Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013


Cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở VN
Việt Nam là quốc gia có một hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn nước mặt chiếm gần 2% tổng số giòng chảy của sông hồ trên thế giới. Báo cáo từ các tổ chức môi sinh quốc tế cho thấy việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đã và đang làm giảm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên trên lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó. Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều nước cho ruộng đồng và tiêu tưới, góp phần không nhỏ vào việc làm ô nghiễm nguồn nước mạch.
Các tổ chức  bảo vệ môi sinh trên thế giới, đặc biệt International Rivers Sông Ngòi Quốc Tế, tuần trước lên tiếng cảnh báo về nạn ô nghiễm nguồn nước trên phần lớn sông hồ ở Việt Nam.


  

Nguyên Nhân
Việt Nam là quốc gia có một hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn nước mặt chiếm gần 2% tổng số giòng chảy của sông hồ trên thế giới.
Báo cáo từ các tổ chức môi sinh quốc tế cho thấy việc khai thác quá mức nguồn nước mặt đã và đang làm giảm chất lượng cũng như số lượng tài nguyên trên lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn nước mặt ở Việt Nam bị ô nhiễm đến không thể sử dụng hay tái sử dụng mà nguyên nhân là vì nước bẩn từ các khu công nghiệp thải thẳng ra đó.
Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng sử dụng rất nhiều nước cho ruộng đồng và tiêu tưới, góp phần không nhỏ vào việc làm ô nghiễm nguồn nước mạch.
Tiến sĩ  Nguyễn Thị Kim Oanh của Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT ở Thái Lan  
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh của Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT ở Thái Lan
                 Theo tiến sĩ  Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng viên môn Kỹ Thuật và Quản Lý Môi Trường, phân khoa Môi Trường, Tài Nguyên Và Phát Triển  AIT Viện                    Kỹ Thuật Châu Á ở Thái Lan, trước hết cần phân biệt rõ thế nào là nguồn nước bề mặt và thế nào là nguồn nước mạch mà cả hai mặt khai thác và                  sử dụng đều khiến môi sinh bị ô nhiễm:
Vấn đề ô nhiễm của giòng sông mới là quan trọng. Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì nước thải ra không được xử lý
TS Nguyễn Thị Kim Oanh
                 Nước bề mặt, surface water, là nước sông nước hồ. raw water là nước mạch ở dưới đất. Thật ra nước bề mặt ở sông hồ thì mình phải khai thác                  để dùng cho tưới tiêu, dùng cho công nghiệp,. Mình cũng dùng rất nhiều nước mặt làm nước cấp cho dân dụng nữa.
                 Còn nước mạch thì chủ yếu là dùng cho dân dụng nhiều hơn, nước cấp, water supply, là nhiều hơn. Nước mặt bị ô nhiễm bởi vì mình thải ra                        các nguồn dân dụng cũng như công nghiệp. Rồi nông nghiệp thì mình sử dụng nhiều thuốc trừ sâu ho8a5c là phân nhiều chất hữu cơ, khi mưa                    thì nước cũng chảy ra bề mặt.
                 Đấy là mình khai thác tức là mình dùng bao nhiêu nước từ các giòng sông. Còn nước mạch là nếu đào sâu xuống thì mình sẽ được nước sạch                    hơn. Còn nếu giếng của mình là giếng nông thì nước cũng sẽ thấm từ bề mặt chẳng hạn trong nông nghiệp mà mình sử dụng thuốc trừ sâu thì                      nước cũng có thể thấm vào nguồn nước mạch ở dưới khoảng độ vài ba mét.
                 Về cảnh báo là nuồn nước mặt trên các sông hồ ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh phân                     tích:
Phát túi nylon tự hủy cho du khách lên đảo Cù Lao Chàm, Hội An, ảnh chụp trước đây.
Phát túi nylon tự hủy cho du khách lên đảo Cù Lao Chàm, Hội An, ảnh chụp trước đây.

