Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Luật Bảo vệ môi trường 2014: Hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015, gồm 20 chương 170 điều, quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Điểm nổi bật cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường 2014 là:
- Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường; quy định cụ thể hơn về nội dung phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung quy định về cam kết bảo vệ môi trường. Luật quy định bổ sung và cụ thể về trách nhiệm của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề; các điều kiện về bảo vệ môi trường tại các làng nghề; trách nhiệm của UBND cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng và thải bỏ; bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải.
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm (điều 7)
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường (mục 1, chương 2)
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (điều 14, điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong luật về đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giao Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này (điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 chương 2
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại chương 3.
- Để nội dung của luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Dự thảo Nghị định gồm 8 chương, 57 điều. Bên cạnh những quy định chung, Bộ Tài nguyên-Môi trường đề xuất nhiều quy định cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; bảo vệ môi trường làng nghề; bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường…

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Chất lượng nước sạch ngày càng tăng
2/20/14 12:56 PM
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang tại Hội nghị ban chấp hành hội cấp thoát nước Việt Nam lần thứ 5 nhiệm kỳ IV diễn ra chiều 18/2 tại TPHCM.
Theo Thứ trưởng Cao Lại Quang, mức tăng trưởng trong khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch tăng 9,5%, độ bao phủ tăng 1,5%. Đặc biệt tỷ lệ thất thoát giảm nhanh, lượng nước thất thoát toàn quốc ở mức bình quân 26%, giảm 3% so với năm 2012.
“Đây là một cố gắng lớn của ngành nước nhờ vào việc tích cực đầu tư nâng cấp dây truyền công nghệ, thay thế ống cũ, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng các phần mềm tiên tiến…
Điển hình như một số doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng… Tuy nhiên, vẫn còn 30% các Cty cấp nước có mức thất thoát nước cao từ 26-35%.
Bên cạnh đó, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải có mức tăng trên 1%, khắc phục được tình trạng ngập ngúng tại một số đô thị lớn. Nhiều công trình xử lý nước thải đã và đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên quản lý thoát nước và xử lý nước thải vẫn còn nhiều khó khăn hơn so với cấp nước”, Thứ trưởng Cao Lại Quang nhấn mạnh.
Đánh giá hoạt động của hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) trong năm 2013, Ông Trần Quang Hưng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VWSA cho biết: Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng các Cty cấp thoát nước đã có nhiều cố gắng duy trì và phát triển sản xuất đảm bảo cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và doanh nghiệp.
Bình quân chung trong khai thác, cung cấp, xử lý nước sạch, nước thải, rác thải vẫn tăng trên 10%. Hoạt động của hội và các chi hội đã đạt được nhiều kết quả như chú trọng bảo vệ quyền lợi cho các hội viên, tham gia phản biện góp ý cho các chính sách liên quan tới ngành nghề cấp thoát nước.
Các chương trình trọng điểm đều được tập hợp từ thực tế ngành nên rất được chú trọng như tham gia xây dựng Nghị định 88 về thoát nước, đánh giá về tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị của Việt Nam…
Bên cạnh đó, VWSA và hội hợp tác ngành nước Đức đã triển khai dự án hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của hội. Hai bên đã tiến hành khảo sát và đánh giá về nguồn nhân lực của chuyên ngành cũng như nhu cầu đào tạo đến năm 2020.
Bên cạnh nhiệm vụ của VWSA trong năm 2014 – 2015 là tập trung giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến chuyên ngành.
