Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013


Triển khai Thông tư số 09/2012/TT-BXD về quy định sử dụng VLXD không nung: Những tín hiệu tích cực

26/04/2013 16:00
Ngày 28/11/2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD về việc Quy định sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng. Theo đó, các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXKN theo lộ trình. Tại các đô thị loại III trở lên phải sử dụng 100% VLKN kể từ ngày 15/01/2013. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLKN kể từ ngày có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
Thông tư 09 được ban hành đã khẳng định thêm quyết tâm của Bộ Xây dựng và Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của VLXKN. Tuy nhiên, để các quy định của Thông tư thực sự đi vào đời sống cần phải có thời gian. Dưới đây là một số ý kiến của nhà quản lý, nhà đầu tư và người sử dụng về các quy định của Thông tư 09.
Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng):
Khi Thông tư 09 mới ban hành, một số địa phương cho rằng những quy định trong Thông tư quá đột ngột. Nhưng trên thực tế, Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt từ ngày 28/4/2010 tại Quyết định 567/QĐ-TTg. Ngày 16/4/2012, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng sử dụng VLXKN. Như vậy kể từ khi Chính phủ khởi động chương trình phát triển VLXKN tới thời điểm Thông tư 09 ra đời, xã hội đã có 3 năm để “thấm nhuần” chủ trương này. Trong quãng thời gian đó, Bộ Xây dựng cũng đã hoàn thiện các tiêu chuẩn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng gạch không nung (GKN), đồng thời ban hành định mức dự toán để sử dụng loại vật liệu này trong các công trình.
Mặc dù mới ra đời nhưng Thông tư 09 đã cho thấy tín hiệu tích cực. Các địa phương đã vạch ra lộ trình cụ thể để đưa VLXKN vào sử dụng đồng thời hạn chế việc xây dựng bằng gạch đất sét nung. Bên cạnh đó, do chưa đủ nguồn cung nên một tỉnh ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lùi thời gian thực hiện và đã được Bộ chấp thuận.
Tuy nhiên, do Thông tư 09 có hiệu lực từ ngày 15/01/2013 mà những công trình sử dụng vốn Nhà nước xây dựng trong năm nay đã được phê duyệt từ những năm trước nên trong thời gian tới, những công trình này vẫn thực hiện theo đúng kế hoạch. Nhà nước chỉ khuyến khích chủ đầu tư chuyển đổi từ gạch nung sang GKN. Bắt đầu từ 15/01/2013, những công trình mới (thuộc đối tượng trong Thông tư 09), đang trong quá trình lập dự án, thiết kế và tính dự toán, định mức dự án bắt buộc phải đưa vào yếu tố sử dụng VLXKN.
Ông Đặng Việt Lê - Chủ tịch HĐQT Cty CP Gạch Khang Minh:
Hiện tại, Cty CP Gạch Khang Minh đang chủ yếu cung cấp sản phẩm ở những công trình như chung cư cao tầng, trường học, nhà máy, KCN... với nguồn vốn đầu tư tư nhân hoặc vốn đầu tư nước ngoài. Những công trình này không nằm trong phạm vi hiệu lực của Thông tư 09. Tuy nhiên, Thông tư 09 vẫn có những tác động tích cực ở một số mặt như các sở, ban ngành, DN và cá nhân đã chủ động liên hệ với gạch Khang Minh để tìm hiểu về sản phẩm GKN xi măng cốt liệu của Cty. Tại nhiều tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng…, GKN xi măng cốt liệu đã được niêm yết trên công bố giá do liên Sở Xây dựng - Tài chính phát hành. Đây là tài liệu có tính pháp lý trong việc định hướng lập dự toán, thanh quyết toán giá sản phẩm đối với các công trình vốn Nhà nước.
Các Cty tư vấn thiết kế cũng đón nhận rất tích cực thông tin về GKN xi măng cốt liệu và đã tìm hiểu, đánh giá các phương án, lập hồ sơ dữ liệu để chuẩn bị cho việc thiết kế các công trình mới. Tích cực nhất có lẽ là từ các nhà thầu xây dựng khi nhiều nhà thầu đã tự chuyển đổi gói thầu cũ từ gạch đất sét nung sang GKN xi măng cốt liệu. Thời gian tới chúng tôi hy vọng và rất tin tưởng Thông tư 09 sẽ được áp dụng nhanh và rộng.
Ông Phan Như Dũng - Phó trưởng BQLDA khu chung cư cao tầng Sông Nhuệ, Cty TNHH Khải Hưng:
Theo tôi, những quy định về việc sử dụng GKN được đưa ra trong Thông tư 09 là rất đúng đắn, bởi đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường. Chưa nói đến chất lượng hay giá thành sản phẩm, điều chúng ta có thể nhận thấy ngay là sự xuất hiện của GKN giải quyết một số vấn đề của ngành gạch nung trước đó như bảo vệ đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực…
Riêng với Cty CP Khải Hưng, mặc dù là DN với 100% vốn tư nhân, tức không nằm trong những đối tượng bắt buộc trong Thông tư 09, nhưng do nhận thấy những tính năng ưu việt của sản phẩm này, chúng tôi đã đưa GKN vào sử dụng tại công trình của mình từ cách đây 2 năm.
Qua xem xét đồng thời một số loại GKN khác nhau, năm 2012 chúng tôi lựa chọn GKN xi măng cốt liệu cho công trình khu chung cư cao tầng Sông Nhuệ do Cty làm chủ đầu tư. Loại gạch này có cường độ chịu lực tốt, độ hút ẩm chỉ bằng ½ so với gạch đỏ. Hơn thế, giống như gạch đỏ, gạch XMCL không đòi hỏi sử dụng vữa chuyên biệt, mà sử dụng vữa thông thường, quá trình bảo dưỡng tường xây gạch XMCL cũng rất đơn giản. Thống kê từ thực tiễn công trường cho thấy, chi phí cho gạch XMCL trong công trình rẻ hơn gạch đất sét nung từ 10 - 15%.