Thật ra nước bề mặt cơ bản mình khai thác thì mình dùng, vấn đề ô nhiễm của giòng sông mới là quan trọng. Các giòng sông bị ô nhiễm bởi vì nước thải ra không được xử lý. Trong nông nghiệp khi tưới thì nó ngấm trở lại và chảy ra giòng sông. Như vậy phải xử lý cái nước ấy trước khi đổ ra nước bề mặt thì đúng hơn là nói chuyện khai thác  bởi không thể nào hạn chế việc khai thác nước được.
Giải Pháp
Nếu nói khai thác quá mức thì giải pháp là tiết kiệm mức sử dụng nước ở mức có thể cho phép chứ không thể tiết kiệm đến mức rất thấp được, tiến sĩ Kim Oanh giải thích tiếp:
Cho nên mình vẫn phải dùng nhưng khi mình xả nước trở lại các giòng sông hay bờ hồ thì mình phải xử lý sao cho đạt tiêu chuẩn qui chuẩn thải ra để đừng làm ô nhiễm các giòng sông.
Trong khi đó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, cho rằng sự nhận định phần lớn sông  hồ bị ô nhiễm, số lượng và chất lượng tài nguyên trên các giòng chính bị giảm do  khai thác quá mức,  là một cảnh báo đúng lúc, cần thiết  và kịp thời cho Việt Nam:
Sẽ là tốt cho các giòng sông cũng như chất lượng của các con nước là cần có qui hoạch sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông.
Ths Lâm Thị Thu Sửu
Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam đồng ý với quan niệm này, tức là hiện giờ tình trạng các sông ở Việt Nam là bị khai thác quá mức, đặc biệt khai thác để sử dụng cho các nhà máy thủy điện, nên chi các giòng chảy của các con sông đó càng ngày càng cạn kiệt. Chính tình trạng cạn kiệt đó, cộng với việc thải chất thải ở dưới hạ lưu thì nó làm cho ô nhiễm.
Một bãi rác gây ô nhiễm, ảnh minh họa
Một bãi rác gây ô nhiễm, ảnh minh họa

Được hỏi làm thế nào để loại trừ hai tác nhân gây hại, thứ nhất là các giòng chảy bị cạn kiệt và thứ hai là chất thải sinh học cũng như công nghiệp xả thẳng ra nguồn nước mà không qua xử lý, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu của Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam nhấn mạnh là cần có qui hoạch để khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững:
Sẽ là tốt cho các giòng sông cũng như chất lượng của các con nước là cần có qui hoạch sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông. Nhà nước cần đưa ra những qui hoạch cụ thể là bao nhiêu nhà máy thủy điện có thể được xây dựng trên giòng sông đó, bao nhiêu nước được sử dụng cho việc tưới tiêu, bao nhiêu nước sử dụng cho sinh hoạt.
Mặc dù con số chính xác có thể rất là khó, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu trình bày tiếp, nhưng cần có qui hoạch gọi là khai thác và sử dụng nguồn nước một cách bền vững với các mục đích khác nhau, đồng thời chia sẻ lợi ích khác nhau giữa các bên liên quan bao gồm các nhóm hộ dân khác nhau, các nhóm tổ chức khác nhau chẳng hạn.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Oanh của Viện Kỹ Thuật Châu Á, cho biết Việt Nam đã có qui chuẩn pháp lý về việc tránh gây  ô nhiễm môi sinh và nguồn nước. Nhưng nếu luật pháp không triệt để thì sẽ có thêm những giòng sông chết như sông Thị Vải hay sông Đáy cùng vài giòng chảy khác hiện nay:
Luật là mình có, qui chuẩn tiêu chuẩn là mình có, tức là các chỉ tiêu về chất thải nước thải ra môi trường là mình có. Vấn đề là law enforcement áp dụng luật pháp. Muốn được như thế phải đi đo, ô nhiễm bao nhiêu, COD bao nhiêu, kim loại nặng bao nhiêu. Phải xem nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì phải phạt hoặc phải dùng biện pháp cứng rắn nào đấy. Nhưng mà nếu ý thức người dân không cao, nguồn nước đã bị ô nhiễm như thế thì chỉ dùng năm năm mười năm rồi sau đấy là giòng sông chết
Còn đối với các nhà máy lớn là phải dùng biện pháp mạnh buộc họ phải tuân thủ luật quốc tế, ở Việt Nam thì phải tuân thủ luật Việt Nam. Nhiều khi ý thức con người có hạn nên ảnh hưởng đến cái cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí. Nếu như họ phải sử dụng xử lý chất thải nghiêm thì tất nhiên là chi phí như thế làm giảm lợi nhuận của họ. Cho nên ở môi trường tiên tiến thì họ không dám làm thế.
Đối với điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, một con nước một giòng sông đã bị ô nhiễm, đang hấp hối và sẽ chết, là một tai họa cho sinh kế và cuộc sống của người dân hai bên lưu vực. Để cho một giòng sông chết vì ô nhiễm thì không bao giờ có thể cứu vãn giòng chảy ấy sống trở lại để phục vụ cho thiên nhiên và con người, thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu kết luận.

Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng MBR

Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR (Membrane Bio Reactor) có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng MBR

Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR (Membrane Bio Reactor) có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải. 

MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2. 

Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.

Bể cân bằng...|...Bể sục khí...|...Bể lọc tách bằng màng...|...Bể nước đầu ra

Vai trò của MBR:

  Tiền xử lý: như lưới lọc, song chắn rác.
  Xử lý bậc 1: khử chất hữu cơ, N, P.
  Xử lý bậc 2: phân tách hai pha rắn và pha lỏng khi qua màng.

Vai trò của Bể lọc tách bằng màng:

  Cấp đầy dưỡng chất bằng hấp thu lượng amoni và P còn lại.
  Khử hết sinh vật còn lại.
  Vận hành gián đoạn (7~12 phút chạy, 3 phút ngưng).
  Làm sạch màng chỉ bằng thổi khí ngược.
  Vận hành liên tục trên 6 tháng, lưu tốc 0.3 m3/m2.ngày.

Ưu điểm của kỹ thuật dùng màng lọc tách:

  Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
  Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
  Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử N & P mà không cần bể lắng, bể lọc và tiệt trùng.
  Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
  Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
  Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ: 

Chú thích:

Influent – đầu vào; Anaerobic reactor – bể kỵ khí; Dynamic state bioreactor – bể sinh học thể động; Membrane separation tank – bể lọc tách bằng màng; KMS hollow fiber membrane – màng sợi rỗng KMS; OER (oxygen exhausted reactor) – bể yếm khí; Suction pump (permeate) – bơm hút (nước sau xử lý); Effluent – đầu ra


Cơ chế tách chất lơ lửng bằng màng sợi rỗng ngập:

Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị loại bỏ ngay tại bề mặt màng (lổ rỗng 0.4um). Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. 

Làm sạch màng:

Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực.

(1) Làm sạch bằng thổi khí: Cách đơn giản là dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lổ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám ra khỏi màng.


(2) Làm sạch bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất: Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần).

Màng mới .......Sáu tháng sử dụng .......Tẩy rửa màng ..............Sau khi tẩy

Bề mặt màng (40 lượt) ..........................Bề mặt màng (40 lượt)

Những ưu điểm đã được khẳng định của công nghệ MBR: 

(1) Sự ổn định của chất lượng nước sau xử lý

  Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra, như coliform chẳng hạn.
  Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng ngay cho các tòa nhà hay nhà máy nước tuần hoàn.
  Có thể được thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng và đòi hỏi chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định.

(2) Những điểm tuyệt vời của màng:

  Tính ưu việt của màng đã được kiểm chứng qua nhiều công trình ứng dụng khác nhau với phạm vi ứng dụng rộng.
  Thiết kế dạng môđun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn.
  Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động bởi dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí.
  Thân màng được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl. Vì vậy, màng không bị hư khi dùng chlorine để tẩy rửa màng vào cuối hạn dùng.

(3) Một giải pháp kỹ thuật nhiều lợi ích kinh tế:

  Giảm giá thành xây dựng nhờ không cần bể lắng, bể lọc và khử trùng.
  Tiêu thụ điện năng của công nghệ MBR rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp bằng chứng nhận “Công nghệ Môi trường Mới”.
  Phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư tạo ra rất nhỏ.

(4) Bảo trì thuận tiện:

  Kiểm soát quy trình chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng.
  Cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ. Quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.
  Quy trình có thể được kết nối giữa công trình với văn phòng sử dụng, vì thế có thể điều khiển kiểm soát vận hành từ xa, thậm chí thông qua mạng internet.

