học về tác giả nào cũng có sách để đọc, để nghiên
cứu sâu hơn, cùng nhau đọc thì mới cùng nhau giải thích hoặc tranh cãi. Xu
hướng chung của thế giới, mình không muốn bị lạc hậu thì phải chuẩn bị những cơ
sở vật chất chứ không phải chỉ nguyện vọng thấy Tây 80% seminar trong giáo dục
ta cũng bắt chước y như thế." trong bài: Cuộc đời vui quá không buồn
được - Cát Khuê (thực hiện) pv Bùi văn Nam Sơn (19.11.2010 – copy 23.12.2010) có thể tìm thấy tại đường link: http://www.catkhue.com/2010/11/cuoc-oi-vui-qua-khong-buon-uoc.html
Trong bài: Bùi Văn Nam Sơn Kẻ lữ hành theo chân các triết gia (TN 4-7-08) ( http://tuansan.thanhnien.com.vn/pages/200827/248816.aspx ) "Ông nói nhiều về
nỗi trăn trở, tự vấn của mình về sự suy nhược của nền khoa học xã hội - nhân
văn nước nhà. Ông sốt ruột, mất ăn mất ngủ (theo cả nghĩa đen, mỗi ngày ông đều
chong đèn làm việc đến khuya, làm việc liên tục, suốt ngày, suốt tháng, suốt
năm, “như có cọp rượt sau lưng”) khi nhìn vào thư viện quốc gia, thấy vốn liếng
sách vở của ta không bằng một thư viện trường đại học của người. Trong cơn bùng
nổ của lý thuyết trên thế giới, ông hoảng hốt thấy sự thờ ơ và lãnh đạm của
chúng ta. “Phải biết giật mình, mất ăn mất ngủ khi so với các nước gần gũi như
Hàn Quốc. Những năm 70 của thế kỷ trước, triết học họ kém hơn ta, họ tiếp xúc
với triết học phương Tây muộn hơn ta. Giờ sau 40 năm nhìn vào thư viện của họ,
toàn tập những tác phẩm lớn của những tác giả lớn về KHXH đã dịch ra tiếng Hàn.
Hàn Quốc phát triển kinh khủng về học thuật, văn hóa, kinh tế. Trong 40 năm hòa
bình, ta loay hoay làm đủ thứ chuyện thì họ làm việc đó. Ta tụt hậu kinh khủng,
kể cả trong văn hóa tư tưởng – cái không tốn kém nhiều – lại tự hào vỗ ngực ta
là “văn hiến chi bang” mà sách vở trống lổng. Không biết bao giờ mới tỉnh thức
về việc này!?"
" Vì sao trong
khi nói và viết, ông rất thường trích dẫn cụ Phan Châu Trinh, ngay như câu vừa
rồi ông dẫn của cụ “Yêu nước thì tốt, nhưng biết đạo yêu nước còn tốt hơn”?
Tôi thường trích dẫn
cụ vì Phan Châu Trinh lớn lắm, là nhân vật bản lề giữa xã hội cũ và mới,
tượng trưng cho sự tỉnh thức của một dân tộc biết giật mình trước sự lạc hậu và
thấy rõ sự quan trọng hàng đầu của văn hóa. Vì cụ biết có nó là có tất cả, gỡ
được nó là gỡ được tất cả, mặc dù những chỗ khác có bức thiết hơn (trong khi
thiên hạ thói thường “nóng đâu xoa đó”). Luận về người không luận về thành bại,
mà luận về tầm nhìn, là cách đặt vấn đề của họ. Đặt vấn đề quan trọng hơn giải
pháp, để không vay mượn tư tưởng, nô lệ tư tưởng của người khác. Độc lập văn
hóa còn quan trọng hơn độc lập chính trị. Độc lập văn hóa là thấy được tầm quan
trọng của văn hóa, giữ gìn, bồi đắp được nó, chứ không cho là văn hóa mình số
1! "
đoạn này: "Hai,
thói quen: Lâu nay mình vẫn tiếp thu được những tư tưởng uyên thâm của Nho,
Khổng (nhưng nay lạc hậu, xơ cứng. Mình vừa lòng với việc tiếp thu bề ngoài,
không hiểu nguyên lý, phổ biến theo kiểu bí truyền, thầy dạy cho trò). Còn về
việc không có những nhà đại khoa học, thì mình cũng chỉ là một trong hàng trăm
nước như vậy, số nước có nhà đại khoa học chỉ đếm trên đầu ngón tay, không nên
mặc cảm về chuyện này.