Biến xỉ thép thành vật liệu thân thiện môi trường

26/04/2013 16:00
Lâu nay mọi người vẫn nghĩ xỉ thép là chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nên cần phải chôn lấp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cấu trúc và các thành phần hoá học của nó, Cty TNHH Vật liệu Xanh (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận thấy có thể biến chất thải này thành các loại vật liệu xây dựng xanh như làm cốt liệu bêtông; đất đá san lấp nền móng yếu; làm cọc chống lún thay cho cọc cát; làm bờ đê bao chống ngập úng, xói mòn do nước biển; làm nguyên liệu trộn với nhựa đường; làm bêtông Asphalt trải đường…
Từ hiệu quả kinh tế….
Để biến một chất thải rắn như xỉ thép được nung luyện trong lò điện hồ quang ở nhiệt độ 1.6000C thành vật liệu xanh có ích cho môi trường, Cty TNHH Vật liệu Xanh đã phải dày công nghiên cứu và vất vả tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm mới cho ra được các loại vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng khác nhau. Theo ông Trương Hoàng Nguyễn - Giám đốc Cty cho biết: Xỉ thép có các thành phần như FeO, CaO, SiO2 và các Oxit khác như MgO, Al2O3, MnO, TiO2… gần giống nham thạch núi lửa. Sau khi qua tái chế bằng công nghệ phù hợp do Cty TNHH Vật liệu Xanh nghiên cứu, triển khai, xỉ thép được xem như là “đá nhân tạo - Ecoslag” với chất lượng tin cậy có thể thay thế đá tự nhiên và mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình và chủ đầu tư. Từ kết quả thực nghiệm và các nghiên cứu khoa học cùng với những dữ liệu thực tế thu thập tại công trường đã chứng minh được sự ưu việt của đá Ecoslag so với nguyên liệu đá tự nhiên. Sự nổi trội đó biểu hiện qua các tiêu chí định lượng như: Tiết kiệm chi phí hơn, thời gian thi công nhanh hơn (phù hợp cho mọi điều kiện thời tiết và địa hình), bền vững hơn (rắn chắc hơn đá tự nhiên) và quan trọng nhất là tiết kiệm và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.
Một trong những đặc điểm vượt trội của xỉ thép là khả năng hút nước cao gấp 3 lần so với đá tự nhiên, có cấu trúc tổ ong và độ rỗng cao hơn đá tự nhiên. Với tính chất này, xỉ thép sau khi qua tái chế bằng công nghệ của Cty Vật liệu Xanh sẽ cho ra sản phẩm đá nhân tạo thay cho đá tự nhiên làm nền hạ công trình hay các lớp móng đường giao thông hoặc làm nền móng kho bãi, nhà xưởng, gia cố mặt bằng, bảo vệ các công trình thủy lợi… Đá nhân tạo được làm từ xỉ thép có độ cứng, độ ma sát cao, có khả năng chống phân mảnh và chịu đựng tốt trong điều kiện thời tiết xấu hơn đá tự nhiên. Do có cấu trúc tổ ong và hình tròn nên khi sử dụng đá Ecoslag làm cốt liệu làm đường, bê tông Asphalt sẽ cho kết cấu tốt hơn so với cốt liệu đá tự nhiên. Đặc biệt, đá Ecoslag còn có thể thi công được trong mùa mưa nên công trình không bị gián đoạn, nhờ vậy tiến độ thi công đảm bảo, từ đó giảm được chi phí hơn so với sử dụng đá tự nhiên.
Ngoài ra, trong xỉ thép còn có nhiều khoáng vi lượng, gốc vôi có thể dùng để cải tạo đất, phục hồi môi trường. Mặc dù có nhiều hiệu quả như vậy nhưng giá thành vật liệu xây dựng được tái chế từ xỉ thép chỉ bằng 50 - 70% so với đá tự nhiên. Ngày nay, đá Ecoslag đã được các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc sử dụng rộng rãi để xây dựng các công trình đòi hỏi tính bền vững cao như: Sân bay, cầu cảng, sân vận động, nhà cao tầng, đường xa lộ giao thông, đập chắn sóng và các công trình xử lý nước thải có quy mô lớn.
… Đến thân thiện môi trường
Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ hóa học thực hiện tháng 6/2011 (phương pháp phân tích theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ) về thành phần nguy hại của xỉ thép (lấy mẫu tại Nhà máy thép Phú Mỹ và Nhà máy Thép Việt - Bà Rịa Vùng Tàu) cho thấy, không phát hiện các thành phần kim loại nặng như chì, thủy ngân, bạc, cadimi, niken… trong xỉ thép. Còn các thành phần khác có phát hiện nhưng nhỏ hơn nhiều so với giới hạn cho phép như asen kết quả phân tích là 0,003mg/l so với giới hạn cho phép 1mg/l, kẽm phát hiện 0,02mg/l so với giới hạn cho phép là 2mg/l… Điều này chứng tỏ xỉ thép tại các nhà máy luyện thép trên địa bàn tỉnh BR-VT không phải là chất thải nguy hại mà chỉ là chất thải thông thường nên có thể tận dụng làm sản phẩm cho vật liệu xây dựng nếu có cường độ hóa rắn không thấp hơn mác 100 theo đúng hướng dẫn tại QCVN 07:2009/BTNMT. Quy chuẩn này cũng hoàn toàn phù hợp với TCVN 6705:2009 - phân loại chất thải rắn, quy định xỉ thép là chất thải thông thường, cũng như các kết quả đánh giá xỉ lò điện hồ quang trên thế giới.
So sánh thành phần hóa học của xỉ thép với xi măng thì Ôxít Canxi (CaO) trong xỉ thép chiếm tới 44,3% trong khi xi măng 64,2%; SiO2 trong xỉ thép chiếm 13/8%, còn xi măng là 22%; tương tự Al2O3 trong xỉ thép là 1,5% còn xi măng là 5,5%.... Một trong những thành phần chính của xỉ thép là khoáng Calcium Silicates (2CaO.SiO2, C2S và 3CaO.SiO2, C3S). Đây là khoáng chất chính trong thành phần của xi măng Portland, hợp chất bao gồm các khoáng Tricalcium Silicate (C3S) Dicalcium Silicate (C2S) và Tricalcium Aluminate (C3A). Ngoài ra, thành phần của xỉ thép còn có các khoáng Brownmillerite, Mayenite là một loại khoáng chất có trong đá vôi dùng cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng.

