Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

McDonald’s công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam

Điểm đáng chú ý tại cửa hàng này là dịch vụ drive-thru (mua hàng không cần đỗ xe) và phục vụ suốt 24 giờ...


McDonald’s công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam
McDonald’s lựa chọn công ty Good Day Hospitality của ông Nguyễn Bảo Hoàng, người hiện cũng là Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), làm đối tác nhượng quyền.
In
Cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Việt Nam sẽ nằm tại số 2-6 Bis Điện Biên Phủ, quận 1, Tp.HCM, nguồn tin từ McDonald’s Việt Nam (công ty Good Day Hospitality) ngày 20/12 cho biết.

Điểm đáng chú ý tại cửa hàng này là dịch vụ drive-thru (mua hàng không cần đỗ xe) và phục vụ suốt 24 giờ.

Giám đốc điều hành McDonald’s Việt Nam, ông Nguyễn Huy Thịnh cho biết, dự kiến sau Tết Nguyên đán 2014, cửa hàng sẽ chính thức khai trương. Thực đơn sẽ bao gồm những món ăn đặc trưng được nhiều người yêu thích của thương hiệu này, từ bánh sandwich Big Mac, Cheeseburger, hay khoai tây chiên.

Trước đó, vào tháng 7 năm nay, ngay sau khi McDonald’s công bố “kế hoạch Việt Nam” thông qua việc nhượng quyền cho công ty Good Day Hospitality, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với đại diện của tập đoàn này.
 
Trả lời VnEconomy, ông Liam Jeory, Phó chủ tịch Quan hệ đối ngoại của McDonald’s khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi, cho biết, Việt Nam là một trong số 65 thị trường trên toàn thế giới mà được McDonald’s phát triển theo hình thức cấp phép nhượng quyền (DL).

DL là một hình thức nhượng quyền thương mại mà McDonald’s đã sử dụng hơn 30 năm trên thế giới để phát triển thương hiệu và kinh doanh. Hình thức này được sử dụng để xác định những doanh nhân có khả năng tốt nhất để xây dựng thương hiệu thông qua sức mạnh tài chính và niềm đam mê của họ. Đối tác DL thường thuê một giám đốc điều hành và đội ngũ quản lý cao cấp để quản lý kinh doanh nhà hàng và làm việc chặt chẽ với các đối tác DL về mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

Trả lời câu hỏi của VnEconomy về lý do lựa chọn công ty Good Day Hospitality của ông Nguyễn Bảo Hoàng, người hiện cũng là Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), ông Liam Jeory cho biết, hợp đồng này là “kết quả của một quá trình lựa chọn khắt khe từ nhiều năm trước”.

“Ông Nguyễn Bảo Hoàng là đối tác kinh doanh lý tưởng vì xuất thân ấn tượng trong kinh doanh, trong việc thúc đẩy các dự án kinh doanh mới tại Việt Nam, cũng như niềm đam mê của mình cho thương hiệu McDonald’s, điều đã được hình thành trong quá trình làm bán thời gian cho hãng này khi còn là sinh viên ở Mỹ”. 

Trả lời về các kế hoạch tương lai, ông Liam Jeory cho biết sẽ tiếp tục đánh giá chiến lược phát triển sau khi nhà hàng đầu tiên được thành lập.

Hiện tại, McDonald’s là hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh số 1 thế giới với 34.500 cửa hàng, phục vụ hơn 69 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia mỗi ngày. Trong đó, hơn 80% các nhà hàng McDonald’s trên toàn cầu được sở hữu và điều hành bởi các cá thể độc lập tại địa phương. 
Quy định khoảng cách an toàn về môi trường của khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh
12/5/13 3:33 PM
Ngày 04/12, Bộ Xây dựng đã có công văn 29/BXD-HTKT gửi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về việc quy định khoảng cách an toàn về môi trường của khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
Việc áp dụng quy chuẩn: Khoảng cách an toàn về môi trường giữa tường rào khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh đến khu dân cư, công trình xây dựng khác đề nghị áp dụng theo QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan đến quy định khoảng cách an toàn về môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế áp dụng.

Về công nghệ áp dụng: Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả bãi chôn lấp thành phần không cháy và tro xỉ của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt nếu được xác định là chất thải rắn thông thường) đến chân công trình dân dụng khác áp dụng theo QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng.
 
