Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Chồng tuổi Hợi, vợ tuổi Sửu, nên sinh con năm nào?

Tôi sinh năm 1983 (Hợi), vợ tuổi Sửu (1985), đẻ một bé trai năm 2013. Xin hỏi chuyên gia tư vấn là vợ chồng tôi có hợp với tuổi con trai không?

Nếu vợ chồng tôi muốn đẻ 1 em bé nữa thì sinh vào năm nào để hợp tuổi? Nếu không hợp thì nhờ chuyên gia tư vấn hóa giải giúp tôi?
 (Nguyễn Đình Thông).
[Caption]
Ảnh: vnphongthuy.com.
Trả lời:
Chào bạn!
- Bố sinh năm 1983, cầm tinh: Hợi, ngũ hành: Thủy.
- Mẹ sinh năm 1985, cầm tinh: Sửu, ngũ hành: Kim.
- Con 1 sinh năm 2013, cầm tinh: Tỵ, ngũ hành: Thủy.
Trường hợp của bạn phân tích như sau:
T​heo nhận định của người xưa​:
- Căn cứ vào ngũ hành của bố mẹ thì con nên thuộc Kim hoặc Thổ. Trong gia đình bạn, bé trai vừa sinh (2013) thuộc hành Thủy, không sinh không khắc, là bình thường, tức không tốt không xấu.​ Vậy nên, con ​thứ hai nên sinh vào hành Kim hoặc Thổ để hợp với bố hoặc mẹ.
=> Tính từ năm hiện tại, mệnh Kim hoặc Thổ sẽ thuộc các năm 2014, 2015, 2020...
- Con sinh ra tam hợp/lục hợp/tam hội với cha/mẹ:
+ Tam hợp: Bố tuổi Hợi hợp với Mão, Mùi. Mẹ tuổi Sửu hợp với Tỵ, Dậu.
+ Lục hợp: Hợi hợp Dần, Sửu hợp Tý.
+ Tam hội: Hợi hợp Tý, Sửu; Sửu hợp với Hợi, Tý.
=> Cho nên con có thể cầm tinh: Mão, Mùi, Dần, Tý, Sửu, Tỵ, Dậu, Hợi.
Kết hợp 2 yêu cầu trên, theo nguyên tắc 1, nên sinh con vào năm 2014 (Ngọ), 2015 (Mùi), 2020 (Tý). Nguyên tắc 2: Mão, Mùi, Dần, Tý, Sửu, Tỵ, Dậu, Hợi.
Kết luận:
Năm tháng thích hợp nhất để sinh con:
- 2015 (Tháng 7, 8 âm lịch).
- 2020 (Tháng 3, 6, 9, 12 âm lịch).
Chúc gia đình bạn hạnh phúc.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Khoảng cách ly tối thiểu và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đối với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
6/14/13 3:43 PM
Ngày 11/6, Bộ Xây dựng đã có công văn 11/BXD-HTKT gửi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh về khoảng cách ly tối thiểu và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đối với Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh như sau:
1. Vị trí Nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã được xác định trong Quy hoạch chi tiết 1/500 Nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 213/QĐ-SXD ngày 03/8/2009 của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

2. Về quy định đối với khoảng cách ly tối thiểu từ trạm xử lý nước thải đến khu vực dân cư gần nhất:

Khoảng cách ly tối thiểu từ trạm xử lý nước thải đến khu vực dân cư gần nhất được quy định tại các quy chuẩn và tiêu chuẩn sau:

- QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- QCVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng.

- TCVN 7957:2008: Thoát lưới – Mạng lưới và Công trình bên ngoài.

- TCVN 7222:2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Theo quy định hiện hành, các Quy chuẩn là bắt buộc áp dụng, còn các tiêu chuẩn là khuyến khích áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.

Vì vậy, khoảng cách 150m từ nhà máy xử lý đến khu vực dân cư gần nhất mà Dự án đã lựa chọn là phù hợp với quy định hiện hành.