Đề xuất và tham gia xây dựng định mức chuyên ngành cho cấp thoát nước cũng như hỗ trợ và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật tư, thiết bị chuyên ngành nước phát triển.
Riêng trong năm 2014 tổ chức lấy ý kiến về những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các thông tư liên bộ về giá nước sạch và Nghị định 142 bổ sung một số điều cho nghị định 177. Triển khai kế hoạch cấp nước an toàn giai đoạn 3 cho các Cty cấp nước, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cấp nước an toàn…
Khai thác lợi thế trong quá trình thực hiện các dự án hợp tác với Hội phát triển ngành nước Đức để tham gia có hiệu quả các dự án hỗ trợ như các dự án nước và vệ sinh cho các đô thị vừa và nhỏ, dự án đào tạo nghề cho công nhân trong lĩnh vực xử lý nước thải…
Tại hội nghị các đại biểu cũng đã nghe dự thảo đề cương Chiến lược phát triển hội cấp thoát nước Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 với chủ đề “đổi mới nhận thức, nâng cao vị thế, phát triển bền vững”.
Các đại biểu đã đồng tình nhất trí cần có chiến lược phát triển và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho VWSA. Ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV nước sạch Hà Nội nhìn nhận: Cơ chế chính sách chưa xứng tầm với hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, do đó vẫn chưa quyết định được giá của nước sạch.
Đầu vào của nước thì theo thị trường còn đầu ra thì do chủ động của đơn vị hoặc hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Chính sách về giá nước là quan trọng quyết định tất cả. Hoạt động của ngành nước đang còn khiêm tốn so với ngành điện, hay bưu chính viễn thông…
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành nước, cần phải quan tâm tới vấn đề đào tạo cơ bản của ngành nước phù hợp và có kế hoạch hoàn chỉnh theo lộ trình để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công nhân ngành nước.
Tăng cường giao lưu trao đổi để gắn kết tìm hiểu để có những hỗ trợ giúp đỡ giữa các hội viên và hội cấp thoát nước, cần sự quan tâm của hội, các chi hội thật sự có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng phát triển.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nghiệm thu đề tài: Xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện
3/7/14 11:10 AM
Toàn cảnh
Ngày 06/03/2014, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu đề tài: Xây dựng hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện do Viện Quy hoạch môi trường và Hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn (IRURE) chủ trì thực hiện. Tiến sĩ Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.
Thay mặt nhóm tác giả thực hiện Đề tài, Ths. Nguyễn Thị Lan Anh đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài. Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay việc xử lý chất thải rắn (CTR) tại khu vực nông thôn đang là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng nông thôn mới đang được Đảng và nhà nước cùng các địa phương quan tâm. Tuy nhiên, các địa phương hiện nay vẫn còn đang khó khăn trong việc áp dụng phương pháp và cách thức để xử lý chất thải rắn tại chỗ, chính vì thế đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tổng hợp phân tích hiện trạng, làm cơ sở xây dựng Hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp xã, cụm xã và cấp huyện, áp dụng cho các cấp chính quyền, các cơ quan tư vấn, các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật cấp xã, cấp huyện.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được Quy trình lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn gồm 8 bước: Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng quản lý CTR; Thiết lập mục tiêu và phạm vi quy hoạch; Dự báo nguồn CTR phát sinh; Quy hoạch hệ thống phân loại CTR tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR; Quy hoạch thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển CTR; Xử lý và tái chế CTR; Xây dựng kế hoạch thực hiện và lộ trình thực hiện quy hoạch; Chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Nhóm thực hiện đề tài cũng đưa ra được 6 mô hình thu gom, vận chuyển CTR bao gồm: Mô hình quản lý CTR liên huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp huyện; Mô hình quản lý CTR tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR bán tập trung cấp xã; Mô hình quản lý CTR phân tán cấp xã.