Không phải ta không có
truyền thống. Truyền thống là do mình tạo ra. Do thói quen của một đất nước có
nền giáo dục - khoa học lạc hậu, coi thường khoa học nhân văn không thiết thực,
không làm ra của cải (mà không hiểu nó là nền tảng để làm ra của cải), chứ đừng
tự kỷ ta không có truyền thống.
Từ việc xem nhẹ, coi thường
khoa học xã hội lại ngộ nhận về tố chất, truyền thống của mình là cái nhìn vô
cùng thiển cận."
đoạn này nữa: " Ông
nhắc đi nhắc lại đừng công cụ hóa triết học một cách vội vã và dại dột. Vậy thì
nhiệm vụ của triết học là gì?
Triết học, nhiệm vụ
của nó là làm việc cho sự tự do của con người. Tự do nghĩa là mình làm chủ được
– làm cho cái gì từng xa lạ trở nên quen thuộc với mình. Tự do là chính mình
trong cái khác với mình. Muốn biến thế giới
này thành một thế giới nhân đạo, quê hương để con người cư ngụ được, anh phải
đủ năng lực tư duy để nắm bắt được nó. Mà anh suy nghĩ về thế giới là suy nghĩ
bằng những phạm trù. Phạm trù anh vươn lên tới đâu, tự do của anh vươn lên tới
đó. Nhưng, phải biết rằng không có tự do học thuật thì không có tự do tư duy.
Sự suy nhược (theo ông
nhận định) của khoa học xã hội và nhân văn hiện nay tại Việt Nam nói lên điều
gì và dẫn đến hậu quả gì?
Nói đến “khoa học” là
nói đến tính khách quan, tính chính xác, tính chất khảo cứu, tính độc lập của
tư tưởng, tính sáng tạo và mới mẻ trong quan niệm. Các tính chất ấy hiện ta đều
thiếu cả. Đó là do sự “bao cấp về tư tưởng” trong nhiều năm, dẫn đến sự xem nhẹ
vai trò của KHXH & NV, thậm chí ngộ nhận về chức năng của nó khi biến nó
thành công cụ nhất thời và thiển cận. Và khi “công cụ” này tỏ ra không mấy hiệu
quả, càng dễ xem nó là vô ích và nguy hiểm. Trong khi đó, kinh nghiệm lịch sử ở
các nước cho thấy: nền KHXH & NV phát triển thường mở đường cho việc thay
đổi cách nhìn, cách nghĩ của toàn xã hội, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa
chọn con đường phát triển của đất nước. Nó không chỉ là môi trường tạo ra những
nhà văn hóa, nhà tư tưởng mà còn dọn miếng đất phì nhiêu, thuận lợi cho việc
phát triển các ngành khoa học, công nghệ một cách lành mạnh, và nói chung, cho
một nền văn hóa và kinh tế bền vững, nhân đạo."
Lại liên quan tới TH có thể xem gợi
mở này của ‘đại ca’ thật hấp dẫn “Đằng sau nét cọ hồn nhiên và lời dẫn chuyện
gọn gàng, chuẩn xác, ta có thể nhận ra chủ trương biên soạn thật nghiêm túc của
các tác giả: triết học và khoa học không phải là
sản phẩm ngẫu nhiên của những thiên tài cô độc, không phải là những “định luận”
nhất thành bất biến, mà là nỗ lực suy tư
không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, là một cuộc đối thoại có thể
tái hiện lại được, trong đó mỗi quan điểm có
thể được hiểu như lời giải đáp với các câu hỏi của tiền nhân và gợi mở những
câu hỏi mới cho kẻ đến sau. Triết học và
khoa học cũng không phải là công việc riêng của những chuyên gia, mà liên quan
đến mọi người và cần được mọi người tiếp nhận và chia sẻ. Sự phong phú,
đa dạng của tri thức nhân loại không làm ta “choáng ngợp”, mà trái lại, kích thích lòng khao khát hiểu biết và gợi hứng cho ta
vươn tới những chân trời mới mẻ, những nỗ lực tìm tòi sâu sắc hơn, nhất là
trong bối cảnh của cuộc giao lưu và hội nhập quốc tế đang ngày càng sôi động
hiện nay.Hy vọng rằng bộ Nhập môn này – đang được đón nhận nồng nhiệt ở
nhiều nơi trên thế giới – cũng sẽ được người đọc nước ta, nhất là các bạn trẻ,
vui vẻ chọn làm người bạn đồng hành trên con đường khám phá và khai phóng.Xin
chân thành hoan nghênh sáng kiến của Nhà xuất bản Trẻ và
hoan hỉ giới thiệu cùng bạn đọc.” Trích trong: Nhập môn triết học và khoa học – (nhóm dịch giả) Bùi Văn
Nam Sơn và Vũ Ngọc Thăng hiệu đính
+ Hay trong bài: Tin và đáng tin – Bùi Văn
Nam Sơn (22.1.2009) Và đặc biệt đoạn này: “Trẻ em
đặt trọn lòng tin vào người lớn cho tới khi chúng... thất vọng. Đó là cái giá
khá đau đớn phải trả cho sự trưởng thành, tức cho sự thức tỉnh và mất ảo tưởng.
