Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013


Kỳ họp thứ 5 và 'nhãn lực tinh tường' của Quốc hội
499 đại biểu Quốc hội khóa 13, sáng 20/5, bước vào kỳ họp thứ 5, kéo dài một tháng tại Hà Nội. “Hơn lúc nào hết, Quốc hội rất cần nhãn lực tinh tường để nhận diện đúng tầm mức của các vấn đề nước sôi lửa bỏng hiện nay”, một vị đại biểu chuyên trách nói trước thềm kỳ họp.
Tràn ngập tâm tư từ các cuộc tiếp xúc cử tri, cũng có nghĩa là trách nhiệm của các vị đại diện cho dân càng nặng nề. Không chỉ ở
Tràn ngập tâm tư từ các cuộc tiếp xúc cử tri, cũng có nghĩa là trách nhiệm của các vị đại diện cho dân càng nặng nề. Không chỉ ở "nhãn lực tinh tường" để nhận diện rõ các vấn đề đang đặt ra cho cả trước mắt và lâu dài. Mà cao hơn còn là bản lĩnh để bàn, để quyết các giải pháp, phương cách giải quyết vấn đề..
Tâm tư này cũng được nhiều vị khác sẻ chia. Bởi, tại đây, không chỉ lần đầu tiên việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ diễn ra mà Hiến pháp đang cần sự thay đổi có tính lịch sử, sửa Luật Đất đai vẫn ngổn ngang trăm mối… Nhìn rộng hơn thì từ kinh tế, xã hội, niềm tin... đều “đang có vấn đề” và sự kỳ vọng ở Quốc hội, đương nhiên vì thế mà cũng lớn hơn.
Mới đây, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô với sự có mặt của gần 200 quan chức, nhà khoa học, chuyên gia và đại biểu Quốc hội, một chuyên gia kinh tế đã nêu nhận định: “Đất nước đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giáo dục y tế đến niềm tin, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật, đạo đức”.
Gần hơn, ở phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5 vừa qua, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sau khi nêu sự cấp thiết phải cứu doanh nghiệp trong nước, đã nhấn mạnh rằng, “tôi thấy nguy cơ lắm”.
Bà Doan cũng tâm tư, khi ngân sách eo hẹp thì chi tiêu vẫn chưa triệt để tiết kiệm. Sự dàn trải, lãng phí của các chương trình mục tiêu quốc gia từng được phê phán mạnh mẽ ở nhiều diễn đàn và cả trên nghị trường, nhưng nay vẫn thế không thể khắc phục. Vì “ngay trong đại biểu Quốc hội cũng không dám quyết thì còn ai dám quyết”.
Trong khi đó, xem xét “túi tiền” của quốc gia với góc nhìn của người đã đứng đầu ngành tài chính nhiều năm liền, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng ngậm ngùi “tình hình xấu lắm”.
Mức độ lạc quan tại báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội đã giảm đi khá nhiều. Các chuyên gia cũng chẳng mất nhiều thời gian tranh luận xem tăng trưởng và lạm phát ở mức nào thì hợp lý nữa. Bởi CPI thấp chưa hẳn do kiềm chế mà do thiếu tiền. Nhưng tiền có bơm ra thì doanh nghiệp cũng khó hấp thụ vì gần 70% đã báo lỗ. Doanh nghiệp “chết” thì kinh tế khó mà hồi phục…, vòng luẩn quẩn này dù được vẽ đi vẽ lại thì giải pháp hữu hiệu vẫn còn là câu hỏi lớn.
Vậy nhưng, nếu chỉ cảm nhận tình hình qua các báo cáo “tự kiểm điểm” phục vụ cho việc lấy tín nhiệm tại kỳ họp này thì như nhận xét của nhiều vị đại biểu, rằng “dường như đất nước chẳng mấy khó khăn vất vả”. Bởi khó khăn, hạn chế, nếu có cũng khá nhẹ nhàng, còn thành tích vẫn là cơ bản.