Các ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng đều đánh giá cao nỗ lực của nhóm tác giả thực hiện Đề tài, tuy nhiên nhóm tác giả cần phải soát xét và chỉnh sửa lại một số lỗi chính tả, thuật ngữ chuyên ngành, các phương pháp xử lý CTR cho phù hợp với điều kiện kinh tế của khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Đồng thời, các thành viên Hội đồng cũng cho rằng, nếu căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về lập quy hoạch chất thải rắn cho khu vực nông thôn, tuy nhiên đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản lý, và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước ban hành được những văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn nông thôn.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Trung Hòa đề nghị nhóm tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, bổ sung và chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn.

Đề tài được Hội đồng nhất trí nghiệm thu với kết quả xếp loại Khá.
Chất lượng nước sạch ngày càng tăng
2/20/14 12:56 PM
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang tại Hội nghị ban chấp hành hội cấp thoát nước Việt Nam lần thứ 5 nhiệm kỳ IV diễn ra chiều 18/2 tại TPHCM.
Theo Thứ trưởng Cao Lại Quang, mức tăng trưởng trong khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch tăng 9,5%, độ bao phủ tăng 1,5%. Đặc biệt tỷ lệ thất thoát giảm nhanh, lượng nước thất thoát toàn quốc ở mức bình quân 26%, giảm 3% so với năm 2012.
“Đây là một cố gắng lớn của ngành nước nhờ vào việc tích cực đầu tư nâng cấp dây truyền công nghệ, thay thế ống cũ, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng các phần mềm tiên tiến…
Điển hình như một số doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng… Tuy nhiên, vẫn còn 30% các Cty cấp nước có mức thất thoát nước cao từ 26-35%.
Bên cạnh đó, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải có mức tăng trên 1%, khắc phục được tình trạng ngập ngúng tại một số đô thị lớn. Nhiều công trình xử lý nước thải đã và đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên quản lý thoát nước và xử lý nước thải vẫn còn nhiều khó khăn hơn so với cấp nước”, Thứ trưởng Cao Lại Quang nhấn mạnh.
Đánh giá hoạt động của hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) trong năm 2013, Ông Trần Quang Hưng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VWSA cho biết: Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng các Cty cấp thoát nước đã có nhiều cố gắng duy trì và phát triển sản xuất đảm bảo cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và doanh nghiệp.
Bình quân chung trong khai thác, cung cấp, xử lý nước sạch, nước thải, rác thải vẫn tăng trên 10%. Hoạt động của hội và các chi hội đã đạt được nhiều kết quả như chú trọng bảo vệ quyền lợi cho các hội viên, tham gia phản biện góp ý cho các chính sách liên quan tới ngành nghề cấp thoát nước.
Các chương trình trọng điểm đều được tập hợp từ thực tế ngành nên rất được chú trọng như tham gia xây dựng Nghị định 88 về thoát nước, đánh giá về tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị của Việt Nam…
Bên cạnh đó, VWSA và hội hợp tác ngành nước Đức đã triển khai dự án hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của hội. Hai bên đã tiến hành khảo sát và đánh giá về nguồn nhân lực của chuyên ngành cũng như nhu cầu đào tạo đến năm 2020.
Bên cạnh nhiệm vụ của VWSA trong năm 2014 – 2015 là tập trung giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến chuyên ngành.
Đề xuất và tham gia xây dựng định mức chuyên ngành cho cấp thoát nước cũng như hỗ trợ và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật tư, thiết bị chuyên ngành nước phát triển.
Riêng trong năm 2014 tổ chức lấy ý kiến về những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các thông tư liên bộ về giá nước sạch và Nghị định 142 bổ sung một số điều cho nghị định 177. Triển khai kế hoạch cấp nước an toàn giai đoạn 3 cho các Cty cấp nước, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cấp nước an toàn…
Khai thác lợi thế trong quá trình thực hiện các dự án hợp tác với Hội phát triển ngành nước Đức để tham gia có hiệu quả các dự án hỗ trợ như các dự án nước và vệ sinh cho các đô thị vừa và nhỏ, dự án đào tạo nghề cho công nhân trong lĩnh vực xử lý nước thải…
Tại hội nghị các đại biểu cũng đã nghe dự thảo đề cương Chiến lược phát triển hội cấp thoát nước Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 với chủ đề “đổi mới nhận thức, nâng cao vị thế, phát triển bền vững”.
Các đại biểu đã đồng tình nhất trí cần có chiến lược phát triển và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho VWSA. Ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV nước sạch Hà Nội nhìn nhận: Cơ chế chính sách chưa xứng tầm với hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, do đó vẫn chưa quyết định được giá của nước sạch.
Đầu vào của nước thì theo thị trường còn đầu ra thì do chủ động của đơn vị hoặc hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Chính sách về giá nước là quan trọng quyết định tất cả. Hoạt động của ngành nước đang còn khiêm tốn so với ngành điện, hay bưu chính viễn thông…
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành nước, cần phải quan tâm tới vấn đề đào tạo cơ bản của ngành nước phù hợp và có kế hoạch hoàn chỉnh theo lộ trình để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công nhân ngành nước.
Tăng cường giao lưu trao đổi để gắn kết tìm hiểu để có những hỗ trợ giúp đỡ giữa các hội viên và hội cấp thoát nước, cần sự quan tâm của hội, các chi hội thật sự có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng phát triển.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

[KT] Đầu tư một nhà máy gạch không nung cần làm gì ?

Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

1. Những điều kiện tiên quyết nào để mở một nhà máy sản xuất gạch không nung?
1.1. Vật liệu sẵn có: Xỉ than đá, xỉ quặng các loại, đất, khoáng chất thải, chất thải rắn công nghiệp, cát, bột đá với khối lượng phù hợp với công suất nhà máy định xây dựng.
1.2. Mặt bằng xây dựng nhà máy: ít nhất là 1000m2 trở lên.
1.3. Nguồn vốn đầu tư: Phụ thuộc vào sản lượng gạch mà bạn cần có:
VT: Triệu đồng
STT
Loại dây chuyền
Chi phí đầu tư cho 01 dây chuyền
Máy móc
Nhà xưởng
Vốn lưu động
Tổng vốn
1
Loại dây chuyền 5 triệu viên/năm
1.700
800
1.200
3.700
2
Loại dây chuyền 10 triệu viên/năm
3.500
1.500
2.400
7.400
3
Loại dây chuyền 20 triệu viên/ năm
6.500
2.500
4.800
13.800
2. Gạch không nung là gì? Độ bền của viên gạch không nung và gạch nung - so sánh giữa chúng:
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt Nam gạch này có kích thước chung là 210x110x60; nhưng gạch không nung thì có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35Mpa. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng  nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
3. Vật liệu dùng để chế tạo gạch không nung là gì? Chi phí khi sử dụng, so sánh giá cả của các loại vật liệu đó?
Đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá trình gia công, sản xuất khác nhau, sẵn có, rẻ tiền, giá thành cho các nguyên vật liệu này thấp khi mà có rất nhiều nguồn cung cấp do có nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó:
  • Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công nghiệp thải ra.
  • Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
  • Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
  • Cát sông
  • Bột đá
  • Đá vụn
  •  v.v…
Mặt khác công nghệ làm gạch không nung rất đơn giản với những thiết bị cơ khí đơn giản sẽ làm cho chi phí cho 01 viên gạch giảm tối thiểu so với 01 viên gạch nung.
Sau đây bạn có thể tham khảo giá thành cho các loại gạch nung và không nung tại Hà Nội để thấy rõ việc này:
STT
Gạch đất nung
Gạch đất không nung
Gạch từ tro, xỉ, vôi, cát
1
Đất sét
Đất thải
Tro than (Xỉ than)
2
Than
Cát sông
Xỉ quặng
3
Chi phí máy móc
Phụ gia khô + ướt
Đất hoặc cát
4
Chi phí nhà xưởng
Chi phí máy móc
Ximăng
5
Chi phí nhân công
Chi phí nhà xưởng
Vôi bột
6
Chi phí quản lý
Chi phí nhân công
Chi phí máy móc
7
Chi phí điện nước
Chi phí quản lý
Chi phí nhà xưởng
8
Vận chuyển + chi phí thương mại
Chi phí điện nước
Chi phí nhân công
9
-
Chi phí thương mại + vận chuyển
Chi phí quản lý
10
-
-
Chi phí điện nước
11
-
-
Chi phí thương mại + vận chuyển
Giá thương mại tại Hà Nội (chở đến chân công trình kích thước như nhau)
- 1.200 đồng/viên gạch đặc
- 1.000 đồng/viên gạch lỗ (02 lỗ thông)
1.000 đồng/ viên gạch lỗ mù
1.100 viên gạch lỗ mù
4. Dây chuyền thiết bị tạo hình viên gạch không nung.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nhà sản xuất dây chuyền tạo hình viên gạch không nung, tuỳ theo tiêu chuẩn gạch của mỗi nước mà có các thiết bị phù hợp cả về hình dáng, kích thước và độ bền của viên gạch. Ngoài ra thiết bị dây chuyền này còn phụ thuộc vào các chất liệu tạo nên viên gạch tại địa phương nơi mà chúng ta lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy gạch không nung.
Nói chung, chúng tôi có thể đưa ra 01 dây chuyền đồng bộ cho các bạn để các bạn
có thể tham khảo và tự quyết định cho dây chuyền của mình.
anh minh hoa
Dây chuyền ép gạch kiểu1

 anh minh hoa
Dây chuyền ép gạch kiểu2 

 anh minh hoa
Dây chuyền ép gạch kiểu3
4.1. Gạch không nung với vật liệu là đất và cát là chủ yếu
Loại dây chuyền này cho ra loại gạch có kích thước theo tiêu chuẩn của Việt Nam (210x110x55) với hàng lỗ mù nhằm giảm tối thiểu trọng lượng của viên gạch (thông thường từ 2÷2.2 kg/viên gạch) công nghệ sản xuất. Loại gạch này mới ra đời không lâu, nó có độ bền cao và được tăng theo thời gian sử dụng của bức tường. Công nghệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tạo mạch polime vô cơ với xương polime là (Si) và (Al). Tạm thời hiện nay loại gạch này chưa được phổ biến rộng rãi nên có thể chấp nhận sử dụng cho các công trình nhà từ 1á2 tầng hoặc nhà cấp 4. Trong tương lai có thể sử dụng cho các nhà cao tầng khác.
Dây chuyền cho loại gạch này bao gồm các thiết bị theo sơ đồ các bước công nghệ sau:
Bước 1: Hong khô đất làm gạch (bất kỳ loại đất nào): 12%÷15% độ ẩm. (Hong khô từ nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà xưởng)
Bước 2: Nghiền và trộn phụ gia loại đất đã được hong khô ở trên tới độ min£0.5mm (sờ vào mát tay). Trong đó: Đất chiếm 80% còn vôi bột (phụ gia) 20%. Để thực hiện việc này sử dụng thiết bị nghiền, trộn liên hợp.
Bước 3: ủ hỗn hợp đất + vôi với hàm ẩm từ 15%÷18% - Việc ủ có thể ở trong nhà xưởng với mặt bằng nền ximăng hoặc bê tông.
Bước 4: Trộn định lượng hỗn hợp đã ủ với cát, chất thải xây dựng hoặc đá dăm loại nhỏ (kích thước hạt < 3mm) đã là phế liệu và các phụ gia ướt khác. Thiết bị trộn, định lượng 3 thành khô (đất ủ, phụ gia, cát sông) và 2 thành phần ướt tăng độ kết dính của mạch polime vô cơ.
Bước 5: ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch là 550÷650(kg/cm2). Đây là thiết bị tạo hình viên gạch có tính chất quyết định đến chất lượng, giá thành và năng suất tạo hình viên gạch của nhà máy gạch dạng này.
Máy ép có 02 dạng:
Dạng chế tạo trong nước là máy ép thuỷ lực với các thông số kỹ thuật sau:
+ Năng suất ép: 6.000÷10.000 viên/ngày sản xuất
+ Công suất điện năng: 27KW
+ Lực ép đơn vị viên gạch: 53.5Mpa
+ Hoạt động tự động và bán tự động
+ Số lượng khuôn: 06
+ Trọng lượng máy: 4000kg±5%
 Dây truyền sản xuất gạch không nung từ đất, cát …được chế tạo trong nước
anh minh hoa