Công trình kho ngoại quan BACONCO
tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Dẫn chúng tôi tham quan nhà máy, ông Trương Hoàng Nguyễn tiếp tục cho biết, mục tiêu của Cty là hướng tới môi trường bền vững nên sản phẩm sau khi tái chế đều phải đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý mới cho xuất xưởng. Xỉ thép được nung ở nhiệt độ cao nên hầu hết các kim loại nặng nếu có trong thép phế liệu đều thăng hoa theo khí thải hoặc hủy diệt. Do vậy phần lớn xỉ thép được xem là hoàn toàn không có hại với môi trường, thậm chí cả với nguồn nước ngầm. Bởi vậy động thực vật có thể sinh sống ngay trên bãi xỉ thép mà không ảnh hưởng gì tới hệ sinh thái. Minh chứng cho điều này là công viên Anger Park’s của Đức được xây dựng từ bãi chứa xỉ thép ở Duisburg, hay công viên Pháo Đài Loan nằm ở phía Bắc Thượng Hải - Trung Quốc…
Ngoài ra, khi quan sát bằng mắt thường lúc nhà máy đang hoạt động nghiền sàng xỉ thép thì không thấy có bụi, còn tiếng ồn thì vừa phải, khác hoàn toàn với các mỏ đá khi đang khai thác rất bụi và ồn. Đây cũng là một minh chứng cho thấy xỉ thép rất thân thiện với môi trường.
Theo đà phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong tương lai người ta có thể ứng dụng xỉ thép vào giải pháp công nghệ phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Với công suất 1.000 tấn Ecoslag/ngày, Cty Vật liệu Xanh có thể đáp ứng cho việc thi công các công trình đòi hỏi cao về tiến độ, chất lượng và sự chuyên nghiệp.
Xỉ thép sau khi tái chế sẽ là nguồn nguyện liệu có thể thay thế được cho đá tự nhiên đang dần bị cạn kiệt và nó sẽ trở thành một loại vật liệu xanh trong xây dựng. Cty TNHH Vật liệu Xanh có trụ sở ngay tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành tỉnh BR-VT là DN đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực tái chế xỉ thép bằng công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Các công trình sử dụng xỉ thép: Nhà máy nhôm định hình - Cty TNHH Nhôm Toàn Cầu (Australia) KCN Mỹ Xuân B1-Conac; Nền nhà máy thép Pomina 3; Nhà máy sản xuất khí công nghiệp Phú Mỹ (Việt-Nhật); Nhà máy thép đặc biệt Posco SS Vina (Hàn Quốc); Kho ngoại quan Baconco 4ha tại KCN Phú Mỹ 1 (Pháp); Trạm xử lý nước thải KCN Mỹ Xuân B1-CONAC; Kho than Quảng Ninh - Chi nhánh Long Thành, Đồng Nai; Nhà máy sản xuất cần cẩu Metaco (Nhật) KCN Phú Mỹ 1; Nhà máy thép Fuco (Đài Loan)...

VIGLACERA ban hành bộ khung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạch ngói đất sét nung

26/04/2013 16:47
Tổng công ty Viglacera đã công bố quyết định số 71/TCN-GN ĐSN ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm gạch ngói đất sét nung năm 2013, bao gồm: Tiêu chuẩn Viglacera Gạch ốp lát Clinker; Tiêu chuẩn Viglacera Gạch đặc đất sét nung; Tiêu chuẩn Viglacera Gạch ốp lát Cotto đùn dẻo; Tiêu chuẩn Viglacera Gạch gốm ốp lát đùn dẻo; Tiêu chuẩn Viglacera Gạch rỗng đất sét nung; Tiêu chuẩn Viglacera Ngói đất sét nung.

Theo Tiêu chuẩn chất lượng của Viglacera các sản phẩm gạch ngói đất sét nung sẽ có độ hút nước thấp hơn; thời gian xuyên nước dài hơn; cường độ kháng uốn, kháng nén cao hơn; dung sai kích thước nhỏ hơn; các khuyết tật ngoại quan ít hơn.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các sản phẩm gạch ngói đất sét nung và được Tổng công ty Viglacera ban hành nội bộ dùng để kiểm soát chất lượng sản phẩm thương hiệu Viglacera. So với Tiêu chuẩn chất lượng TCVN, hầu hết các tiêu chí của Viglacera đều yêu cầu ngặt nghèo hơn ở các điểm: Độ hút nước thấp hơn; thời gian xuyên nước dài hơn; cường độ kháng uốn, kháng nén cao hơn; dung sai kích thước nhỏ hơn; các khuyết tật ngoại quan ít hơn.
Bộ tiêu chuẩn cũng quy định phạm vi áp dụng; tài liệu viện dẫn; hình dạng và kích thước cơ bản; yêu cầu kỹ thuật; phương pháp thử; ghi nhãn, bao gói, bảo quản và vận chuyển; triển khai thực hiện đối với từng loại sản phẩm gạch ngói đất sét nung.
Việc triển khai thực hiện bộ khung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạch ngói đất sét nung sẽ tiến hành tại các đơn vị trong Tổng công ty sản xuất sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của các tiêu chuẩn này. Theo đó, các đơn vị sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn nội bộ ban hành và triển khai theo Phụ lục đã định rõ; định kỳ hàng tháng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viglacera phối hợp các đơn vị trong Tổng công ty sản xuất sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn này hoặc sản phẩm tương tự được phép gắn nhãn thương hiệu Viglacera lấy mẫu sản phẩm kiểm tra theo Phụ lục; ban triển khai và quản lý chất lượng sản phẩm Gạch ốp lát Clinker, Gạch đặc đất sét nung, Gạch ốp lát Cotto đùn dẻo, Gạch gốm ốp lát đùn dẻo, Gạch rỗng đất sét nung, Ngói đất sét nung tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ hàng tháng đối với chất lượng sản phẩm theo Tiêu chuẩn này; các hoạt động kiểm tra, giám sát đơn vị theo Quy chế sẽ được thực hiện theo quy định.
Việc ban hành bộ khung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạch ngói đất sét nung là bước hoà nhập tiêu chuẩn của Viglacera với các nước mà hiện TCT đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại và phát triển thương hiệu các sản phẩm Viglacera trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, với việc tiêu chuẩn hoá các sản phẩm gạch ngói đất sét nung Viglacera đang hướng tới mục tiêu giảm bớt tất cả các loại chi phí: nguyên vật liệu, thời gian, nhân lực để làm tăng lợi nhuận cho Tổng công ty theo xu hướng sản xuất hiện đại đang được áp dụng tại các nước tiên tiến hiện nay.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Ba con sông lớn ở Hải Phòng đều đang bị ô nhiễm