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được mô tả qua nhiều công đoạn khác nhau, để tìm hiểu sau hơn về công nghệ xử lý nước thải công nghiệp này mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin mô tả từng công đoạn của công nghệ dưới đây:
Giai đoạn 1: Xử lý nước sơ cấp
Ở giai đoạn này thì song chắn rác có nhiệm vụ lưu giữ lại những tạp chất thô như: rác, túi, giấy, vỏ cây, thanh sắt, v.v... mục đích bảo vệ cho máy bơm nước và những công trình cũng như thiết bị xử lý nước thải sau này, tuy nhiên nhược điểm của song chắn rác thủ công là không có trục vớt rác, vì vậy mỗi khi rác thải nhiều sẽ bị tồn đọng và gây ra hiện tượng tắc, vì vậy cần có hệ thống trục vớt hoặc là máy nghiền rác thải để khắc phục tình trạng trên. Đằng sau song chắn rác nên thiết kế một rổ lọc rác làm bằng lưới inox được kết hợp với máy rung.
Tiếp theo là cấu tạo của bể lắng cát, mục đích là để lắng những hạt vô cơ có trong thành phần của nước thải, chủ yếu là cát, công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cũng không khác nhiều so với những công nghệ xử lý nước thải thông thường. Ngay trên trạm xử lý khi để cát lắng xuống sẽ làm việc lấy cặn trở nên khó khăn hơn. Vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến những ống dẫn bùn, hoạt động của các ống này sẽ kém đi là nguyên nhân làm máy bơm bị hỏng. Với dạng bể cáu tạo từ metan và bể lắng 2 vỏ thì thành phần cát lắng lại là thành dư thừa, chính vì vậy mà cần xây dựng bể lắng cát bên trên trạm xử lý khi mực nước thải nhiều hơn 100m3/ngày. Dưới những tác động của lực trọng trường, những thành phần rắn của phần tử có tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng của nước khi lắng xuống dưới đáy, từ quá trình nước thải chuyện động qua bể lắng cát. Tại bể lắng cát sẽ được tính tốc độ dòng chảy đủ lờn (0.3m/s) để những phần tử hữu cơ nhỏ không lắng xuống được và những thành phần tạp chất vô cơ bị giữ lại trong bể. Thường thì những hạt cát khi bị giữ lại luôn có độ lớn thủ lưc từ 18mm/s đến 24m/s.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải

Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp:
Tại tuyển nổi được sử dụng để tách những thành phần chất lơ lửng và nén bùn cặn lại, tại đây những hạt nhỏ, lắng chậm hơn so với những hạt nặng cũng được khử hoàn toàn. Sau đó thực hiện quá trình tuyển nổi nước thải được áp dụng cách sục khí, khí được đưa vào sẽ là ozone, những bọt khí này sẽ tạo một liên kết với những hạt khi đủ lớn thì chúng sẽ nổi lên bên trên mặt nước, rồi được tập hợp thành từng lớp bọt có chứa hàm lượng tạp chất cao. Việc thu gom sẽ dễ dàng hơn khi tất cả hạt kết hợp với nhau tạo thành mảng, tiếp theo là quá tình vớt bọt tự động từ máy.
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp có 1 giai đoạn được đánh giá khá đơn giản, đó là ngay tại bể lắng, việc tách các thành phần chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước thải. Mỗi thành phần rắn khi không được hòa tan vào nước thải sẽ chịu một tác động từ 2 trọng lực: trọng lực bản thân, và lực cản khi chúng chuyển động dưới tác động của trọng lực. Sự tương quan của 2 lực trên liên quan rất lớn tới tốc độ lắng của những hạt rắn, hầu như 20% lượng chất bẩn không được hòa tan ngay trong nước thải thì cũng có 20% là thành phần của hạt cát, sẽ được lưu giữ lại bể lắng cát. Hầu hết lượng chất bẩn không được hòa tan là chất hữu cơ, và chúng sẽ được giữ lại tại bể lắng I, chúng được hình thành ngay trong quá tình xử lý bùn thứ cấp, và được lắng lại khi ở bể lắng II.