Song, nói như đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội thì sau gần hai năm, chẳng cần các báo cáo đó, cử tri cũng có thể đánh giá được kết quả công việc của bộ trưởng, huống chi đại biểu của dân có nhiều thông tin hơn để cân nhắc. Vấn đề còn lại là Quốc hội phải xem “y phục” hiện tại có vừa vặn với các vị được lấy phiếu hay quá rộng và cũng có thể là quá hẹp.
Tuy nhiên, “muốn cho Quốc hội nhận diện đúng thì cá nhân được lấy tín nhiệm phải thể hiện dấu ấn. Ví dụ ở cương vị thành viên Chính phủ thì anh phải thể hiện tư tưởng, đưa ra chính sách lớn để cải biến tình hình. Từ đó anh sắp xếp theo lớp lang cái gì trước cái gì sau, khâu nào là khâu cửa mở để giải quyết vấn đề. Chứ còn nhiều anh cứ nói tôi nghiêm cái này, chỉnh cái nọ mà chả cái biến được gì trong tình hình hiện nay, thì không thể đạt tín nhiệm cao”, ông Vân nói.
Đấy là chưa kể, bên cạnh một số vị rất có trách nhiệm với sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, thì vẫn có người hầu như chỉ kể lại công việc của cơ quan mình, ngành mình, chỉ thay ngày tháng và danh xưng, vẫn theo nhận xét của ông Vân.
Tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, cử tri Bắc - Trung - Nam đều bày tỏ quan tâm và cả lo ngại tới sự khách quan của những lá phiếu tín nhiệm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh rằng, không thể xem đây là kỹ thuật mà là vấn đề mang ý nghĩa chính trị. Bởi vậy, hướng dẫn phải chặt chẽ, và tạo điều kiện cho đại biểu đánh giá không ngược ý dân.
Đại biểu của dân đương nhiên phải thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội. Nhưng dân không chỉ quan tâm đến kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. 26 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhân dân với công việc mà ở kỳ họp này Quốc hội sẽ dành liên tục hai ngày để bàn thảo.
Mặc dù vậy, thông tin về ý dân với sửa đổi Hiến pháp thế nào hiện còn nhỏ giọt. Sau gần 5 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa có cuộc họp báo nào để công bố kết quả lấy ý kiến. Báo cáo hơn 100 trang của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến nhân dân cũng chưa được công bố công khai vì "chưa có quy định". Còn thông tin do người phát ngôn của Quốc hội nêu về phương án tên nước tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp dường như cũng chưa hoàn toàn chắc chắn.
Cử tri còn tâm tư về nhiều vấn đề khác. Dù chương trình kỳ họp thứ 5 không có phiên nào Quốc hội nghe báo cáo hay bàn về tình hình biển Đông, song cử tri vẫn đang lo lắng, bất bình trước diễn biến phức tạp ở đây. Họ cũng vẫn không quên "nhắc” các vị đại diện cho mình chuyện công khai hình thức xử lý trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu, cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm tại Vinashin, Vinalines… đã được hứa hẹn nhiều lần giữa nghị trường.
Tràn ngập tâm tư từ các cuộc tiếp xúc cử tri, cũng có nghĩa là trách nhiệm của các vị đại diện cho dân càng nặng nề. Không chỉ ở "nhãn lực tinh tường" để nhận diện rõ các vấn đề đang đặt ra cho cả trước mắt và lâu dài. Mà cao hơn còn là bản lĩnh để bàn, để quyết các giải pháp, phương cách giải quyết vấn đề.
“Chúng ta đã từng có những yếu kém lỏng lẻo trong quản lý, vậy thì phải xúm nhau vào thực hiện để tạo ra sự đồng thuận. Trong lúc này, không nặng về xử lý, tìm ra để làm cái gì, mà là để khắc phục tình hình”, lời của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chắc cũng hợp lòng nhiều cử tri và đại biểu.

XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT:

Xử lý nước sinh hoạt cho gia đình là nhu cầu cấp thiết hiện nay do nguồn nước ngầm, nước sông thậm chí cả nước thủy cục không đảm bảo. Sử dụng nước sạch, không ô nhiễm các hóa chất, vi khuẩn gây bệnh là một cách bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Công ty môi trường Ngọc Lân xin giới thiệu sơ lược quy trình xử lý nước sạch cho các bạn tham khảo

RO gia đình
Máy lọc nước tinh khiết cho gia đình, văn phòng

1.  SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ  NƯỚC SINH HOẠT

xử lý nước sinh hoạt

2.  THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Công nghệ này phù hợp cho nhu cầu của hộ dân cư ở vùng nông thôn hoặc những nơi chưa có mạng lưới cấp nước.
Nước giếng khoan thường nhiễm phèn nặng, giặt quần áo thường bị vàng ố và có mùi hôi. Thiết bị có máy sục khí để tăng cường oxi là một cách để chuyển sắt ( phèn) từ sắt hòa tan thành sắt kết tủa. Nước qua giai đoạn này sẽ chuyển đến bể chứa.
Nước sông chứa các thành phần lơ lững nên cho qua thiết bị lọc thô dạng hở để loại phần lớn tạp chất.
Nước trong bể chứa xảy ra quá trình lắng các hạt sắt kết tủa xuống đáy và một phần nổi lên bề mặt. Những hạt sắt không đủ nặng vẫn còn hòa tan trong nước, nói chung ở giai đoạn này sắt đã bị xử lý một phần và mùi đã giảm rõ rệt.
Nước được đưa vào hệ thống lọc cát tinh để lọc thêm lần nữa nhằm làm tăng độ trong của nước. Ở giai đoạn này nước có thể dùng để tắm giặt, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Một phần nước sẽ được chuyển sang bộ lọc nước tinh khiết mini phục vụ nhu cầu ăn uống trong gia đình.

3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ


          a.      Ưu điểm:
            ·         Giá thành rẻ phù hợp với điều kiện đầu tư của đa số hộ gia đình.
            ·         Hệ thống ổn định dễ vận hành, độ bền thiết bị cao.
            ·         Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước uống.
            ·         Thiết bị được chế tạo trong nước dễ tìm, rẽ.
           b.      Nhược điểm:
            ·         Hệ thống chỉ lọc được lưu lượng nhỏ.
Xử lý nước sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước giếng công nghiệp

Xử lý nước sạch dùng cho sản xuất công nghiệp là điều cần thiết bởi giá thành rẻ, dễ khai thác và chủ động trong sản xuất. Nước ngầm trong lòng đất thường nhiễm phèn (sắt), vôi, manggan, pH thấp, độ đục cao, cá biệt có thể nhiễm asen hoặc nitrat, nitrit, colifom…
Hệ thống xử lý nước giếng công nghiệp
Nước giếng công nghiệp có tính chất ô nhiễm thường gặp nhất là nhiễm phèn, pH thấp, có độ đục cao. Khi bơm lên nước có độ trong nhất định, nước có mùi tanh bùn, để qua một 1-2 giờ sau nước chuyển thành màu vàng, có váng, độ đục cao. Nước nhiễm vôi, manggan thì nấu nước sôi để nguội sẽ thấy đóng cặn trắng dưới đáy nồi. Giếng nhiễm asen nitrat, nitrit, colifom, kim loại nặng thì phải xét nghiệm mẫu nước mới phát hiện ra được.
Nước giếng công nghiệp cần phải xử lý để tránh hư hỏng máy móc, đường ống, bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên.