- Ba con sông lớn ở Hải Phòng đều đang bị ô nhiễm
Là ba con sông lớn chảy qua địa bàn thành phố Hải Phòng, cungcấp nước tưới tiêu cho hàng trăm nghìn ha đất canh tác và nước thô cho các nhàmáy nước của thành phố, song nguồn nước của sông Đa Độ, sông Giá và sông Rế đềuđang bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc mới nhất của Sở TN&MT, trong tổngsố 30 mẫu lấy tại sông Đa Độ chỉ có 47% mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt vàcó tới 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Trong ba con sông, sông Đa Độ được đánh giáđang ô nhiễm nặng nhất. Hiện, trên hệ thống sông Đa Độ có tới 120 cơ sở côngnghiệp và 50 làng nghề, 11 Bệnh viện, gần 60 Trạm y tế xã đang xả nước thảichưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra, còn có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xảnước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông. Theo ông Nguyễn Văn Chọn - Giám đốcCông ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ - đơn vị quản lý, khai thác sông,dòng sông đang bị biến dạng và chất lượng nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.Do nhiều quy định chồng chéo nên việc quản lý, khai thác sông của các đơn vị bịhạn chế.  Cùng với đó, việc quy hoạch,vận hành của hàng chục cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh và khu dân cưchưa hoàn thiện đang trở thành nguồn gây ô nhiễm trực tiếp cho dòng sông, điểnhình như 5 doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10 (xã Quốc Tuấn, huyện AnLão), các Nhà máy thép, hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnhviện Đa khoa An Lão, Bệnh viện Lao và Phổi Hải Phòng, khu làng nghề thủ côngPhù Lưu, nghĩa trang Tràng Minh (quận Kiến An)... Cùng với sông Đa Độ, sông Rếvà sông Giá cũng đang bị ô nhiễm. Cụ thể, trong tổng số 36 mẫu lấy tại sông Rếchỉ có 53% đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, nhưng phải có biện pháp xử lý phùhợp và có tới 14% mẫu bị ô nhiễm nặng. Đối với sông Giá có phần khả quan hơnkhi trong tổng số mẫu nước lấy quan trắc có 72% mẫu sử dụng tốt cho mục đíchnước sinh hoạt. Các sông Giá, Rế, Đa Độ là nguồn nước mặt chính cung cấp chosinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Tổngdiện tích mặt nước của ba sông này khoảng hơn 9,8ha với trữ lượng nước khoảng40 triệu m3. Riêng sông Đa Độ có chiều dài gần 50km, chảy qua 5quận, huyện của Hải Phòng. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nướcngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch củathành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000 m3/ngàyđêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngàyđêm) và 35 Nhà máy nước sạch nông thôn khác. Trong tương lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhucầu nước sạch của người dân thành phố, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cungcấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngàyđêm. Để bảo vệ các dòng sông, theo kiến nghị của các ngành chức năng, thành phốcần sớm lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn, hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước,thực hiện cắm mốc chỉ giới nguồn nước sông, quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầngkỹ thuật thu gom xử lý chất thải, nước thải, giao thông thủy, tăng cường truyềnthông nâng cao nhận thức cộng đồng…

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013


Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước khu du lịch Đồ Sơn

Là đơn vị cung ứng nước sạch cho phía nam quận Dương Kinh (đường 353) và quận Đồ Sơn, Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 6 thuộc Công ty TNHHMTV Cấp nước Hải Phòng tập trung thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ cấp nước tốt nhất cho trọng điểm du lịch của quốc gia và thành phố thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 và Lễ hội Hoa phượng năm nay.
Đầu tư nâng cao chất lượng nước  
Từ một trạm cấp nước thô, cùng với tốc độ đô thị hóa, đến nay, Trạm cấp nước sông He được nâng cấp trở thành trạm cấp nước sạch, cùng với Nhà máy nước Đồ Sơn thuộc Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 6 đảm nhiệm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 9100 khách, trong đó có 8700 hộ dân, còn lại là tổ chức.
Giám đốc Chi nhánh cấp nước Hải Phòng 6 Bùi Anh Tuấn cho biết, do chất lượng nước sông He bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống hai bên bờ sông, trong khi khu vực Đồ Sơn sẽ diễn ra nhiều hoạt động lớn trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013, lượng khách tăng đột biến trong dịp lễ hội này cũng như vào dịp hè nói chung, kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng cao. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và nâng cao chất lượng nước cấp, tại Trạm sông He, từ đầu năm đến nay, Công ty Cấp nước lắp đặt hệ thống châm vôi, sửa chữa hệ thống hòa trộn phèn, hòa trộn vôi để tăng hiệu quả xử lý phèn. Sửa chữa, nâng công suất bể lọc từ 150m3 lên 250m3/giờ nhằm nâng công suất của trạm. Nạo vét bùn, cát hồ lắng trạm sông He để nâng chất lượng nước sau lắng và chất lượng nước phát. Đặc biệt, do việc thi công đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, phải thu hẹp dòng chảy, gây bùn đọng phía ngoài họng thu nước, nên đơn vị chủ động hút bùn chung quanh họng thu nước. Đồng thời, làm việc với Công ty thủy nông Đa Độ khơi thông dòng chảy sông He. Lắp đặt biến tần cho các máy bơm nước sạch Trạm sông He để vận hành cấp nước phù hợp với tiêu thụ, áp lực ngoài mạng lưới. Tiến hành lắp đặt hệ thống cấp nước cho nhân dân tổ dân phố Tân Lập, phường Tân Thành; tổ dân phố số 3, 5, phường Hòa Nghĩa cùng quận Dương Kinh. Xả rửa các tuyến ống cấp 2, cấp 3 thuộc mạng lưới đường 353 từ Trạm cấp nước sông He đến Đồ Sơn. Thông rửa tuyến ống chuyên tải D400 sông He-Đồ Sơn. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cấp trên mạng lưới, xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.
Tại Nhà máy nước Đồ Sơn và mạng cấp nước khu vực Đồ Sơn, Công ty thông rửa toàn bộ tuyến ống trục từ D250 đến D150, nâng cao khả năng truyền tải, áp lực và chất lượng nước cấp; xả rửa các tuyến ống cấp 3 sau thông ống và thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cấp trên mạng lưới. Sửa chữa, lắp đặt nâng công suất tổ máy bơm dự phòng số 3, trạm 1 Đồ Sơn từ 250m3/giờ lên 350m3/giờ bảo đảm an toàn cấp nước.
Công nhân Nhà máy nước Sông He kiểm tra hệ thống bể lọc nước cung cấp nước phục vụ khu vực quận Dương Kinh và Đồ Sơn.
Công nhân Nhà máy nước Sông He kiểm tra hệ thống bể lọc nước cung cấp nước phục vụ khu vực quận Dương Kinh và Đồ Sơn.
Cam kết về chất lượng nước
Trong quá trình sửa chữa nâng công suất bể lọc tại Trạm sông He, ngày 20-3 vừa qua, công ty phải tạm dừng trạm bơm này và đưa nước từ Hải Phòng ra để phục vụ cấp nước dọc đường 353. Ông Tuấn cho biết, do trong đường ống đóng cặn, nên khi cấp nước trở lại, áp lực và vận tốc lớn trong đường ống sục cặn lên, khiến chất lượng nước cấp cho nhân dân tổ 3B, 3C phường Hải Thành bị đục và có mùi khác thường. Nhận được thông tin của nhân dân, Công ty Cấp nước trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương tìm nguyên nhân. Chi nhánh dừng cấp nước khu vực này, tiến hành rửa xả đường ống, kịp thời cấp nước trở lại ngày hôm sau. Lãnh đạo công ty và chi nhánh tiến hành đối thoại với các hộ dân và chính quyền xã, cam kết không để xảy ra tình trạng trên. Qua cuộc đối thoại, lãnh đạo chi nhánh cũng thông tin về các biện pháp bảo đảm chất lượng nước cấp trong mùa hè năm nay cũng như các năm tới, trong đó, duy trì kiểm tra chất lượng nước phát trên hệ thống để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố. Tinh thần nghiêm túc của một đơn vị cung cấp dịch vụ cấp nước có uy tín, nhận được sự chia sẻ của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Công ty xác định đây cũng là những kinh nghiệm, bài học thiết thực để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013