Giai đoạn 2: Giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện kỵ khí
Mô hình bể phân hủy kỵ khí của công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Nếu trong quá trình xử lý không có ôxy cung cấp thì những chất hữu cơ sẽ bị phân hủy dựa vào sinhvật và sản phẩm cuối của quá trình là thành phần của những chất: mêtan (CH-4) và CO2. Giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ dựa vào vi sinh kỵ khí chủ yếu diễn ra dựa trên nguyên lý lên men ngay quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vào vi sinh được diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước:
- Thành phần các chất hữu cơ sẽ được phân hủy nhờ vào những vi sinh vật thành những chất hữu cơ đơn giản có khối lượng nhẹ.
- Những men axit biến đổi chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
- Giai đoạn vi khuẩn tạo men metan rồi chuyển hóa thành hydro và những axit được tạo thành ở giai đoạn trước thành khí metan và khí cacbonic.
Từ nguyên tắc trên khi thiết kế bể phân hủy kỵ khí cần có các bể bê tông cốt thép có nắp được bịt kín để lưu giữ lượng nước thải trong khoảng thời gian từ 12-20 tiếng phụ thuộc vào tùy lượng nước thải, hàm lượng những thành phần chất bẩn bên trong nước thải. Để hiệu xuất xử lý đạt tiêu chuẩn cần bố trí thêm những vật liệu đệm sinh học dày đặc để làm giá thể đồng thời cho khuấy đều khí metan sục xuống bên dưới bể. Bể phân hủy kỵ khí được khởi động bằng chính những vi khuẩn kỵ khí có từ trong nước thải. Ưu điểm củaCông nghệ xử lý nước thải công nghiệp này là tiết kiệm được năng lượng, quá trình xử lý triệt để và nhân công, hiệu xuất xử lý COD giảm từ 60 đến 65%.

Giai đoạn 3: Phương pháp phân hủy bằng OZONE
Có nhiều phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải hoàn toàn độc lập như:
- Phương pháp cơ học được sử dụng với trường hợp nước thải có chứa những thành phần chất ô nhiễm không tan, thành phần có khối lượng khác khối lượng của nước hay là những dạng hạt có kích thước lơn: Từ quá trình lắng cặn, đến gạt nổi, lọc.
- Phương pháp hóa lý được áp dụng để xử lý những dạng nước thải như nước thải nhà máy chứa hóa chất: Sử dụng hóa chất để trung hòa, tạo huyền phù, tạo kết tủa, hấp thụ trao đổi v.v...
- Phương pháp sinh học, là một trong những phương pháp đơn giản nhất lại đem lại hiểu quả cao, tiết kiệm chi phí, đây vẫn là một trong những phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất trong quá trình xử lý nước bị ô nhiễm từ những thành phần chất hữu cơ: Quá trình phân hủy hữu cơ dựa vào vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí, rong, tảo, hay nấm v.v...
Những phương pháp xử lý nước thải truyền thống, thường hay sử dụng hệ thống sinh học hiếu khí bằng cách sục khí oxy. Ưu điểm của phương pháp này có thể phân hủy triệt để nước thải thành nước sạch. Nhưng lại có một nhược điểm lớn là chi phí cao, diện tích xây dựng và tiêu hao cho việc sục khí vi sinh phải chạy liên tục không được nghỉ, hơn nữa hệ thống phân hủy hiếu khí cũng sẽ không tốt nếu việc tính toán lượng khí cần thiết để cung cấp cho hệ thống không đúng.
Xử lý phân hủy bằng ozone
Có nhiều trường hợp, áp dụng những phương pháp thông thường ở trên sẽ không hiệu quả. Với nhiều loại nước thải có các chất độc khó phân hủy, ví dụ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…, vi sinh vật hầu như không hoạt động được. Để giải quyết được những trường hợp này, người ta đã áp dụng những phương pháp oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes-AOPs).
Mục đích loại bỏ những khó khăn của phương pháp xử lý hiện nay (phương pháp xử lý bằng sinh học - Công nghệ xử lý nước thải công nghiêp) như: hệ thống cồng kềnh, tốn diện tích, vận hành phức tạp, chi phí vận hành cao,…công ty chúng tôi đã chế tạo và ứng dụng rất thành công dây chuyền xử lý nước thải công nghiệp bằng ozone. Công suất xử lý của các dây chuyền này đạt từ 30 - 30.000m3/ngđ.
Trong số các chất oxy hóa thường được sử dụng, ozone là một chất oxy hóa rất mạnh. Ozone tác dụng với các CHC tan trong nước chủ yếu theo hai cơ chế sau: Thứ nhất, ozone phản ứng trực tiếp với chất tan (P). Thứ hai, ozone phản ứng với chất tan (P) theo cơ chế gốc.
Mặt khác, ozone có thể tác dụng với chất khác tạo ra chất oxy hóa thứ cấp. Chất mới này sẽ oxy hóa chất tan. Tất cả các phản ứng trên có thể xảy ra đồng thời. Nhưng tùy theo điều kiện phản ứng và thành phần của nước nhiễm bẩn, sẽ có phản ứng nào đó trội hơn.
- Ozone phản ứng trực tiếp với chất tan
Ozone khi hòa tan vào nước sẽ tác dụng với CHC (P), tạo thành dạng oxy hóa của chúng theo phương trình động học sau: - d[P]/dt = kP [P][O3]. Nhưng phản ứng trực tiếp của ozone với CHC có tính chọn lọc, tức là ozone chỉ phản ứng với một số loại CHC nhất định. Sản phẩm của các quá trình ozone hóa trưc tiếp các chất vòng thơm bằng ozone thường là các axit hữu cơ hoặc các muối của chúng.
- Ozone phản ứng với chất tan theo cơ chế gốc
Khi tan vào nước tinh khiết, ozone sẽ phân hủy tạo thành gốc OH theo phản ứng kiểu dây chuyền. phương trình tốc độ phân hủy ozone như sau:
- d[O3] /dt = kA[O3] + kB[OH¯ ]1/2[O3]3/2 Trong đó, kA = 2 k22; kB = 2k25 ( k23/ k26 )1/2
Theo biểu thức trên, ở môi trường kiềm, sự phân hủy ozone tăng, Thực nghiệm cho thấy, khi oxy hóa các hợp chất đa vòng thơm (PAH) chỉ bằng một mình ozone, hiệu quả tốt trong điều kiện pH = 7 – 12.
Như vậy, CHC có thể bị phân hủy bởi ozone theo cả hai cơ chế: trực tiếp và gốc. Khi đó, phương trình động học chung của quá trình đó biểu diễn như sau :
- d[P]/dt = kd[O3][P] + kid[OH&][P] Trong vế phải của phương trình, số hạng thứ nhất thể hiện mức độ phản ứng trực tiếp của ozone với CHC thông qua hệ số kd. Số hạng thứ hai thể hiện mức độ phản ứng gián tiếp của nó với CHC thông qua gốc OH và thông qua hệ số kid.
Với khả năng oxy hóa - khử mạnh, như quý trình phân tích ở trên, nên ozone có thể khử màu, khử mùi, khử trùng một cách hiệu quả. Nước thải qua bể phân hủy ozone của chúng tôi giảm được trên 90% hàm lượng COD, BOD, SS,… giảm trên 95% chỉ số Coliform, nước thải không còn màu, mùi khó chịu, không phát sinh sản phẩm thứ cấp gây độc hại.