Công nghệ lọc nước giếng truyền thống:

xử lý nước giếng công nghiệp nhiễm phèn

Hầu hết các công nghệ truyền thống đều sử dụng sơ đồ xử lý như sau:
Nước giếng – Bơm lên bể chứa – Làm thoáng bằng giàn mưa – lắng – lọc thô
Với công nghệ này, việc xử lý đơn giản và rẻ tiền, dễ vận hành và khử được một vài chất ô nhiễm trong nước giếng. Song lại không thể xử lý triệt để sắt, manggan, asen, pH thấp, nitrat…

Xử lý nước thải:

     – Công nghệ oxi hoá sâu kết hợp màng siêu lọc cao phân tử Membrane bioreactor (MBR)
     – Công nghệ xử lý lọc sinh học bằng kỹ thuật Moving Bed Biofilm Reactor (MBBR)
     – Công nghệ AAO và MBBR
     – Công Nghệ AAO và MBR
     – Công nghệ Unitank
     – Công nghệ UASB ưa ấm
     – Công nghệ SBR và MBBR
     – Công nghệ khử màu nước thải bằng điện phân
     – Công nghệ khử màu nước thải bằng oxi hoá bậc cao.

Xử lý nước sạch:

xử lý nước giếng công nghiệp cao cấp
     – Công nghệ oxi hoá bậc cao:ANPOs (Advanced Non-Photochemical Oxidation Processes), 
     – oxi hóa bậc cao nhờ tác nhân ánh sáng: APOs (Advanced Photochemical Oxidation Processes)
     – Công nghệ lọc: lọc thô, lọc tinh, siêu lọc, thẩm thấu ngược
     – Công nghệ xử lý hoá lý


Ưu điểm của các công nghệ trên là dễ dàng vận vận hành, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, giá thành rẻ, sử dụng công nghệ mới, hiện đại. 
xử lý nước giếng nhiễm phèn  
 Nếu quý công ty có nhu cầu cải tạo hoặc dự định xây dựng một Hệ thống xử lý nước giếng công nghiệp mới, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Toshiba với công nghệ quản lý môi trường bền vững

Triển lãm chia thành 4 phần, phản ánh các khía cạnh của cách tiếp cận chiến lược đưa Toshiba trở thành một công ty sinh thái hàng đầu
Đầu tháng Hai vừa qua, tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đã tổ chức triển lãm môi trường lần thứ 22 tại Tokyo, trưng bày khoảng 90 sản phẩm mới nhất của Toshiba nhằm nâng cao nhận thức cũng như đưa ra các sáng kiến môi trường.

Chủ đề của triển lãm càng trở nên nóng hổi hơn khi dư luận Nhật Bản cũng như nhiều nước đang tỏ ra quan ngại trước việc bầu không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan sang các nước láng giềng trong khu vực.

Chia sẻ về vấn đề này, giám đốc bộ phận Quản lý môi trường doanh nghiệp của Toshiba, ông Sanehira cho biết: "Toshiba có rất nhiều nhà máy hoạt động trên toàn thế giới và tất cả đều tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn môi trường mà chúng tôi áp dụng ở Nhật Bản. Chúng tôi luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và hướng tới việc sản xuất những sản phẩm sạch.”

Hiện Toshiba đang xúc tiến thực hiện "Tầm nhìn 2050," hướng về một tương lai mà mọi người có thể tận hưởng lối sống an toàn và hòa hợp với Trái đất. Để đạt được mục tiêu này, Toshiba đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sinh thái hàng đầu thế giới, kết hợp giữa nhận thức về môi trường với tất cả các khía cạnh quản lý kinh doanh của mình, và tạo ra giá trị thông qua các sáng kiến hỗ trợ lối sống bền vững.

Triển lãm môi trường lần thứ 22 được chia thành 4 phần, mỗi phần phản ánh một khía cạnh của cách tiếp cận chiến lược đưa Toshiba trở thành một công ty sinh thái hàng đầu: Greening of Products tập trung vào các sản phẩm có ý thức về môi trường; Greening by Technology bao gồm công nghệ và năng lượng sạch; Greening of Process giới thiệu quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; Green Management nhấn mạnh vào phương pháp quản lý môi trường của Toshiba.