Các dòng cung cấp nguồn nước ngọt bị lấn chiếm, ô nhiễm nghiêm trọng (tiếp theo)

Đi thuyền dọc 3 dòng sông nước ngọt quý giá của thành phố, nhiều người không khỏi giật mình khi chứng kiến hai bên bờ các sông Rế, sông Giá và sông Đa Độ đang bị lấn chiếm nghiêm trọng. Đơn giản thì trồng cây, tạo vườn, dựng lều, quán bán hàng, phức tạp thì lấp sông, mở rộng mặt bằng, đổ móng xây nhà kiên cố, lập xưởng sản xuất.
Đua nhau lấn sông
Đi “thị sát” dọc tuyến sông Đa Độ, chúng tôi chứng kiến hai bên bờ sông san sát công trình nhà ở, công trình phụ, xưởng sản xuất, ruộng lúa, vườn cây được làm ra sát mép sông. Nhiều nơi, người dân làm cả quán bán hàng, rửa xe, chòi nuôi trồng thủy sản nổi trên mặt nước…Ông Đoàn Quang Bình, ở xã Tân Phong (Kiến Thụy) cho biết: “Do hai bên sông Đa Độ đi qua địa bàn xã có nhiều nhà dân ngang nhiên lấn chiếm bờ sông để xây dựng chuồng trại, công trình phụ, nên nước sông không thể vào kênh T6 dẫn nước cung cấp cho vài trăm ha ruộng. Hiện bèo tây phủ kín mặt kênh dòng chảy bị thu hẹp. Chúng tôi lấy cây sào chọc thử xuống sông nhưng không được vì bèo tây không tiêu thoát, rễ và lá tầng tầng, lớp lớp ken đặc lên nhau hơn chục năm nay. Vì thế, ở đây cứ mưa xuống là ngập lụt, nắng nóng thì khô hạn. Nhiều người làm cả quán bán hàng và quán rửa xe nổi trên mặt nước…”.
Ông Nguyễn Văn Chọn, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết: “Qua khảo sát và thống kê mới đây của công ty, dọc hai bên bờ Đa Độ hiện có hơn 500 trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thủy nông. Một số khu vực vi phạm nhiều và tập trung như ở huyện An Lão - đoạn từ Cầu Nguyệt đến thôn Trung Trang (xã Bát Trang) hiện có tới hơn 150 điểm vi phạm hành lang bảo vệ các công trình kênh trục chính Đa Độ. Đoạn từ Cầu Nguyệt đến cống Cổ Tiểu (thuộc địa bàn huyện Kiến Thụy) cũng có gần 20 điểm vi phạm. Các địa phương có sông Đa Độ chảy qua đều xuất hiện tình trạng công trình xâm lấn hai bên bờ. Trên hệ thống Đa Độ có 6 dạng vi phạm gồm: tập thể, hộ cá nhân khoanh ao đầm NTTS thuộc hành lang bảo vệ công trình; trồng cây lâu năm, cây ăn quả trên bờ kênh, san bờ kênh cấy lúa, trồng rau; xây dựng cầu qua kênh không bảo đảm khẩu độ và cao trình đáy; làm đường, ngõ lấn chiếm lòng kênh; các nghĩa trang mai táng sát bờ sông…Bước đầu, công ty thống kê có 31.490 m2 đất hai bên bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở, lán trại; trong đó có hiện tượng cấp đất làm nhà tạm, nhà xây kiên cố trong phạm vi bảo vệ công trình. Gần 280 nghìn m2 đất hai bên bờ bị san lấp thành vườn và ruộng cấy lúa; 492.744 m2 đất và mặt nước bị lấn chiếm để làm ao, đầm nuôi trồng thủy sản, trong đó có chỗ đã lấn tớigần nửa lòng sông”…
Hệ thống sông Rế (An Dương) cũng đang bị lấn chiếm. Hai bên bờ cả tuyến sông dài hơn 10 km (tính từ đập Cái Tắt đến đoạn giáp huyện Kim Thành - Hải Dương) có hàng chục điểm  đang bị lấn chiếm hành lang bảo vệ, lấn chiếm lòng sông…để xây nhà kiên cố, bán kiên cố, làm trang trại chăn nuôi và có cả những nghĩa trang “mọc” ngay sát bờ sông…Do hệ thống công trình đi qua nhiều khu dân cư, địa bàn ven đô, đường giao thông, tình trạng lấn chiếm công trình diễn ra thường xuyên, có những vụ hết sức nghiêm trọng. Số vụ vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ công trình thủy lợi tăng dần qua các năm. Năm 2008, Công ty lập biên bản đình chỉ 90 vụ vi phạm, năm 2009: 113 vụ vi phạm; năm 2010: 156 vụ vi phạm; năm 2011: 199 vụ vi phạm; năm 2012: 153 vụ vi phạm. Từ tháng 1-2013 đến nay, công ty lập biên bản 23 trường hợp lấn chiếm hai bên bờ.
Theo ông Đào Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên, số vụ vi phạm hai bên bờ của hệ thống sông Giá cũng gia tăng từng ngày. Từ tháng 11- 2011 đến nay, trên hệ thống sông Giá phát sinh mới 17 trường hợp lấn chiếm đất công trình thủy lợi. Ngoài ra, hai bên bờ kênh Hòn Ngọc (thuộc hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên) tồn tại hàng chục trường hợp lấn chiếm hành lang thủy nông.
Chính quyền buông lỏng quản lý
Tình trạng người dân ngang nhiên lấn chiếm đất hai bên bờ sông ngày càng phổ biến và gia tăng với mức độ nghiêm trọng do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, thậm chí có nơi còn hợp thức hóa đất lấn chiếm của người dân. Chẳng hạn như tại khu vực cầu Rế thuộc thị trấn An Dương (huyện An Dương), một số doanh nghiệp ngang nhiên sử dụng phương tiện “xẻ thịt” bờ sông để cải tạo thành khu du lịch sinh thái ven sông. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp này đều có giấy phép “hợp pháp”. Nhiều trường hợp vi phạm khó xử lý do có giấy tờ hợp pháp của cơ quan chức năng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất. Thậm chí, một số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích dưới lòng sông. Theo thống kê sơ bộ của Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi An Hải, có khoảng 13 hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất ven sông. Trong đó, có trường hợp được cấp "sổ đỏ" bề mặt sông  khoảng 4m!
Tại huyện Kiến Thụy, tháng 3-2008, UBND huyện và UBND 10 xã của huyện ký biên bản bàn giao hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường thủy sông Đa Độ cho Công ty Bảo đảm giao thông đường thủy. Nhưng chỉ chưa đầy một năm sau, UBND huyện Kiến Thụy quy hoạch 876m2 đất thuộc địa bàn thôn Đức Phong, xã Đại Đồng, trong đó có hơn 660m2 là diện tích mặt nước sông Đa Độ, để cấp cho các hộ dân vào mục đích sử dụng làm nhà ở. Sau đó, huyện còn cấp sổ đỏ cho 4 hộ dân. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mặt nước, các hộ dân nhanh chóng lấp sông, tạo mặt bằng để xây dựng nhà. Đoàn kiểm tra liên ngành còn phát hiện nguồn gốc diện tích đất được cấp cho 4 hộ trên là do UBND xã Đại Đồng giao cho ông Hoàng Văn Toàn, là Chủ nhiệm HTX Thành Công từ năm 1994- với tổng diện tích 3.300m2. Sau đó, ông Toàn chia làm 19 lô bán cho 19 hộ. 15 hộ trong số này được UBND huyện Kiến Thụy cấp sổ đỏ năm 2003.
Khi triển khai dự án nâng cấp cải tạo hệ thống kênh Hòn Ngọc, thuộc hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên, Ban quản lý dự án và PTNT Hải Phòng “ toát mồ hôi” vì rà soát nguồn gốc đất để tính toán đền bù giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng kéo dài tới mấy năm chỉ vì trên một diện tích nhỏ, có hộ đất tự lấn chiếm, có hộ được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ, có doanh nghiệp được cấp giấy phép cho thuê đất của cơ quan chức năng. Mặt bằng thuộc hành lang bảo vệ của hệ thống thủy nông, nhưng chủ đầu tư lại mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí lớn cho việc kiểm kê, tính toán đền bù cho các hộ dân vi phạm Pháp lệnh Thủy nông.