Giai đoạn 4: Tuyển nối thứ cấp và lắng cặn thứ cấp
Kho chứa bùn thứ cấp
Sau quá trình phân hủy kỵ khí và phân hủy ozone nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường. Cho nên, cần có thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và bể lắng thứ cấp. Nước thải sẽ được đưa qua hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp của chúng tôi sẽ trở thành nước sạch, đảm bảo TCVN 5945:2005 - cột A (COD<50mg/l, BOD5<30mg/l, SS<50mg/l,…), có thể tái sử dụng làm nước cấp phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt.

Công đoạn 5: Quá trình xử lý tái tạo bùn thải
Bùn thải được sinh ra chủ yếu trong nhà máy xử lý nước thải và chủ yếu đọng lại tại bể lắng I, bể phân hủy sinh học và cả bể lắng II. Khối lượng bùn cặn này sẽ được hút ra từ máy bơm. Quá trình xử lý bùn thải là cần thiết vì nếu không sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Quá trình xử lý bùn thải:
- Tách thành phần khối lượng nước có trong hỗn hợp bùn cặn để giảm được kích thước của công trình xử lý và để giảm thể tích cặn phải vận chuyển đến nơi tiếp nhận.
- Quá trình phân hủy thành phần chất hữu cơ dễ bị thối rữa, chuyển thành những chất hữu cơ ổn định và những hợp chất vô cơ dễ dàng tách nước và sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường tiếp nhận.
Xử lý và tái sử dụng bùn thải
Thành phần hữu cơ và vô cơ được tách ra từ bùn thải bằng phương pháp thủy lực: những chất vô cơ nặng sẽ lắng xuống, còn những thành phần chất hữu cơ nhẹ sẽ nổi lên trên. Những thành phần chất vô cơ sẽ được tận dụng cho việc sản xuất vật liệu xây dựng, thành phần chất hữu cơ được xử lý từ phương pháp sinh học để tách riêng những kim loại nặng với thành phần bùn hữu cơ sạch. Bùn hữu cơ sạch này được tận dụng để sản xuất phân vi sinh phục vụ trong nông nghiệp. Các kim loại nặng còn lại sẽ được xử lý theo phương pháp hóa học và được tách riêng kim loại hay hóa rắn toàn bộ và phải được chôn lấp an toàn.