anh minh hoa

Dạng đi nhập từ nước ngoài là máy ép trục khuỷu với các thông số sau:
+ Năng suất ép: 12.000÷18.000 viên/ngày sản xuất
+ Công suất điện năng: 36KW
+ Lực ép đơn vị viên gạch: 55Mpa
+ Hoạt động tự động và bán tự động
+ Số lượng khuôn: 12
+ Trọng lượng máy: 12.000kg±5%
anh minh hoa
Thông số kỹ thuật của máy :

Kiểu máy gạch
 YZP100-8
 YZP120-8
 YZP160-8
 YZP180-8
Số lượng khuôn
 8
 8
 8
 8
Trọng lượng máy
 7500kg
 6000kg
 7000kg

Lực ép lớn nhất
 1000KN
 1200KN
 1600KN
 1800KN
Công suất động cơ cấp liệu
 4KW
 4KW
 4KW
 4KW
Kích thước phủ bì máy L.W.H
 2620×1775×2337mm
 2620×1775×2337mm
 2620×1775×2337mm
2620×1775×2337mm
Kích thước viên gạch
 240×115×53mm
 240×115×53mm
 240×115×53mm
 240×115×53mm
Năng suất
 1800 viên/h
 2040 viên/h
 1800 viên/h
 1800-2000 viên/h
Công suất máy
 15kw
 15kw
 15kw
 15-18.5kw

anh minh hoa
Thông số kỹ thuật của máy YZP06-2 :

Năng suất
2400 viên/h
Trọng lượng máy
12000kg
Lực ép lớn nhất
3000KN
Công suất động cơ chính
30KW
Kích thước viên gạch
240x115x90
Tốc độ động cơ chính
1470r/min
Lực ép đơn vị viên gạch
54.35MPa
Công suất động cơ cấp liệu
5.5KW
Kiểu khuôn ép
2 viên
Tốc độ động cơ cấp liệu
1440r/min
Số lượng khuôn
6 khuôn
Kích thước phủ bì máy L.W.H
3300x1820x2710
Đây là các loại gạch không nung xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch này đã được công nhận và được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi cho các công trình từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng. Loại gạch này được tạo nên bởi các chất liệu rẻ tiền (thậm chí là các chất thải của các khu công nghiệp, của các mỏ khai khoáng,…) nó có nhiều chủng loại khác nhau (trên 300 loại) với độ bền nén cao nhất là 35Mpa. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số công thức của một số loại gạch dạng này để các bạn xem xét và lựa chọn:
4.2. Gạch không nung với các vật liệu từ xỉ than, xỉ quặng, ximăng, cát, đá,…
4.2.1. Công thức số 1:
Xỉ than nghiền nhỏ: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%; ximăng 8%á10%; bột đá 0.2%.
4.2.2. Công thức số 2:
Bột đá 60%; muối kali 3%; ximăng 8%÷10%; vôi bột 3% còn lại là chất thải rắn khác.
4.2.3. Công thức số 3:
Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn khác
4.2.4. Công thức số 4:
Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali
4.2.5. Công thức số 5:
Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali;
4.2.6. Công thức số 6:
Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; bột đá còn lại
Với các công thức trên công nghệ và thiết bị tạo hình được mô tả như sau:
Bước 1: Nghiền nhỏ các vật liệu tạo viên gạch, độ mịn với kích cỡ < 3mm trên máy nghiền búa đập.
Bước 2: Trộn đều các hỗn hợp tạo hình viên gạch trên máy trộn với công suất phù hợp với công suất của máy ép gạch.
Bước 3: Đưa hỗn hợp vào máy ép tạo hình viên gạch. Máy ép tạo hình loại gạch này chủ yếu là đi nhập từ Trung Quốc hoặc các nước có nền công nghiệp tiên tiến. Thông số kỹ thuật cơ bản như sau:
  • Năng suất ép 12.000÷18.000 viên ngày
  • Công suất điện tiêu thụ: 36KW
  • Lực ép đơn vị cho viên gạch: 55Mpa
  • Hoạt động tự động và bán tự động:
  • Số khuôn: 8÷12
  • Trọng lượng máy 8.000á16.000 kg
                  Một số hình ảnh về sản phẩm gạch
anh minh hoa