Các dòng cung cấp nguồn nước ngọt bị lấn chiếm, ô nhiễm nghiêm trọng

Để cứu sông, các công ty quản lý, khai thác thủy nông và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp. Song, do những bất cập trong quản lý hai bên bờ, việc triển khai các giải pháp “cứu sông” này gặp nhiều khó khăn
Nỗ lực “cứu sông”
Để bảo vệ hệ thống sông Đa Độ, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ xây dựng dự án khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước sạch sông Đa Độ giai đoạn 2013-2015. Trong đó, công ty xây dựng cụ thể 3 dự án ngăn chặn tình trạng ô nhiễm sông tại khu vực quận Kiến An, huyện An Lão và khu vực quận Dương Kinh- huyện Kiến Thụy- quận Đồ Sơn. Cùng với đó, công ty cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi tại khu vực sông Cốc và cống Cổ Tiểu. Trong 2 năm 2011- 2012, công ty phối hợp với các huyện An Lão, Kiến Thụy và quận Dương Kinh giải tỏa cây cối hai bên hành lang bảo vệ sông Đa Độ tại 19/25 xã, phường. Trong năm 2013, công ty tiếp tục giải tỏa tại 7 xã, phường còn lại của các địa phương có sông Đa Độ đi qua.
Theo ông Trần Quang Hoạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, xuất phát từ yêu cầu cấp bách về công tác bảo vệ công trình, bảo vệ nguồn nước, năm 2007, công ty thành lập Tổ quản lý, bảo vệ công trình trực thuộc Phòng quản lý nước và Công trình chuyên kiểm tra, lập biên bản đình chỉ các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thủy nông. Năm 2008, tổ quản lý, bảo vệ công trình được chuyển thành Đội quản lý, bảo vệ công trình biên chế 15 công nhân lao động. Tính trung bình, mỗi tháng Đội xử lý 30-35 vụ vi phạm Pháp lệnh Thủy nông. Ngoài ra, công ty còn phối hợp với các địa phương triển khai dự án bảo vệ nguồn nước nhà máy nước Vật Cách tại xã Tân Tiến, chuyển toàn bộ nước thải từ khu vực Công ty may Hồ Gươm và xã Tân Tiến, An Hưng về hạ lưu nhà máy nước Vật Cách ra cống Song Mai; kè hai bên kênh dẫn nước thô tại khu vực nhà máy nước Quán Vĩnh, Vật Cách, khu vực cầu Rế…
Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên cũng thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra, phát hiện các trường hợp lấn chiếm, xả thải xuống công trình thủy lợi; thay nước trong toàn bộ hệ thống. Hiện công ty đề nghị thành phố cho lập dự án cải tạo, nâng cấp sông Giá với lộ trình cụ thể.

Sau khi giải tỏa cây trồng hai bên hành lang bảo vệ sông Đa Độ, Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác thủy lợi Đa Độ xây dựng kè bảo vệ.
Sau khi giải tỏa cây trồng hai bên hành lang bảo vệ sông Đa Độ, Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác thủy lợi Đa Độ xây dựng kè bảo vệ.