Nâng cao quản lý phát triển đô thị và chất lượng xây dựng

21/05/2013 09:35
Ngày 17/5, tại TP.HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Triển khai Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại khu vực phía Nam. Đại diện lãnh đạo 35 tỉnh thành khu vực phía Nam, các Sở Xây dựng, TCty, DN… cùng tham dự. Đây là những Nghị định có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị và quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phát biểu khai mạc hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Trong những năm vừa qua, với chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội đất nước, hệ thống các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng và quy mô. Tại các địa phương đã hình thành nhiều không gian đô thị mới, đáp ứng những nhu cầu của người dân về một môi trường sống và làm việc hiện đại, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Đô thị đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tốc độ đô thị hóa quá nhanh tại một số đô thị trung tâm cũng đồng thời tạo nhiều sức ép cho môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, hình thành những thách thức mới cho công tác quản lý phát triển đô thị. Thực trạng phát triển trong thời gian vừa qua đã cho thấy những thiếu sót lớn còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các đô thị.
Nghị định 11 cũng lần đầu tiên quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phải thực hiện công tác đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch. Đây chính là công cụ cốt lõi để kiểm soát quá trình phát triển đô thị, hạn chế các dự án thực hiện tràn lan không theo nhu cầu và khả năng của nền kinh tế như đã diễn ra trước đây. Chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch do chính mình đề xuất. Chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện công tác kết nối, hỗ trợ chủ đầu tư (thông qua hoạt động của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị), phối hợp trong công tác quản lý hành chính và an ninh trật tự tại các khu vực dự án.

Toàn cảnh hội nghị.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nghị định 11/2013/NĐ-CP là một sự thay đổi lớn về tư duy quản lý trong lĩnh vực phát triển đô thị, trong đó có quy định về những công việc hoàn toàn mới. Vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, Bộ Xây dựng hiện đang xây dựng một thông tư hướng dẫn chi tiết cho các nội dung của Nghị định và dự kiến ban hành Thông tư trong tháng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và hướng dẫn các địa phương cũng như các DN và người dân trong việc triển khai thực hiện Nghị định này, đảm bảo các quy định của Nghị định thực sự đi vào cuộc sống và mang lại những lợi ích thiết thực cho công tác phát triển đô thị của đất nước”.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2013. Nghị định này được ban hành thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động xây dựng, phù hợp với quan điểm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của ngành Xây dựng. Nghị định 15 ra đời làm rõ hơn về phân loại nguồn vốn đầu tư để có cách thức quản lý khác nhau tránh lãng phí thất thoát.
Nói về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thứ trưởng Nam cho biết: “Trong 9 năm áp dụng Nghị định 209/2004/NĐ-CP cho thấy trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng của các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành và UBND cấp tỉnh chưa rõ nét. Yêu cầu và cách thức quản lý các dự án, công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau chưa rõ ràng. Theo số liệu thống kê, hiện nay vốn đầu tư xây dựng chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vì vậy công tác quản lý chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng được điều chỉnh dần theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” nhằm để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, thu hút vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, do quá coi trọng yếu tố thị trường, không phân biệt nguồn vốn Nhà nước và các nguồn vốn ngoài Nhà nước để có biện pháp quản lý phù hợp nên đã phân giao quá nhiều quyền hạn cho chủ đầu tư, làm mờ nhạt vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Chính điều này cùng với sự hạn chế về năng lực của các chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm chất lượng công trình, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư”.
Việc ra đời Nghị định 11 và Nghị định 15 có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị và quản lý chất lượng công trình xây dựng. Qua đó nâng cao chất lượng công trình xây dựng từ các loại nguồn vốn cũng như giúp công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch bền vững.