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh khảo sát cơ sở xử lý CTR ở Hà Nội
12/7/13 2:18 PM
Ngày 5/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cùng đoàn công tác Bộ Xây dựng đã đến khảo sát nhà máy xử lý rác thải của 2 đơn vị xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt ở Hà Nội là nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn (thuộc HTX Môi trường Thành Công) và Cty CP dịch vụ xử lý rác thải Thăng Long (Cty Thăng Long).
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh khảo sát nhà máy xử lý CTR sinh hoạt của Cty Thăng Long.
Tại nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn, Thứ trưởng đã đi thăm thực tế tình hình hoạt động, xử lý rác thải của nhà máy và nghe lãnh đạo nhà máy trình bày về công nghệ đốt mà DN đang áp dụng.
Đây là nhà máy sử dụng công nghệ trong nước đã được Sở Khoa học Công Nghệ Hà Nội cấp chứng nhận. Giám đốc nhà máy Phạm Thiện Chiến cho biết: Hiện nay công nghệ tương tự đã được áp dụng tương đối phổ biến ở Hải Phòng, Quảng Ninh... và được đánh giá cao về hiệu quả xử lý rác.
Mỗi ngày nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn tiếp nhận từ 100 - 150 tấn rác. Trong đó 75% rác được xử lý bằng phương pháp đốt, lượng tro xỉ và 25% rác còn lại được xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Theo ông Chiến, khó khăn nhất hiện nay của Cty là chưa được áp một đơn giá chính thức mà đang thực hiện theo đơn giá tạm tính, với mức 260 nghìn đồng/tấn nên chưa đáp ứng được chi phí hoạt động của nhà máy.
Trong khi đó, Cty Thăng Long áp dụng công nghệ lò đốt do Cty tự nghiên cứu, chế tạo từ năm 2009 và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích "Quy trình và hệ thống xử lý rác".
Năm 2012, công nghệ này đã được trao tặng giải Ba Giải thưởng khoa học, công nghệ sáng tạo Việt Nam và được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng thưởng cúp WIPO.
Cty Thăng Long sở hữu 2 dây chuyền công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ đốt. Dây chuyền số 1 đã đi vào hoạt động chính thức. Dây chuyền 2 đã bước vào giai đoạn hoạt động thử nghiệm. Tổng công suất xử lý rác của 2 dây chuyền (sau khi hoàn thiện) đạt trên 700 tấn/ngày.
Dây chuyền 2 có công suất thiết kế xử lý rác đạt mức 300 tấn/ngày, được áp dụng công nghệ mới nhất của Cty với khả năng thu hồi nhiệt gần 50% và sấy rác hiệu quả. Hiện dây chuyền này đang trong giai đoạn hoàn thiện và chạy thử nghiệm.
Ông Nguyễn Phúc Thành, Tổng giám đốc Cty Thăng Long cho biết: "Suất vốn đầu tư của Cty cho dây chuyền 2 chỉ bằng 38% suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị Trung Quốc, bằng 15% suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị Nhật Bản. Trong khi đó, so với suất vốn đầu tư công nghệ và thiết bị châu Âu, thì con số này chỉ bằng 11%".
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh cùng Tổng giám đốc Cty Thăng Long thăm khu vực xử lý xỉ của nhà máy.
Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, công nghệ lò đốt với kỹ thuật thu hồi nhiệt, sấy khô rác là một sự sáng tạo. Vì trên thực tế, Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác của cả nước chưa có sự phân loại rác hiệu quả.
Những thành phần hữu cơ trong rác (như rau, củ quả...) chiếm tỷ lệ khá lớn với độ ẩm cao, cùng với việc phơi rác lộ thiên nên thường bị ướt, hoặc do hơi ẩm của không khí cao.
Thứ trưởng cho biết: "Phương pháp xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt là xu hướng cơ bản được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và đang được triển khai ở Việt Nam để thay thế việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp (còn phổ biến) ở nước ta hiện nay. Tại một số địa phương áp dụng biện pháp chôn lấp song không xử lý đúng quy trình, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cuộc sống người dân".
Với sự quan tâm đặc biệt đối với việc áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong xử lý rác thải, đảm bảo môi trường trên cả nước, đặc biệt là ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP. HCM, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Bộ Xây dựng rất coi trọng và khuyến khích các DN nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý rác thải nhằm đảm bảo chất lượng môi trường đô thị nói riêng, môi trường sống của người dân cả nước nói chung.