Mục đích của Toshiba là đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững thông qua việc kết hợp giữa quản trị kinh doanh và quản lý môi trường, đẩy nhanh tốc độ mở rộng kinh doanh./.


Quy trình lọc khí thải từ nhà máy của Toshiba (Nguồn: PV/Vietnam+)


Quy trình quản lý năng lượng gia đình và công đồng của Toshiba (Nguồn: PV/Vietnam+)

Nhật xuất khẩu công nghệ môi trường sang Việt Nam

Nhật xuất khẩu công nghệ môi trường sang Việt Nam
Dự án thí điểm tại Việt Nam do đối tác chính là Tập đoàn NTT DATA thực hiện. Trị giá ngân sách chính phủ dành cho dự án này là 150 triệu yên.
Bộ Thông tin và Nội vụ Nhật Bản vừa thông báo sẽ xuất khẩu hạ tầng xã hội và công nghệ thông tin hiện đại của Nhật Bản ra nước ngoài thông qua hình thức hợp tác công-tư và điểm đến đầu tiên của dự án mang lại nhiều kỳ vọng này chính là Việt Nam.

Bước đi đầu tiên của chính sách mới này là vào tháng Ba tới, Nhật Bản sẽ bắt đầu triển khai dự án thí điểm tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng nước và không khí tại Việt Nam.

Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe coi trọng chính sách “xuất khẩu hạ tầng xã hội hiện đại nhất của Nhật Bản ra nước ngoài” và hỗ trợ xuất khẩu hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp Nhật Bản, coi đây là trụ cột cho chiến lược tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong thời gian tới.

Dự án thí điểm tại Việt Nam do đối tác chính là Tập đoàn NTT DATA thực hiện. Trị giá ngân sách chính phủ dành cho dự án này là 150 triệu yên.

NTT DATA từng có thành công và đóng góp to lớn đối với việc phát triển hạ tầng xã hội và thông tin tại các khu đô thị hiện đại ở Nhật Bản.

Theo dự án thí điểm này, Nhật Bản sẽ thiết lập tại thủ đô Hà Nội các trung tâm phân tích dữ liệu môi trường như chất lượng nước, không khí cũng như cho lắp đặt các thiết bị cảm ứng tại nhiều nơi ở Việt Nam.

Với công nghệ phân tích dữ liệu một cách tổng hợp, NTT DATA sẽ tiến hành điều tra mực nước và chất lượng nước của sông Mekong và chất lượng không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục.

Tại khu công nghiệp ở ngoại ô phía Bắc thành phố Hà Nội, NTT DATA sẽ tiến hành đo nhiệt độ, độ ẩm, lượng điện năng tiêu thụ để từ đó đề ra phương án sử dụng năng lượng một cách hiệu quả./. 

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ bơm

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ bơm
Tập đoàn Ebara đã phối hợp với Trung tâm hợp tác nhân lực Nhật Bản tổ chức Hội thảo về máy bơm nước, nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ngày 12/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Ebara (Nhật Bản) đã phối hợp với Trung tâm hợp tác nhân lực Nhật Bản tổ chức Hội thảo về máy bơm nước, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ tưới tiêu cũng như cấp thoát nước, phòng chống bão lụt.

Tại hội thảo, ông Kazuo Yamagishi, Tổng thư ký quỹ tưởng niệm Ebara Hatakeyama (EHMF) đã giới thiệu về máy bơm turbin với những tính năng kỹ thuật ưu việt ứng dụng trong nhiều lĩnh vực; những công nghệ, thiết bị bơm tiên tiến, hiện đại của Ebara - một doanh nghiệp hàng đầu về máy bơm nước của Nhật Bản, với doanh số hàng năm trên 40 tỷ yen.

Ông Kazuo Yamagishi nhận định Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhu cầu sử dụng máy bơm để tưới tiêu và chống ngập lụt là rất lớn. Đây là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng để Ebara hướng đến trong thời gian tới.