anh minh hoa
5. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung như thế nào?
Để giảm được các chi phí cho viên gạch, người quản lý dự án chọn địa điểm theo các tiêu chí sau:
5.1. Chọn nơi gần các nguồn vật liệu có thể tạo nên viên gạch: khu khai thác mỏ, khu công nghiệp nhiều chất thải, mỏ đá, mỏ cát,… để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào.
5.2. Chọn nơi có nguồn nước, điện và tiện việc giao thông vận tải để có thể phát triển sản xuất và bán được hàng ngay sau khi ra thành phẩm.
5.3. Nên chọn vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra.
5.4. Có thể thuê lại khu xưởng cũ, hoặc các khi xưởng sản xuất mà hiện nay đã không sản xuất nhằm làm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Tốt nhất là các nhà máy sản xuất gạch mà đã bị phá sản thì càng thuận lợi.
6. Bạn cần biết những vấn đề gì cho dự án gạch không nung để tránh được những rủi ro và đạt sự thành công trong kinh doanh.
Chúng tôi đảm bảo sự thành công dự án của bạn khi chúng ta cùng thực hiện những điều sau:
6.1. Bạn hãy xác định nguồn vật liệu đầu vào cho nhà máy gạch không nung tương lai theo công suất thiết kế, kèm theo là công suất điện, nước phù hợp với dây chuyền gạch đảm bảo không bị trục trặc, thiếu thốn khi đã đi vào sản xuất.
6.2. Bạn hãy xác định đặc tính nguyên liệu đầu vào thông qua các xét nghiệm hoá học và kiểm định của các cơ quan có tránh nhiệm, không được pha trộn.
6.3. Căn cứ vào các thông số mà bạn đã xác định ở trên chúng tôi sẽ tính toán chính xác các chi phí cho việc sản xuất ra 01 viên gạch không nung và nó sẽ được so sánh với 01 viên gạch đỏ thuộc cùng 01 loại.
6.4. Từ việc tính toán chi phí cho 01 viên gạch không nung chúng tôi sẽ tính toán cho các bạn hiệu quả của việc thành lập nhà máy sản xuất gạch không nung thể hiện qua việc phân tích các số liệu đầu tư, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chính xác bạn nên dùng dây chuyền nào là phù hợp với dự án của bạn. Đây là phần rất quan trọng trong dự án của bạn.
6.5. Những số liệu tính toán chính xác của chúng tôi sẽ là bằng chứng để các bạn yên tâm vào sự thành công của dự án.
6.6. Chúng tôi đảm bảo dịch vụ sau bán hàng tốt nhất từ bảo hành, sửa chữa thiết bị đã cung cấp. Chúng tôi còn đào tạo cho các bạn đội ngũ thợ vận hành dây chuyền, chúng tôi luôn đồng hành cùng các bạn trong quá trình sản xuất.
6.7. Tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng để các nhà đầu tư có thể nâng cao kinh nghiệm quản lý sản xuất trong dây chuyền của mình.
6.8. Với sự vươn lên mạnh mẽ về kỹ thuật, về dịch vụ sau bán hàng của chúng tôi đó sẽ là đảm bảo cho các bạn sự thành công trong dự án của mình.
7. Với những nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gạch - Chúng tôi sẽ giúp được gì?
Những người mới, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gạch chúng tôi sẽ cùng các bạn tham gia khảo sát từ tìm vật liệu đầu vào, nguồn cung cấp điện, nước, lựa chọn địa điểm cho đến lựa chọn thiết bị, nhà xưởng để xây dựng thành dự án của bạn. Sự đồng hành của chúng ta sẽ mang lại sự thành công.
8. Nơi bạn dự định xây dựng nhà máy gạch không nung, có rất nhiều nhà cung cấp gạch nung vậy chiến lược tiếp thị của bạn sẽ như thế nào?
Để có thể tiếp thị gạch không nung mà bạn sản xuất ra một cách thành công bạn nên thực hiện các bước sau:
- Làm tờ rơi, với khẩu hiệu: "Hãy tiết kiệm tài nguyên đất canh tác; hãy vì tương lai các con, các cháu chúng ta mà sử dụng gạch không nung"; "Hãy vì an ninh lương thực của địa phương mà sử dụng gạch không nung"
- So sánh giá thành gạch không nung và gạch nung; so sánh công nghệ sản xuất giữa 02 loại gạch;
- Các chứng chỉ về chất lượng của gạch không nung do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Chụp ảnh các bức tường xây bằng gạch không nung, so sánh với gạch nung;
- Thuyết phục các nhà thiết kế sử dụng gạch không nung cho các công trình của địa phương và nhà nước.
9. Trên thế giới người ta sử dụng gạch không nung lâu chưa? Độ bền của các công trình đó như thế nào?
- Người ta đã sử dụng rộng rãi gạch không nung từ rất lâu - thời gian đó là gần 100 năm;
- Trên thế giới đã dùng gạch không nung trong xây dựng nhà cao tầng khoảng từ 70á75%;
- Người Trung Quốc đã cấm sử dụng đất canh tác để làm gạch, mặc dù vẫn sử dụng gạch nung nhung gạch nung lại được sản xuất ra từ các vật liệu sau: Đá sét nghiền nhỏ, với kích thước hạt là < 3mm và than bùn; đó là công nghệ hoàn toàn không dùng đất sét, đất canh tác để sản xuất gạch nung).
10. Kết luận
Với những nguyên vật liệu sản xuất gạch rất phong phú và dây truyền công nghệ chế biến gạch không nung thân thiện với môi trường.
Dây chuyền công nghệ sử dụng ít nhân công, do các khâu hầu hết được tự động hóa.
Cường độ chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao.
Đa dang chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao.
Vì vậy việc phát triển gạch không nung là một hướng đi tất yếu, điều này phù hợp với chủ trương của Nhà nước cũng như đòi hỏi của thị trường và xã hội. Việc phát triển gạch không nung đang là một đề tài thu hút được sự quan tâm từ nhiều phía. Trong tương lai ngắn, loại vật liệu này sẽ phát triển mạnh dựa trên chính nhữn ưu thế nội tại so với vật liệu nung.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Họp tổng kết đợt giám sát của phái đoàn WB (Ngân hàng Thế giới) đối với các dự án cấp thoát nước đô thị tại Việt Nam
1/16/14 7:37 AM
Ngày 15/1/2014, tại Hà Nội, Cục Hạ Tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng đã tổ chức buổi Họp tổng kết đợt giám sát của phái đoàn WB đối với các dự án cấp thoát nước đô thị tại Việt Nam. TS. Nguyễn Tường Văn – Phó Cục trưởng, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng chủ trì và điều hành buổi Họp.
Tham dự buổi Họp còn có: Ông Lixin Gu – đại diện WB, trưởng đoàn phụ trách Dự án; bà Trần Thị Ngọc Thanh – Phó Giám đốc, Ban Quản lý dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng; Ban quản lý Dự án các địa phương và các chuyên gia tư vấn Dự án cùng tham dự.
Tại buổi Họp, ông Lixin Gu – đại diện WB, trưởng đoàn phụ trách Dự án đã báo cái lại tình hình giám sát vừa qua đối với các dự án cấp thoát nước tại một số địa phương ở Việt Nam. Mục tiêu của đợt giám sát là rà soát lại tiến độ các dự án và kế hoạch hành động tại đơn vị cấp thoát nước Đà Lạt, cấp thoát nước Tam Kỳ, Đông Hà, Thái Hòa và Ninh Bình, gặp gỡ các Ban quản lý dự án tại Hà Nội, đại diện của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Xây dựng. Qua quá trình giám sát cho thấy, đối với tiến độ thực hiện của lĩnh vực cấp nước, hầu hết đang trong giai đoạn hoàn hiện, các tiểu dự án đang trong quá trình đấu thầu các gói xây lắp, đến nay đã có 4 tiểu dự án đã ký hợp đồng với nhà thầu và nhà thầu đang tiến hành thi công, đó là các đơn vị tại Bình Dương, Phú Quốc, Uông Bí và Đồng Xoài, trong đó Bình Dương là đơn vị thi công rất sớm so với các đơn vị khác, tiếp đến là Phú Quốc đã thực hiện rất nhanh. Trong tổng số 25 gói thầu xây lắp, hiện nay đã có 6 gói thầu xây lắp đã được xây dựng, có giá trị 35 triệu USD, có 4 gói thầu xây lắp đang trong giai đoạn đấu thầu, 15 gói thầu sẽ được tổ chức đấu thầu vào cuối tháng 4/2014. Đối với các tiểu dự án thoát nước, về tư vấn kỹ thuật đang trong giai đoạn cuối thực hiện hợp đồng, tất cả các tư vấn giám sát đã được huy động và tiến hành thẩm tra thiết kế kỹ thuật. Trong tổng số 28 gói thầu thoát nước, 1 gói thầu đã hoàn tất công tác xây dựng, 2 gói đang trong quá trình đấu thầu, 25 gói còn lại sẽ được tổ chức đấu thầu trước tháng 6/2014, so với 6 tháng trước đây, những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể. Về kế hoạch thực hiện trong 6 tháng tiếp theo, đối với hợp phần cấp nước, các gói thầu xây lắp phải được đưa vào thi công; Công tác chấm thầu cần đảm bảo độ khách quan; về công tác quản lý nhà thầu, các ban quản lý dự án cần hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ tích cực cho các nhà thầu; quản lý tốt các hạng mục như đường ống, trạm bơm...cần phải kiểm soát về chất lượng. Về hợp phần thoát nước, hiện nay một số hạng mục gói thầu đã bị chậm tiến độ, trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ.