Khó trăm bề
Ông Đào Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên cho biết: “Việc triển khai các đề án, giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước gặp nhiều khó khăn do quản lý chồng chéo. Bên cạnh đó, số lượng công trình được cấp phép, chưa cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước nhiều, phạm vi phân bổ rộng, nên việc kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước còn hạn chế. Quan trọng hơn, việc cấp phép xả thải vào nguồn nước và quy hoạch sử dụng 2 bên bờ sông Giá, công ty không nắm được nên việc quản lý nằm ngoài tầm với. Công ty được biết đang có 2 dự án được quy hoạch ven bờ sông Giá đó là Khu dự trữ thể thao dưới nước (thị trấn Minh Đức) và dự án khu nghỉ dưỡng ở cầu sông Giá. Mỗi dự án được phê duyệt đầu tư đều có đánh giá tác động môi trường, hệ thống xử lý nước thải...nhưng thực tế có vận hành không thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn như trường hợp sân gôn sông Giá. Theo báo cáo, sân gôn có xây dựng thiết bị lọc trước khi thải ra sông nhưng từ khi hoạt động đến nay, công ty mới được 1 lần vào kiểm tra hệ thống này.
Theo ông Nguyễn Văn Chọn, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, việc triển khai 3 dự án ngăn chặn tình trạng ô nhiễm sông tại khu vực quận Kiến An, huyện An Lão và khu vực quận Dương Kinh- huyện Kiến Thụy- quận Đồ Sơn sẽ khó thực hiện vì thiếu kinh phí. Cùng với đó là khó khăn trong xử lý việc các doanh nghiệp, đơn vị, khu dân cư đang xả thải ra sông Đa Độ. Việc giải tỏa giai đoạn 2 về nhà cửa, vật kiến trúc lấn chiếm hành lang sông sẽ gặp nhiều khó khăn. Vừa qua, công ty thông báo giải tỏa các trường hợp lấn chiếm hành lang thủy nông Đa Độ tại xã Thuận Thiên, Hữu Bằng (Kiến Thụy) và các xã ở huyện An Lão, quận Dương Kinh, nhưng phần lớn các hộ kiến nghị phải hỗ trợ đền bù, GPMB, việc tự tháo dỡ, di dời là khó khăn. Lý do bà con đưa ra là họ khai thác đất ven sông Đa Độ từ những năm 80, trước thời điểm công ty và địa phương cắm mốc giới bảo vệ, đầu tư nhiều công sức, tiền của để cải tạo thành trang trại, đầm nuôi trồng thủy sản. Đơn vị còn gặp khó khăn khi xử lý các cá nhân, doanh nghiệp được các địa phương cấp đất xây dựng nhà xưởng, nhà ở, làm vườn, trang trại, nuôi trồng thủy sản; khó khăn xác định cụ thể tình trạng lấn chiếm hành lang thủy lợi từ các hộ dân, đơn vị.
Dù đã mạnh tay trong xử lý vi phạm hai bên bờ sông, nhưng hiện Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi An Hải gặp khó khăn vì xử lý không dứt điểm. Công ty chỉ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, không có thẩm quyền xử phạt, trong khi các địa phương có quyền xử lý phạt hành chính lại thiếu sự hợp tác. Nhiều trường hợp vi phạm khó xử lý do có giấy tờ hợp pháp của cơ quan chức năng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất. Các dự án kè bờ nâng cấp sông bảo vệ nguồn nước thô hiện cũng gặp khó khăn do thiếu kinh phí thực hiện.
   

Các dòng cung cấp nguồn nước ngọt bị lấn chiếm, ô nhiễm nghiêm trọng (tiếp theo)