Ông Takanobu Oba, Tổng giám đốc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bơm Ebara Việt Nam cho biết thêm Ebara đã xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị bơm tại Hải Dương từ năm 1995.

Đến nay đã có 1.000 tổ máy bơm của Ebara hoạt động tại 150 trạm bơm tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

Đầu năm 2013, trước sự phát triển của thị trường, Ebara đã đầu tư thêm 5 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy mới trên diện tích 3ha, cũng đặt tại Hải Dương. Sản phẩm máy bơm của Ebara tại Việt Nam không chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN.

Năm 2012, doanh số của Ebara Việt Nam đã đạt 7 triệu USD, dự kiến sẽ tăng lên 10 triệu USD trong năm nay và sẽ đạt 15 triệu USD vào năm 2015.

Không chỉ mở rộng kinh doanh, Ebara còn đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của khu vực bằng việc chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp thoát nước, phòng chống bão lụt, nhất là tại khu vực thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như ở Đông Nam Á.

Năm 1989, Ebara đã thành lập Quỹ tưởng niệm Ebara Hatakeyama (EHMF) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các nước Đông Nam Á trong việc hợp tác, chia sẻ công nghệ đối phó với thiên tai. Ebara đã tổ chức hơn 230 khóa học tương tự tại nhiều nước, với số chuyên gia, kỹ sư tham gia khóa học lên tới hơn 10.000 người.

Với bề dày 100 năm kinh nghiệm (vừa tròn 100 tuổi tháng 11/2012), Ebara rất mong mỏi được đóng góp vào nỗ lực đối phó thiên tai của các nước, khi mà việc biến đổi khí hậu khiến tình hình thời tiết ngày càng trở nên bất thường./.

Lixil mắt ra dòng sản phẩm tiết kiệm nước ở Philippines

Lixil mắt ra dòng sản phẩm tiết kiệm nước ở Philippines
Tập đoàn vật liệu xây dựng hàng đầu Nhật Bản Lixil đã chính thức ra mắt hai nhãn hiệu American Standard và Tostem tại thị trường Philippines.
Cuối tháng Ba vừa qua, tập đoàn vật liệu xây dựng hàng đầu Nhật Bản Lixil đã chính thức ra mắt hai nhãn hiệu American Standard và Tostem tại thị trường Philippines.

Trong lễ ra mắt tổ chức ở Blue Leaf Jade Pavilion tại thủ đô Manila, với sự góp mặt của nhiều quan chức trong ngành xây dựng Philippines, American Standard đã giới thiệu các sản phẩm thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước lên tới 40%.

Trong khi đó, Tostem ra mắt loại cửa nhôm có chức năng P7, chịu được độ nén khí cao, cách nhiệt, cách âm.

Bên cạnh đó là các sản phẩm sứ vệ sinh chức năng Ecocarat, có khả năng kiểm soát độ ẩm, hấp thụ VOC có thể gây ra hội chứng mệt mỏi ở các tòa nhà cao tầng (Sick Building Syndrome), khả mùi hôi của nhà vệ sinh, mùi thuốc lá hay chất thải của vật nuôi.


Ông Susumu Yamaguchi, giám đốc điều hành của Lixil tại khu vực ASEAN cho biết, các sản phẩm của hãng được sản xuất với tiêu chí hài hòa với thiên nhiên, tiết kiệm nước, nhất thiếu nước sạch đang là vấn đề mà nhiều quốc gia phải đối mặt trong thập kỷ tới: “Sản phẩm của chúng tôi tiết kiệm tới 40% lượng nước tiêu thụ so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chúng tôi muốn góp phần chống lại sự cạn kiệt tài nguyên nước.”


Ông Bill Crichton, Giám đốc Lixil ASEAN cho biết Lixil bắt đầu bước chân vào thị trường Philippines từ tháng Bảy năm ngoái và trong tương lai, hãng sẽ tập trung vào các sản phẩm công nghệ xanh, đem lại sự tiện nghi cho cuộc sống, nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí hài hòa với môi trường./.

Nhật Bản ứng dụng công nghệ nước sạch tại Việt Nam

Nhật Bản ứng dụng công nghệ nước sạch tại Việt Nam
Công nghệ trên loại bỏ các tạp chất có hại như amôniắc nitơ và trihalômêtan khỏi nước, bằng cách lợi dụng chức năng tự nhiên của vi khuẩn.
Chính quyền thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, ngày 16/5 cho biết công nghệ lọc nước thông minh mà thành phố này giữ bằng sáng chế sẽ được ứng dụng tại một nhà máy nước ở Hải Phòng, thành phố cảng của Việt Nam.

Công nghệ trên loại bỏ các tạp chất có hại như amôniắc nitơ và trihalômêtan khỏi nước, bằng cách lợi dụng chức năng tự nhiên của vi khuẩn để hấp thụ và phân hủy các chất gây ô nhiễm nói trên. Việc Hải Phòng ứng dụng công nghệ này, vốn được chính quyền thành phố Kitakyushu phát triển chung với Công ty Giải pháp Môi trường Kobelco có trụ sở ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, đánh dấu lần đầu tiên thiết bị này được giới thiệu ở nước ngoài.

Chính quyền Kitakyushu đã và đang đầu tư vào các dự án liên quan đến nước tại những quốc gia châu Á đang phát triển với các hoạt động như cung cấp dịch vụ tư vấn.

Trong dự án lần này tại Hải Phòng, Kitakyushu cũng đóng vai trò cố vấn, trong khi công ty Kobelco giành được đơn đặt hàng trị giá 23 triệu yen (225.000 USD) từ thành phố Hải Phòng để làm công tác quy hoạch.

Nhà máy nước do Kobelco xây dựng sẽ được khởi công vào ngày 30/5, với mục tiêu đi vào hoạt động trong mùa Thu tới và khả năng xử lý 5.000 tấn nước/ngày cho 1,9 triệu người dân ở Hải Phòng, thành phố đông dân thứ ba của Việt Nam./.

Một làng ở Hà Nội sống bằng nước ao tù

12/05/2013 09:47
Cả làng dùng chung một cái ao, các hộ dân phải mất đến hàng chục triệu đồng để sắm sửa máy bơm, ống dẫn nước về nhà sử dụng. Đường ống dẫn nước chằng chịt như mạng nhện. Tuy nhiên, nguồn nước của thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đang bị ô nhiễm trầm trọng, nguy cơ gây bệnh rất cao cho người và vật nuôi.
Điều đáng nói là cách thôn Ngọc Than chưa đến 1 km, người dân thị trấn gần đó đã có nước sạch để dùng. Nhưng chỉ vì "không có kinh phí" (như cách nói của một vị cán bộ xã) mà những người dân thôn Ngọc Than vẫn phải sử dụng nước bẩn.

Rác thải "quây" góc ao Sen của thôn Ngọc Than.

Nhưng ao vẫn là nguồn chủ yếu cung cấp nước cho người dân sinh hoạt hằng ngày.

Hệ thống ống dẫn nước chằng chịt khắp các ngõ ngách trong thôn, tốn không ít tiền của của người dân.

Những đường ống dẫn nước chằng chịt khắp các ngõ từ ao Sen về từng hộ dân

Cận cảnh thùng chứa nước của gia đình anh Bùi Như Năm thôn Ngọc Than. Nước được xử lý sơ sài và đưa vào sử dụng.

Nhiều hộ rất khá giả, nhưng vẫn khó có nguồn nước sạch.

Xô, thùng, "téc" nước người dân chuẩn bị để hứng nước mưa khi có mưa.

Điểm lấy nước sinh hoạt của gia đình ông Đỗ Danh Chanh.