Nhưng, nếu được hưởng một nền giáo dục tốt, vết
thương ấy sẽ được chữa lành, thậm chí không để lại sẹo, mà còn thăng hoa thành
tinh thần hoài nghi khoa học. Tinh thần
ấy không làm thui chột lòng tin, trái lại, khi đã đủ mạnh, nó giúp giữ vững
lòng tin vào những gì xứng đáng để tin.”
Đoạn này: “Nguy hiểm hơn, việc mất
lòng tin xã hội sớm muộn sẽ làm suy giảm tiềm lực đáp ứng yêu cầu của cả hệ
thống: “do thiếu lòng tin, nhiều yêu cầu vốn chỉ có
thể được thỏa mãn ở dài hạn sẽ đòi hỏi phải được đáp ứng cùng một lúc và trong
thời gian ngắn, điều ấy sẽ phá vỡ các khả năng đáp ứng của toàn hệ thống.
Dường như chúng ta đang ở đúng vào thời điểm nguy kịch
này” (Luhmann).”
Đoạn này: “Như
thế, bao lâu người ta còn dành lòng tin cho các định chế, chúng mới có thể xác
lập được sự đáng tin cậy trong hành động. Tự bản thân các định chế là không đủ
để mang lại lòng tin cũng như để xây dựng các hình thức giao tiếp dân chủ, đoàn
kết. Ở các nước đang chuyển đổi (chẳng hạn các nước Đông Âu cũ), việc thiết lập
các định chế mới mẻ chỉ là bước đầu, dù là quan trọng.
Điều tương tự cũng đã
diễn ra: 20 năm sau ngày thiết lập các định chế dân chủ ở nước Đức hậu - phát
xít, triết gia Karl Jaspers vẫn chưa thấy thể chế ấy đã được cắm sâu vào “lòng”
nhân dân. Ông viết: “Trong thực tế, ta vẫn chưa có được mục tiêu chính trị được
cắm sâu vào lòng dân, chưa có được cái ý thức tự đứng vững trên đôi chân của
mình... Nhân dân nước ta không có tinh thần dân chủ. Ta có một hình thức chính
thể đại nghị gọi là dân chủ, nhưng lại được thiết kế để làm vẩn đục hơn là khích
lệ ý thức dân chủ” (Cộng hòa liên bang đi về đâu? 1966, tr. 177-178).
Các kinh nghiệm lịch
sử ấy cho thấy sự cần thiết phải nêu bật những điều kiện để biến sự thừa nhận
những định chế một cách đơn thuần hình thức thành một sự thừa nhận đích thực và
thành thực. Sự ổn định của một chế độ xã hội vẫn chưa được bảo đảm bao lâu
người ta chưa thể đoan chắc rằng nó sẽ được nhân dân bảo bọc và bảo vệ khi lâm
vào những thời kỳ khủng hoảng hoặc bị suy yếu về năng lực chế tài (do tham
nhũng, thối nát, bất lực...).”
Đoạn này: “Lòng tin không thể mua mà có, không thể ra lệnh mà được,
không thể học hay dạy mà cần thời gian để thử thách ở cả hai chiều: tin có
nghĩa là tin nhau. Lòng tin không thể mua bán nhưng lại cần phải được “đầu tư”
lâu dài, giống như không ai có thể tiếp tục rút tiền khỏi tài khoản để tiêu xài
thoải mái mà không chịu khó thường xuyên đóng tiền vào. Có vẻ lạ thường, nhưng
như đã nói trên, lòng tin gắn liền với một loạt những nghịch lý nan giải. Chúng
ta vẫn phải hành động đôi khi mù quáng khi không có lựa chọn nào khác”
Xin
mượn câu “Câu chuyện nghiêm chỉnh nào cũng cần
trở nên vui vẻ, và câu chuyện vui vẻ có khi cũng cần trở nên nghiêm chỉnh” trong
bài: “Chuyện xưa, chuyện nay : Tư tưởng
đổi thay số phận” để thưởng thức
một bài vui vui và nhẹ nhàng lại sâu lắng của “đại ca” nữa trước khi kết thúc: http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/DapThanhHoiCuHaoHoaBVNS.htm
The end!
(Các bài trích dẫn có thể dễ dàng
tìm thấy qua sự trợ giúp tìm kiếm từ google, bằng cách gõ tên bài đó google sẽ
cho ra kết quả)