Không chỉ bị lấn chiếm, các dòng sông nước ngọt của Hải Phòng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt và bị đầu độc bởi các hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất.
Bủa vây bởi rác và nước thải sinh hoạt
Sông Rế chảy qua địa bàn huyện An Dương đang bị bủa vây bởi rác thải.Dưới lòng sông, rác được đóng thành bao thả trôi “lênh đênh”. Trên bờ, rác tập kết dọc đường đi, sau mỗi cơn mưa lớn toàn bộ lượng rác này đều bị cuốn xuống sông. Tại chân cầu Rế 1 (thị trấn An Dương), tình trạng họp chợ diễn ra hằng ngày. Kết thúc mỗi phiên chợ, phần lớn rác thải được xả thẳng xuống sông. Trong khi đó, 2 bên bờ sông, hơn 1000 hộ dân (trải từ xã Lê Lợi đến thị trấn An Dương) vô tư xả nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt xuống lòng sông. Đoạn sông từ đập Cái Tắt đến thị trấn An Dương, dài chừng 3 km, cũng đang phải “oằn mình” hứng chịu rác thải, nước thải của hàng chục điểm dân cư …
Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải Trần Quang Hoạt, trên hệ thống kênh do công ty quản lý thuộc địa bàn huyện An Dương (gồm kênh Tân Hưng Hồng, kênh dẫn vào trạm bơm Đại Bản, kênh An Kim Hải và kênh Bắc Nam Hùng), hiện có tới hơn 50 điểm mà các hộ dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hằng ngày xả nước, rác thải sinh hoạt. Trong đó, đáng lo ngại rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư thuộc phường Quán Toan, thôn Đồng Hải, An Phong (xã An Hưng) và ở nghĩa trang các xã Bắc Sơn, Tân Tiến…đổ xuống kênh Tân Hưng Hồng; nước thải ở Bệnh viện An Dương, ở nghĩa trang thôn Lương Quy (xã Lê Lợi), khu chợ An Đồng (xã An Đồng), khu dân cư thôn Hà Đậu (xã Hồng Phong)…đổ xuống hệ thống kênh An Kim Hải…
Ông Phạm Đức Trọng, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết: “Trên hệ thống Đa Độ hiện có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xả nước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông. Các điểm đặc biệt ô nhiễm là hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnh viện đa khoa An Lão (gần cầu Vàng); khu vực Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng; khu dân cư 2 bờ thị trấn Núi Đối (Kiến Thụy); khu vực bệnh viện Đa khoa Kiến Thụy,  xả chất xuống sông. Bên cạnh đó là khu trang trại chăn nuôi lớn ở các xã Mỹ Đức, Chiến Thắng, Quốc Tuấn, Tân Viên nằm sát bờ sông, xả chất thải chăn nuôi thẳng ra sông…
Theo ông Đào Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên, số vụ vi phạm về bảo vệ chất lượng, môi trường nước trên hệ thống công ty quản lý đang gia tăng theo từng năm. Tính từ năm 2010 đến nay, số vụ vi phạm lên đến 38 trường hợp. Trong đó có 3 trường hợp đã dừng xả thải và 6 trường hợp xả thải mới phát sinh. Trong đó, một số trường hợp xả chất thải sinh hoạt xuống công trình, như nhà hàng sông Giá, trại gà ông Tỉnh (xã Lại Xuân); bãi rác xã Lại Xuân, bãi rác xã Ngũ Lão, nước thải khu tập thể công nhân Nhiệt điện Hải Phòng (thuộc xã Ngũ Lão sân gôn), sông Giá, bãi rác Kỳ Sơn…
Sông bị đầu độc bởi hóa chất
Chỉ cho chúng tôi vị trí ống xả thải là chòi nổi của Công ty Tân Hiệp Phát ở khu vực xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, chuyên sản xuất mút xốp, ông Phạm Đức Trọng, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện tại đây có đường ống xả thải đường kính 65 cm của công ty, cách mặt nước 1 m. Ngay sau khi phát hiện, chúng tôi lấp ống xả thải này, nhưng một thời gian sau, doanh nghiệp lại làm ống xả thải mới. Dọc hai bên bờ Đa Độ có khá nhiều ống xả thải chìm dưới mặt sông như vậy”.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, trên hệ thống sông Đa Độ có 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện lớn nhỏ, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra, trong lưu vực sông Đa Độ, không ít khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải nguy hại từ các nhà máy thép và 5 doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão. Tại 100 cơ sở chế biến, thu gom phế liệu tại phương Tràng Minh (Kiến An) nước thải công nghiệp đổ thẳng xuống sông. Khu vực từ kênh Đức Phong đến cầu Nguyệt có 7 doanh nghiệp xả nước thải công nghiệp ra sông…Trong 2 năm qua, lực lượng cảnh sát Môi trường phát hiện 5 doanh nghiệp sản xuất rau câu (chế biến aga từ tảo biển) và hạt nhựa tại khu vực Quán Rẽ (xã Mỹ Đức, huyện An Lão) trong quá trình sản xuất đã thải các hoá chất tẩy rửa, chế biến rau câu và hạt nhựa không qua hệ thống xử lý ra thẳng sông Đa Độ.
Trên hệ thống sông Rế, hiện có 10 đơn vị, doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nặng nguồn nước: như nước thải ở Công ty thép Việt Nam Vinapipe, Công ty thép Cửu Long Vinasin; nước thải ở Bệnh viện An Dương đổ xuống hệ thống kênh An Kim Hải… Đoàn công tác của Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi An Hải phát hiện một sơ sở thu gom dầu thải về tái chế ở số 16, An Trì, Hùng Vương (Hồng Bàng) cố ý xả dầu thải ra kênh thoát nước Nam Bắc Hùng (thuộc các xã Nam Sơn - Bắc Sơn, An Dương và phường Hùng Vương, Hồng Bàng), đoạn cửa cống An Trì, thuộc tổ An Trì 1 (Hùng Vương). Vào những ngày trời mưa to, vệt dầu loang kéo dài hàng trăm mét rồi đổ ra sông Rế.
 Nước hồ sông Giá cũng đang bị ô nhiễm vì nước thải công nghiệp từ làng nghề đúc Mỹ Đồng, nước thải của Công ty giày (tại xã Aurora (Thiên Hương), Công ty thu gom phế liệu Vũ Hải; các khu công nghiệp đóng tàu, sản xuất thép, khai thác và chế biến khoáng sản...Đặc biệt đáng lo ngại là các loại hóa chất trừ cỏ từ sân gôn sông Giá đang hằng ngày thẩm thấu trong đất ra khu vực sông Giá.
Mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng   
Mức độ ô nhiễm trên các tuyến sông cung cấp nước ngọt của thành phố đang ngày càng gia tăng sau mỗi lần quan trắc. Kết quả lấy mẫu nước tại 10 điểm trên sông Đa Độ và một số kênh cấp 1 trong hệ thống Đa Độ của Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi Việt Nam cho thấy nồng độ o xy hòa tan trong nước DO đạt 0,96mgO2 /l; hàm lượng coliform vượt 29,4 lần; Ecoli vượt quy chuẩn 2,4- 11 lần, hàm lượng Amoni trong nước lên tới 7,7 mgN/l, vượt từ 13 đến 15 lần, hàm lượng NO2 đạt 0,185 mN/l vượt 4,63 lần; TSS trong nước là 340 mg O2/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 6,8 lần.
Trên hệ thống sông Rế, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi An Hải đã nhiều lần phối hợp với cơ quan chuyên môn lấy mẫu để kiểm tra chất lượng nguồn nước sông, kết quả có 3/11 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn…Đáng lo ngại là chỉ tiêu hàm lượng Ecoli vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Môi trường nước tại sông Giá cũng có dấu hiệu ô nhiễm với các chỉ tiêu về hàm lượng Amoni, Ecoli và Coliform vượt ngưỡng cho phép. Theo lãnh đạo các công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi, các sông này đều đang bị “bẩn dần” khiến các đơn vị phải thay nước thường xuyên trong hệ thống. Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng trạm đầu mối Trung Trang (thuộc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy nông Đa Độ) cho biết: “Theo quy định, cứ 14 ngày chúng tôi phải thay nước trong toàn bộ hệ thống 1 lần nhưng khoảng 2 năm gần đây, cứ 7 ngày đơn vị lại phải thay nước 1 lần do sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng”./.


Công bố báo cáo kết quả quan trắc: Nguồn nước các sông Giá, Rế và Đa Độ đang bị ô nhiễm
Cập nhật lúc15:04, Thứ Tư, 17/04/2013 (GMT+7)

(HPĐT)- Sáng 16-4, tại Trung tâm hội nghị thành phố, Sở Tài nguyên-Môi trường tổ chức hội nghị công bố báo cáo quan trắc nước 3 sông Giá, Rế, Đa Độ giai đoạn 2008-2012. Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại, các cố vấn của Dự án Scoweb dự hội nghị.
Các sông Giá, Rế, Đa Độ là nguồn nước mặt chính cung cấp cho hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp của thành phố. Tổng diện tích mặt nước của 3 sông này khoảng hơn 9,8ha với trữ lượng nước khoảng 40 triệu m3. Kết quả quan trắc chất lượng nước của Trung tâm quan trắc môi trường cho thấy các con sông này có dấu hiệu ô nhiễm. Cụ thể, sông Rế, trong tổng số 36 mẫu quan trắc thì chỉ có 53% đạt mục đích cấp nước sinh hoạt, nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp; 14% nước bị ô nhiễm nặng. Đối với sông Đa Độ, trong tổng số 30 mẫu quan trắc, chỉ có 47% đạt mục đích cấp nước sinh hoạt; 10% bị ô nhiễm nặng. Hiện, chỉ có  sông Giá có chất lượng nước tương đối tốt, biến đổi không nhiều, với 72% mẫu quan trắc sử dụng tốt cho mục đích nước sinh hoạt.
Tại hội nghị, ngành chức năng đề xuất một số giải pháp như: Thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn; hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước; thực hiện cắm mốc chỉ giới nguồn nước sông; quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom xử lý chất thải, nước thải, giao thông thủy; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng…