Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012


Quản lý an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng

17/05/2012 20:29
Phát triển bền vững xây dựng
Hệ thống phát triển bền vững được hình thành từ năm 1992 tại Hội thảo của LHQ về bảo vệ và phát triển môi trường ở Rio De Janero. Thế kỷ XX trở thành thế kỷ của sự cảnh báo – nhân loại đã nhìn thấy tương lai phía trước và trên cơ sở kiến thức mới này cần phải sử dụng các biện pháp phòng chống thiên tai địch họa chứ không chỉ đơn thuần là chịu khắc phục.
Yêu cầu của thời đại ngày nay là loại bỏ sự khác biệt giữa hệ thống sản xuất công nghệ công nghiệp do con người tạo ra với các hệ thống tồn tại sẵn có trong thiên nhiên. Đối với bất kỳ hệ thống vi sinh vật tự nhiên nào đều có đặc trưng là độ bền vững dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, khả năng tự tái sinh; khả năng tự phát triển, khả năng tự hoàn thiện, phát triển và biến đổi, sự thống nhất tất cả các thành phần. Còn đối với hệ thống sản xuất công nghiệp thì dưới tác động nhỏ của môi trường bên ngoài hay chỉ một sai sót nhỏ trong quản lý cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. Từ đó chúng ta có thể tự kết luận rằng: cần phải vay mượn kinh nghiệm tổ chức đã được tích luỹ trong tự nhiên và sử dụng chúng trong hoạt động của chúng ta.
Vấn đề tối ưu hóa trình tự và tổ chức sử dụng cũng đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu các các vấn đề có tính chất toàn cầu hóa, như năng lượng, sinh thái học và nhiều vấn đề khác nữa đòi hỏi nguồn tài nguyên rất lớn, mà chúng lại chỉ có hạn trên trái đất. Ở đây không có khả năng tìm ra câu trả lời bằng phương pháp thực nghiệm hay được phép mắc sai lầm còn mắc lỗi hệ thống thì phức tạp hơn nhiều. Tốt hơn cả là dựa vào những hiểu biết về tính chất bên trong của hệ thống, các quy luật phát triển của chúng. Trong trường hợp như vậy khó có thể đánh giá được hết giá trị của các quy luật tự tổ chức, hình thành nên các trình tự trong hệ thống đảm bảo môi trường sinh thái- xây dựng.
Khoa học hiện đại ngày nay thường xuyên là phải tìm ra các quy luật dựa vào các mô hình phi tuyến tính đa dạng và phức tạp.
Chất lượng của hoạt động xây dựng
Định hướng thiết kế sản phẩm và công trình xây dựng trước tiên phải tuân thủ quy chuẩn quốc gia và phải phù hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng thế giới ISO 14000, 9000 và 10303. Để thực hiện tiêu chuẩn yêu cầu cần thiết là phải thẩm định môi trường và đánh giá chu kỳ sống của công trình xây dựng, các kết cấu của nó và vật liệu xây dựng dưới tác động của môi trường bên ngoài. Trên cơ sở kết quả thẩm định môi trường xây dựng thu được, cần phải triển khai thực hiện các quy tắc, quy trình để tối thiểu hóa hay loại bỏ hoàn toàn các tác động xấu đến quá trình xây dựng công trình.
Phần quan trọng nhất khi đánh giá tác động của công trình xây dựng đối với môi trường bên ngoài là xác định tải trọng môi trường tác động đến nó. Để thực hiện công tác này người ta phải soạn thảo các phương pháp đơn giản và khả thi để xác định các loại tải trọng môi trường khác nhau.
Các phương pháp hiện có cho phép tính được lượng khí thải dioxide carbon (làm cho không khí ấm lên), oxits lưu huỳnh và khí nitơ (nguyên nhân gây ra mưa axít).
Đánh giá tải trọng môi trường cần phải tiến hành đối với từng giai đoạn của chu kỳ sống công trình xây dựng, kể cả công tác khảo sát thiết kế, mua nguyên vật liệu, sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm phụ trợ, đào hố móng và công tác làm đất, xây dựng và lắp đặt máy móc, vận chuyển và tháo dỡ, vận hành và phá bỏ công trình.
Trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề đánh giá và mô hình hóa giai đoạn vận hành, cải tạo và phá dỡ nhà và công trình, ngoài ra phải chú ý đến chi phí và tải trọng của môi trường tổng thể liên quan đến vận chuyển rác thải, chất thải, sử lý chúng, khả năng tái sử dụng nguyên liệu trong rác thải, cũng như tiêu hao hay thu lại năng lượng (thí dụ đốt rác thải)
Trong các hoạt động xây dựng luôn tồn tại các mục đích bên trong và mục đich bên ngoài. Mục đích bên trong là do lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra và phát triển nó, thông thường đó là tăng trưởng doanh thu, đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp v.v…Mục đich bên ngoài của hoạt động xây dựng là những mục đích mà xã hội nhắm tới và giải quyết. Doanh nghiệp xây dựng nộp lãi dưới dạng thuế thu nhập đối với xã hội là cần thiết, nhưng chưa đủ mà hoạt động của doanh nghiệp xây dựng còn phải giải quyết nhiệm vụ khác nữa mà xã hội đặt ra cho doanh nghiệp.
Nhìn chung những nhiệm vụ này liên quan đến việc nâng cao chất lượng sống của người dân trong xã hội, nguyên do là xã hội nhận biết được chất lượng sống cần thiết. Những nhiệm vụ mà xã hội đặt ra cho các nhà xây dựng là đảm bảo nhà ở, đường đi lại và các công trình xây dựng cần thiết khác, ngoài ra còn tạo lập chỗ làm việc, phát triển một số ngành nghề liên quan đến xây dựng v.v… Hoạt động của doanh nghiệp xây dựng luôn luôn là hoạt động xã hội, và tại xã hội phát triển thì bản thân các nhân viên doanh nghiệp xây dựng hiểu rất rõ điều này. Người ta định hướng hoạt động của mình trên cơ sở triết học xây dựng – hệ thống này bao gồm những nghuyên tắc cơ bản nhất, các phương pháp sản xuất vật liệu, sản phẩm, dịch vụ xây dựng, quản lý sản xuất xây dựng, các mối liên hệ lẫn nhau giữa lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng, nhân viên, nhà nước và môi trường thiên nhiên. Triết lý của hoạt động xây dựng dựa trên truyền thống về văn hóa và dân tộc, dựa trên hệ thống chung phát triển công nghệ. Phần quan trọng nhất của triết lý xây dựng là triết lý về chất lượng, đây cũng là yêu cầu của xã hội.
Nguyên tắc đổi mới về việc tổ chức marketing trong doanh nghiệp xây dựng dựa trên sự hợp tác của tất cả các thành viên hướng đến chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng để đạt được hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp xây dựng và lợi ích của tất cả người lao động trong doanh nghiệp cũng như lợi ích của toàn xã hội nói chung. Joseph Juran đề xuất tư tưởng làm việc mà ý tưởng chủ đạo của nó là “Cơ sở của chất lượng sản phẩm chính là chất lượng người lao động và chất lượng quản trị trên tất cả các cấp, nghĩa là tổ chức công việc của tập thể người lao động sao cho mọi người lao động đều thỏa mãn với công việc của mình”.
Kế hoạch này không chỉ dựa trên sự hoàn thiện của quá trình sản xuất mà dựa trên sự hoàn thiện tổng thể của cả hệ thống với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cao nhất của công ty về những vấn đề chất lượng, đào tạo cán bộ các cấp bằng những phương pháp đảm bảo chất lượng, đặt niềm tin vào các cán bộ chủ chốt. Hệ thống này không cho phép đưa các sản phẩm hỏng đến người tiêu dùng, mà chỉ được phép tăng số lượng các sản phẩm chất lượng cao "không bị lỗi" ra thị trường.
Những định hướng phát triển vấn đề an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là một trong những hệ thống cơ sở của hoạt động xây dựng, đảm bảo sự tương thức tối đa các điều kiện và các chỉ số của môi trường sinh thái trên tất cả các giai đoạn của chu kỳ sống của công trình xây dựng với mục đích vận hành lâu dài và phát triển ổn định.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là một khái niệm hệ thống trong đó chia ra các hệ thống nhỏ, các thành tố, các mối liên hệ; thiết lập các đặc tính về chất và về lượng, thiết lập các chỉ số, tiêu chí, các hạn chế, hình thành mục tiêu và chức năng.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là hệ thống các biện pháp, các phương pháp, các tiêu chuẩn định mức, các giải pháp quản lý dự án, tổ chức, công nghệ và đặc tính kinh tế dựa trên các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nguyên tắc tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tài nghuyên thiên nhiên và kinh nghiệm tích cực của con người trong hoạt động xây dựng thực tiễn.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là một loại hình phức tạp và có giá trị lớn của hoạt động xây dựng, như là những khái niệm, hiệu quả, chất lượng, an toàn, ổn định, thiết thực.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là xu hướng trong hoạt động khoa học và giáo dục trong lĩnh vực xây dựng, đào tạo cán bộ chuyên nghiệp và cán bộ khoa học cho ngành xây dựng.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng giải quyết những đặc thù của dự án xây dựng cụ thể, còn tuân thủ các quy định của nhà nước trong qúa trình thẩm định môi trường của các cấp khác nhau, đánh giá tác động môi trường xung quanh, bảo hiểm rủi ro môi trường, kiểm tra môi trường, sự tương ứng của hệ thống hành chính và trách nhiệm pháp lý của người quyết định.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng, là hệ thống được hình thành trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ sống của công trình xây dựng, kể cả giai đoạn khảo sát thiết kế xây dựng, chuẩn bị nhiệm vụ thiết kế xây dựng, thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, chuẩn bị thi công, công tác xây lắp và các công trình đặc thù, khai thác công trình, cải tạo công trình và khả năng phá bỏ.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng cần phải xem xét công trình một cách tổng thể, cũng như đối với các yếu tố cấu thành chúng. Thí dụ, vật liệu xây dựng được coi là thân thiện với môi trường sinh thái cũng có thể gây ra tác động xấu đến an toàn môi trường trong quá trình sản xuất. Trong khi đó giá thành vật liệu lại không tính đến thực tế này.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng như là một hệ thống, không chỉ liên quan đến một công trình xây dựng mà còn là khái niệm bao gồm tổ hợp nhà và công trình, kể cả liên quan đến hoạt động xây dựng trên cả một lãnh thổ hay cả một vùng miền.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng là hệ thống thông tin dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được trong qúa trình nghiên cứu nhiều năm, thanh kiểm tra môi trường sinh thái cùng với việc sử dụng hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin.
* Đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng theo tiêu chuẩn MS ISO 14000 là một trong các hệ thống đảm bảo chất lượng môi trường có mục đích miêu tả và giải thích mối quan hệ giữa hệ thống xây dựng và môi trường sinh thái.
Hệ thống đảm bảo an toàn môi trường sinh thái vận hành bao gồm tiểu hệ thống quản lý và tiểu hệ thống bổ trợ. Hệ thống quản lý mang tính quốc gia và có cơ cấu cây thư mục: công trình- lãnh thổ- vùng- ngành và dựa trên cơ sở luật pháp, các quy định, tiêu chuẩn và trình tự yêu cầu.
Mục đích xây dựng bất kỳ hệ thống đảm bảo an toàn môi trường sinh thái là tối thiểu hóa hay loại bỏ hoàn toàn các tác động xấu đến môi trường tự nhiên trong suốt qúa trình xây dựng và tồn tại công trình xây dựng.
Theo cấu trúc chuyền tải an toàn môi trường sinh thái chia ra mức độ ổn định thiên nhiên dưới tác động của quá trình xây dựng dựa vào các quy luật của tự nhiên; an toàn sinh thái xã hội dựa vào các mối quan hệ xã hội đặc biệt; ổn định về tinh thần dựa vào mức độ ổn định thế giới tâm linh của con người. Các tiếp cận theo cấu trúc cho phép phân loại các cơ cấu an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng (ổn định vùng miền), tương ứng với nó là chất lượng môi trường sinh thái trên lãnh thổ được thể hiện trên sơ đồ hình 1.

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu bảo đảm an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng
Tính đa nhân tố đảm bảo an toàn môi trường trong xây dựng
Khái niệm “bảo đảm an toàn môi trường trong xây dựng” là khái niệm đa nhân tố và mang tính môi trường. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn môi trường trong xây dựng là khả năng giảm thiểu tối đa các yếu tố gây ra các nguy hiểm tiềm tàng (gói các rủi ro). Sự tồn tại của các nhân tố bên trong và bên ngoài dẫn đến phải bảo hiểm và bảo hiểm trách nhiệm theo Bộ luật dân sự Liên bang Nga và các Bộ luật của LHQ trong lĩnh vực bảo đảm an toàn.
Để biến chuyển một cách có hiệu quả từ hệ thống kiểm tra phân tích- thông tin và phân tích các hiểm nguy tới việc tổ chức hệ thống đảm bảo an toàn môi trường, bảo hiểm và tái bảo hiểm các rủi ro môi trường đòi hỏi phải có được sự nhất trí cao của các cơ quan thẩm định nhà nước trong lĩnh vực bảm đảm an toàn môi trường và lĩnh vực nghiên cứu thẩm định phân loại rủi ro (bảo hiểm môi trường).
Hệ thống đảm bảo an toàn môi trường là hệ thống thống kê vô số các nhân tố nguy hiểm thuộc các loại hình khác nhau. Các quyết định mang tính cá nhân và độc quyền thiếu sự thống nhất là không thể chấp nhận được.
Vô số các nhân tố nguy hiểm thuộc các loại hình khác nhau và vô số các lợi ích cá nhân trên thực tế là không đồng nhất, và trong một số trường hợp chúng có thể đối kháng nhau. Chính vì vậy sự đồng thuận của các giải pháp đòi hỏi nghệ thuật thỏa hiệp lẫn nhau.
Sự thỏa hiệp đặc biệt bao gồm các vấn đề về cách xác định và tuân thủ bảo mật (hạn chế tiếp cận) các dữ liệu liên quan đến các cấp độ bí mật khác nhau (bí mật quốc gia, bí mật công tác, thương mại, riêng tư).
Trong thực tế, các lợi ích riêng tư của các tổ chức và các nguy hiểm tiềm tàng trong các công trình xây dựng luôn thay đổi dẫn đến việc bỏ qua những yêu cầu và những đòi hỏi nghiêm ngặt trong hệ thống đảm bảo an toàn môi trường. Điều này đẫn đến sự cần thiết phải thường xuyên điều chỉnh các định hướng ưu tiên, phân chia và phân chia lại các chức năng và các nguồn lực.
Thậm chí về lý thuyết cũng không tồn tại tiêu chí đánh giá đầy đủ danh mục các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng, vì vậy mọi ý tưởng và đề xuất đều có khả năng tồn tại trong cuộc sống. Bản thân danh mục này luôn là danh mục mở, còn việc thay đổi định hướng ưu tiên trong danh mục phải được cả tập thể quyết định bao gồm tất cả các thành viên tham gia của tổ chức đó.
Yếu tố nguy hiểm nhất là không tính đến khía cạnh phân tích- thông tin khi quyết định, khi lập kế hoạch và khi phân bổ các nguồn lực. Sự kết hợp hợp lý giữa các quy định truyền thống và để ra quyết định trên cơ sở phân tích- thông tin hiện đại yêu cầu đào tạo cán bộ quản lý các cấp chuyên nghiệp chất lượng cao phù hợp với sự phát triển.
Thực tế thì hệ thống các quy chuẩn pháp lý còn một số nhất định các yếu tố không phù hợp và còn nhiều thiếu sót, và trong thực tế hệ thống này không thống nhất được tiêu chí chủ đạo để đảm bảo an toàn sinh thái công trình xây dựng. Điều này đòi hỏi phải thẩm định và xem xét lại toàn bộ hệ thống quy chuẩn pháp lý theo định hướng ưu tiên các khía cạnh nhằm đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.
Yếu tố đặc thù của hệ thống tư nhân kiểm soát phân tích-thông tin, tổng hợp và đưa ra các giải pháp là tương đối phức tạp và ít được các chuyên gia hoạt động ở các lĩnh vực khác xem xét. Vấn đề phối hợp được các giải pháp tư nhân về tiêu chí chung để đảm bảo an toàn môi trường sinh thái chỉ được giải quyết trong trường hợp các tài liệu được thể hiện rất rõ ràng và đơn giản hoá công nghệ thông tin.
Sự cần thiết phải thường xuyên hòa hợp đòi hỏi các thành viên của hệ thống bảo đảm an toàn môi trường sinh thái lượng kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực kỹ thuật hệ thống và tâm lý học, còn sự thay đổi thường xuyên của các điều kiện quyết định bên trong và bên ngoài (các yếu tố rủi ro) thì đòi hỏi bắt buộc phải chuẩn bị sẵn dải tần các phương án thay thế để lựa chọn tức thì các phương án quyết định cuối cùng.
Giải quyết vấn đề an toàn môi trường sinh thái hạn chế bằng tiềm năng và các nguồn lực thực tế dẫn đến cần phải tăng cường yêu cầu bắt buộc sắp xếp lại các định hướng ưu tiên trong vô số các mục đích và nhiệm vụ. Việc sắp xếp nói trên không chỉ đòi hỏi một số thỏa hiệp và nhượng bộ của tư nhân nhất định để đạt được mục đích chung mà còn để phân chia các lợi ích sau này nữa phù hợp với mức độ nhượng bộ của tư nhân.
Bất cứ hành vi nào để phân chia và tái phân chia các chức năng của các thành viên trong hệ thống bảo đảm an toàn môi trường sinh thái cần phải loại bỏ tham vọng và xây dựng trên cơ sở 3 tiêu chí nổi tiếng – làm những điều gì mới, làm điều có ích và mỗi người làm giỏi chuyên môn của mình.
Chuẩn bị và ra bất kỳ quyết định nào trong hệ thống cần phải lường trước dự báo các vấn đề mới đồng thời với việc tính đến các nguy hiểm mới có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện.
Hệ thống đảm bảo an toàn môi trường sinh thái trong xây dựng yêu cầu hệ thống tương ứng của người quyết định có trách nhiệm về hành chính và trách nhiệm luật pháp. Đồng thời cũng quy định nhiệm vụ xác định trách nhiệm về độ chính xác và kịp thời của cơ sở dữ liệu trong hệ thống đảm bảo phân tích-thông tin ra quyết định.