Cần giải quyết đầu ra đối với sản phẩm tái chế từ rác thải
12/14/13 3:04 PM
Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh tại buổi làm việc với Sở Xây dựng Hà Nam về tình hình xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh và khảo sát thực tế công nghệ xử lý chất thải rắn (CTR) tại Cty TNHH Thủy lực máy, KCN Đồng Văn 1, tỉnh Hà Nam, ngày 12/12.
Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quy hoạch xử lý rác thải
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, hiện mỗi ngày Hà Nam có khoảng 139 tấn CTR phát sinh tại các đô thị và khoảng 110 tấn/ngày tại khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ lệ thu gom CTR của TP Phủ Lý đạt 90% (70 tấn/ngày), các thị trấn từ 50-80% và khu vực nông thôn khoảng 60%.
Tính đến năm 2012, tỉnh đã đầu tư 4 nhà máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt, công nghệ chế biến thành phần vi sinh và 3 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, hiện các bãi rác đều đã được di dời đến nơi xa khu dân cư. Tuy nhiên, khó khăn của tỉnh hiện nay là vấn đề xử lý nước rác thải vì bãi chôn lấp ở gần khu vực sông, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, Hà Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quy hoạch xử lý rác thải, bởi vấn đề xử lý CTR liên quan đến nhiều địa phương khác nhau, mang tính vùng nên nếu chỉ xử lý theo hướng cục bộ thì sẽ bị vướng trong quá trình triển khai. Thực tế cũng cho thấy, ngay trong cùng một tỉnh mà các xã khác nhau thì không xã nào muốn đưa bãi rác về xã của mình.
Giải quyết đầu ra đối với sản phẩm tái chế từ rác thải
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, khi xây dựng một nhà máy xử lý rác thải, quan trọng là phải làm sao để giải quyết được đầu ra. Chỉ khi giải quyết được đầu ra thì doanh nghiệp xử lý rác mới có thể phát triển được.
Đi theo hướng đó, hiện Cty TNHH Thủy lực máy đã nghiên cứu áp dụng thành công công nghệ MBT-CD.08 để xử lý, tái chế CTR thành nhiên liệu, điện khí hóa CTR thành năng lượng nhằm nâng cao giá trị gia tăng của viên nhiên liệu sau rác. Công nghệ này đã được Hội đồng Khoa học quốc gia thẩm định và được Bộ Xây dựng chứng nhận là công nghệ phù hợp, cho phép nhân rộng trên cả nước và được cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng phát minh sáng chế.
Giám đốc Cty TNHH Thủy lực máy Nguyễn Gia Long cho biết: Tiêu chí đầu tiên Cty đặt ra khi nghiên cứu công nghệ này là phải tạo được lợi nhuận cho những doanh nghiệp xử lý CTR vì công nghệ xử lý CTR khó khăn nhất là giải quyết được đầu ra. Chỉ khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì người ta mới đầu tư, còn nếu chỉ hô hào ra thì sẽ không ai muốn làm.
Theo ông Long, công nghệ MBT-CD.08 đã giải quyết thành công bài toán đầu ra cho các nhà máy xử lý CTR và hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ CTR sẽ được tái tạo thành viên nhiên liệu RDF và các loại nylon, da, cao su, nhựa… được tái chế thành chất kích bốc, chất dẫn cháy cho nhiệt lượng cao để dùng trong lò đốt. Với những lò đốt khí hóa này, các công ty xử lý CTR có thể bán cho các khu công nghiệp có sử dụng nồi hơi, sử dụng nhiệt.
Ông Long cho biết, với công nghệ MBT-CD.08 có thể xử lý 3 loại rác trong cùng một dây chuyền. Rác sẽ được xử lý toàn bộ ngay trong ngày, không tạo khí thải hay nước rác và không cần bãi tập kết rác nên không gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ này được tự động hóa hoàn toàn, giúp hạn chế tối đa việc công nhân tiếp xúc với rác thải và rất dễ vận hành, bảo dưỡng, lại tốn ít diện tích nhà xưởng và mặt bằng, an toàn về cháy nổ.
Đánh giá cao hiệu quả của công nghệ MBT-CD.08, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh chỉ đạo: Cty TNHH Thủy lực máy cần tiếp tục hoàn thiện công nghệ hơn nữa, đưa công nghệ vào ứng dụng tại các nhà máy xử lý rác, góp phần giải quyết vấn nạn rác thải, cải thiện môi trường sống cho người dân.
Khởi công Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng

(HPĐT)- Sáng 20-12, tại phường Đồng Hòa, quận Kiến An, dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng chính thức được khởi công, với gói thầu CW2A xây dựng cầu Đồng Khê và đường dẫn từ km9+ 155 đến km10+ 600.

Các đại biểu ấn nút khởi công Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng
Các đại biểu ấn nút khởi công Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng
Tới dự có bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và đại diện các nhà thầu, tư vấn giám sát. Về phía thành phố có đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo dự án cùng các cơ quan liên quan.
Mục tiêu của Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng nhằm nâng cao điều kiện đi lại cho các phương tiện giao thông trong thành phố và các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ ngoại tỉnh ra vào hệ thống cảng Hải Phòng, đồng thời hỗ trợ phát triển đô thị về phía tây của thành phố. Dự ángồm 3 hợp phần, trong đó hợp phần A là xây dựng trục giao thông đô thị kết nối từ xã Bắc Sơn (huyện An Dương) đến đường liên phường quận Hải An (phường Nam Hải) dài 20km có mặt cắt 50,5m, bao gồm việc xây dựng cầu Đồng Khê và Cầu Niệm 2; nâng cấp đường Trường Chinh và nâng cấp, cải tạo cầu Niệm 1. Hợp phần B là phát triển giao thông công cộng gồm: nâng cấp  hành lang giao thông Tam Bạc - Kiến An; nâng cấp bến xe, trạm dừng; nâng cao an toàn giao thông; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông công cộng. Hợp phần C gồm: nghiên cứu chiến lược giao thông công cộng và hỗ trợ thành lập đơn vị quản lý hệ thống giao thông công cộng; hỗ trợ quản lý dự án và đào tạo cán bộ của các cơ quan liên quan quy hoạch và quản lý giao thông đô thị.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đan Đức Hiệp, Trưởng Ban chỉ đạo dự án nhấn mạnh, dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng sẽ đóng góp to lớn vào hệ thống giao thông Hải Phòng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thành phố, mở rộng hành lang giao thông Đông- Tây và tăng cường năng lực trong quản lý giao thông của thành phố. Cám ơn Chính phủ, Ngân hàng Thế giới đã giúp đỡ thành phố, Phó chủ tịch Đan Đức Hiệp khẳng định Hải Phòng sẽ thực hiện tốt dự án. Chỉ đạo dự án này sẽ là dự án kiểu mẫu của Ngân hàng Thế giới tại ViệtNam. Phó chủ tịch giao các cơ quan liên quan cần phối hợp tốt với BQL dự án, tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả./.
Hợp tác về quản lý rác thải với thành phố Ajaccio (Pháp)

Trong khuôn khổ các chương trình của Cộng đồng châu Âu, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị và đại diện thành phố Ajaccio (Pháp), Hiệp hội AVEC (Pháp) vừa ký kết thỏa thuận ghi nhớ về dự án quản lý rác thải giữa thành phố Hải Phòng và thành phố Ajaccio (Pháp). Đây là dự án về quản lý rác thải với sự tham gia của 3 thành phố gồm: Hải Phòng, Ajaccio (Pháp) và Paksé (Lào) thực hiện trong 5 năm (2013-2018).
Công tác thu gom rác thải sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực trong những năm tới.
Công tác thu gom rác thải sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực trong những năm tới.
Qua các chuyến khảo sát thực tế, các chuyên gia Pháp nhận thấy Hải Phòng thiếu phương tiện vận chuyển rác, sử dụng trang thiết bị cũ, lạc hậu, không phù hợp và thường xuyên bị hỏng trong quá trình thu gom rác thải sinh hoạt. Các bãi rác quá tải do tốc độ đô thị hóa nhanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải chôn lấp quá cao so với lượng rác được tái chế làm phân bón. Trong số 750 tấn rác thải thu gom mỗi ngày, chỉ có 150 tấn rác xử lý để làm phân bón. Thêm vào đó, chất lượng phân hữu cơ (compost) được sản xuất bằng cách ủ phân loại cho chất lượng kém, không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho thương mại. Khoảng cách giữa một vài điểm tập kết rác quá xa, ảnh hưởng đến chuyển rác, nhất là khi thành phố bị ùn tắc giao thông. Ngoài ra, việc thiếu truyền thông công cộng liên quan đến môi trường là những vấn đề mà thành phố đang đối mặt. Vì vậy, mục tiêu được xác định trong dự án quản lý rác thải giữa thành phố Hải Phòng và thành phố Ajaccio (Pháp) là nâng cao năng lực hoạt động quản lý rác thải đô thị của  thành phố Hải Phòng; trao đổi kinh nghiệm thực tế về phân loại, thu gom, xử lý rác thải; phân loại rác tại nguồn; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong hoạt động phân loại rác tại nguồn. Mục đích chủ yếu hướng đến giảm thiểu đáng kể số lượng rác chôn lấp bằng cách tăng cao lượng rác ủ làm phân bón. Sự thay đổi này sẽ được thực hiện trên khu vực thí điểm trong vòng 5 năm trước khi được mở rộng cho toàn bộ thành phố.
Theo đó, dự án sẽ thí điểm triển khai phân loại rác tại các gia đình ở 2 phường của quận Lê Chân. Các xe đẩy tay thu gom rác sẽ được thiết kế cho phù hợp với nhiệm vụ thực tế. Giải pháp này cho phép tiếp tục thực hiện việc thu gom từ hộ gia đình như hiện nay (đang được vận hành tốt và được hộ dân tuân thủ thực hiện). Giải pháp này cho phép thực hiện việc thu gom riêng các loại rác vô cơ-hữu cơ mà  không cần tăng thêm số lượng công nhân cũng như số lượt lấy rác.