Thông qua đợt giám sát ông Lixin Gu đã có đề xuất, về phía Bộ Xây dựng cần huy động đơn vị tư vấn hợp đồng và quản lý tài chính để hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện dự án; Bộ Xây dựng phải đóng vai trò đầu mối trong việc xây dựng các văn bản liên quan cho gói thầu 09 và 010 để cải thiện nâng cao năng lực thực hiện.
Đại diện của các Ban Quản lý dự án tại địa phương đều bảy tỏ quan điểm chung sẽ cố gắng trong thời gian tới, nhất là những đơn vị đang thực hiện chậm tiến độ sẽ cố gắng hơn nữa để dự án được thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Thay mặt cho các lãnh đạo Bộ Xây dựng, TS. Nguyễn Tường Văn – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật đã gửi lời cảm ơn và hoàn toàn nhất trí với nội dung đánh giá của phía WB. Theo mục tiêu đã cam kết với WB, về cấp nước, đến tháng 12/2013 sẽ đấu thầu được 23/25 hợp đồng và ký được 11 hợp đồng, tuy nhiên đến nay mới đấu thầu được 10 gói thầu và ký được 6 hợp đồng, như vậy mới đạt được 1 nửa kế hoạch. Về kế hoạch thoát nước, trong số 28 gói thầu, mục tiêu là phải đấu thầu được 16 gói, thì đến nay mới chỉ có 1 gói thầu được ký và 2 gói đang đấu thầu. Do đó, trong thời gian tới, các đơn vị thực hiện cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể lấy lại thời gian đã mất và chưa thực hiện tốt trong 6 tháng vừa qua./.
Việt Nam cần 8,3 tỷ USD để xử lý nước thải đô thị
1/21/14 2:37 PM
Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD để cung cấp dịch vụ thoát nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ông Lê Duy Hưng, Chuyên gia Quản lý đô thị cao cấp cho biết, trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, các đô thị ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến việc xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Do vậy, để giải quyết được mối lo ngại trên, dự tính từ nay đến năm 2025 Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu người (tính theo dân số đô thị năm 2005).
Tại buổi lễ “công bố báo cáo đánh giá về vệ sinh môi trường khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và báo cáo đánh giá nước thải đô thị tại Việt Nam,” diễn ra ngày 20/1, ông Hưng khẳng định hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam hiện còn rất yếu kém.
Trong khi đó, 90% hộ gia đình hiện vẫn xả nước thải vào bể tự hoại, và chỉ có 4% lượng phân bùn được xử lý. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh ở hầu hết các thành phố còn yếu kém cũng đã tác động nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại cho đất nước 1,3% GDP mỗi năm.
Chính vì vậy, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã phải chi khoảng 500 triệu USD/năm vào công tác xây dựng hệ thống nước thải, cải thiện môi trường tại các đô thị trên cả nước.
Tuy nhiên, "để đáp ứng quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh thì đây vẫn là vấn đề nan giải, trong khi hệ thống xử lý nước thải ở nước ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: Hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống thoát nước bề mặt, và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý," ông Hưng nhấn mạnh.
Ở góc độ quốc tế, ông Charles Feintein, Giám đốc Ban năng lượng và nước của Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định, hiện phần lớn người dân tại các đô thị lớn đang phải sống trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Cùng với đó, mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém tại Việt Nam đang dự tính khoảng 780 triệu USD mỗi năm.
Từ mối lo ngại trên, Giám đốc Ban năng lượng và nước của Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cần chi một khoản tiền lớn cho công tác xử lý nước thải đô thị, nhằm phát triển các thành phố lành mạnh, sạch sẽ và thịnh vượng lâu dài.
Theo đó, khoản kinh phí dự kiến 8,3 tỷ đồng để cải thiện nguồn nước đô thị sẽ tập trung vào việc phát triển các chính sách tập trung về nâng cao nhận thức con người; thúc đẩy giải pháp kỹ thuật hiệu quả về kinh tế; phát triển tổ chức thể chế bền vững đảm bảo chất lượng dịch vụ../.