Nghiệm thu đề tài: Xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện
3/7/14 11:10 AM
3/7/14 11:10 AM
Xem với cỡ chữ Gửi bài viết email In bài viết
Toàn cảnh
Ngày 06/03/2014, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu đề tài: Xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện do Viện Quy hoạch môi trường và Hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn (IRURE) chủ trì thực hiện. Tiến sĩ Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.
Thay mặt nhóm tác giả thực hiện Đề tài, Ths. Nguyễn Thị Lan Anh đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài. Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay việc xử lý chất thải rắn (CTR) tại khu vực nông thôn đang là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng nông thôn mới đang được Đảng và nhà nước cùng các địa phương quan tâm. Tuy nhiên, các địa phương hiện nay vẫn còn đang khó khăn trong việc áp dụng phương pháp và cách thức để xử lý chất thải rắn tại chỗ, chính vì thế đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tổng hợp phân tích hiện trạng, làm cơ sở xây dựng Hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện, áp dụng cho các cấp chính quyền, các cơ quan tư vấn, các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật cấp xã, cấp huyện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được Quy trình lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn gồm 8 bước: Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng quản lý CTR; Thiết lập mục tiêu và phạm vi quy hoạch; Dự báo nguồn CTR phát sinh; Quy hoạch hệ thống phân loại CTR tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR; Quy hoạch thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển CTR; Xử lý và tái chế CTR; Xây dựng kế hoạch thực hiện và lộ trình thực hiện quy hoạch; Chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.
Nhóm thực hiện đề tài cũng đưa ra được 6 mô hình thu gom, vận chuyển CTR bao gồm: Mô hình quản lý CTR liên huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR phân tán cấp xã.
Các ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng đều đánh giá cao nỗ lực của nhóm tác giả thực hiện Đề tài, tuy nhiên nhóm tác giả cần phải soát xét và chỉnh sửa lại một số lỗi chính tả, thuật ngữ chuyên ngành, các phương pháp xử lý CTR cho phù hợp với điều kiện kinh tế của khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Đồng thời, các thành viên Hội đồng cũng cho rằng, nếu căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về lập quy hoạch chất thải rắn cho khu vực nông thôn, tuy nhiên đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản lý, và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước ban hành được những văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Trung Hòa đề nghị nhóm tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, bổ sung và chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đề tài được Hội đồng nhất trí nghiệm thu với kết quả xếp loại Khá.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được Quy trình lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn gồm 8 bước: Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng quản lý CTR; Thiết lập mục tiêu và phạm vi quy hoạch; Dự báo nguồn CTR phát sinh; Quy hoạch hệ thống phân loại CTR tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR; Quy hoạch thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển CTR; Xử lý và tái chế CTR; Xây dựng kế hoạch thực hiện và lộ trình thực hiện quy hoạch; Chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.
Nhóm thực hiện đề tài cũng đưa ra được 6 mô hình thu gom, vận chuyển CTR bao gồm: Mô hình quản lý CTR liên huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR phân tán cấp xã.
Các ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng đều đánh giá cao nỗ lực của nhóm tác giả thực hiện Đề tài, tuy nhiên nhóm tác giả cần phải soát xét và chỉnh sửa lại một số lỗi chính tả, thuật ngữ chuyên ngành, các phương pháp xử lý CTR cho phù hợp với điều kiện kinh tế của khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Đồng thời, các thành viên Hội đồng cũng cho rằng, nếu căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về lập quy hoạch chất thải rắn cho khu vực nông thôn, tuy nhiên đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản lý, và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước ban hành được những văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Trung Hòa đề nghị nhóm tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, bổ sung và chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đề tài được Hội đồng nhất trí nghiệm thu với kết quả xếp loại Khá.