3. Về công nghệ xử lý nước thải đã được phê duyệt:

Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn cho nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh là công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính tuần hoàn (gọi tắt là C-tech). Đây là loại công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải lớn của thế giới và Việt Nam như Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Hồ Tây - Thành phố Hà Nội; Thành phố Bắc Ninh, VSIP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh; thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương,…). Theo thiết kế của dự án, toàn bộ nhà máy được xây kín, khi sử dụng công nghệ này, nước thải sau xử lý đạt quy định tại cột A, QCVN 14:2008/BTNMT và được xả ra sông Ngũ Huyện Khê. Công nghệ này được đánh giá là công nghệ hiện đại, không ảnh hưởng, tác động đến đời sống cũng như sinh hoạt của người dân trong vùng dự án.

4. Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn là một công trình phúc lợi xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Nhà máy đi vào vận hành sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Khi đưa nhà máy vào sử dụng, chủ đầu tư cần giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà máy tuân thủ đúng quy trình quản lý, vận hành.
 
Đề nghị phê chuẩn Hiệp định vay phát triển ngành nước Việt Nam
7/25/13 7:00 AM
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định vay cho “Chương trình phát triển ngành nước Việt Nam - Khoản vay 2”, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, ngày 23/5/2013 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký với Đại diện ADB Hiệp định vay cho “Chương trình phát triển ngành nước Việt Nam - Khoản vay 2”.
Theo đó, ADB cam kết tài trợ cho Việt Nam một khoản tín dụng từ nguồn vốn vay thông thường (OCR) trị giá 212 triệu USD với thời hạn 25 năm (gồm 6 năm ân hạn), cơ chế lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất liên ngân hàng London LIBOR 6 tháng + % (biên độ này sẽ được ADB xác định theo từng thời điểm) và các khoản phụ phí (hoặc giảm trừ) tuỳ thuộc vào chi phí huy động vốn của ADB (được thông báo 6 tháng/lần vào tháng 1 và tháng 7 hằng năm), phí cam kết 0,15%/năm tính trên số vốn chưa giải ngân.
Khoản vay này tập trung tài trợ thực hiện các dự án đầu tư cho các công ty cấp nước; hỗ trợ thực hiện chuẩn bị dự án đầu tư cho các công ty cấp nước tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Dương.
Dự án được thực hiện từ năm 2013-2019. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan điều phối, UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản, chủ đầu tư là các công ty cấp nước.
Khoản vay nhằm cung cấp bền vững nước sạch tại Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của hệ thống nước. Các dự án trong Khoản vay 2 được hoàn thành sẽ mở rộng mạng lưới bao phủ, tăng công suất cấp nước, tăng cường tính bền vững thông qua việc thiết lập và đánh giá các chỉ số hoạt động, có lộ trình tăng giá nước phù hợp theo hướng nguồn thu sẽ bù đắp đủ chi phí và giảm dần trợ cấp.
Hội thảo: "Công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước"
7/26/13 4:35 PM
Sáng nay 26/7/2013 tại Hà Nội, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Mạng lưới các công ty nước Đông Nam Á (SEAWUN) tổ chức Hội thảo "Công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước". Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng - ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; ông Noupheak Virabouth - Chủ tịch SEAWUN; đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước; các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Cao Lại Quang phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Cao Lại Quang cho biết, với nhiều thành tựu của công cuộc đổi mới, mạng lưới các đô thị của Việt Nam đang ngày càng được phát triển mở rộng và thực sự trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế. Song các đô thị Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Mạng lưới được quan tâm đầu tư, cải tạo phát triển mở rộng, song cũng có thể nói rằng, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa theo kịp tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Mạng lưới cấp nước, chất lượng dịch vụ cấp nước sạch còn thấp, tỷ lệ thất thoát thất thu còn cao, nước thải chưa được xử lý trước khi xả ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lực đầu tư, năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng, việc lựa chọn áp dụng những công nghệ phù hợp vẫn là những thách thức lớn đối với ngành cấp thoát nước của Việt Nam. Hiện này, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong lĩnh vực cấp thoát nước đang được các công ty cấp thoát nước thuộc các tỉnh, thành phố của Việt Nam hết sức quan tâm, và đây cũng là yêu cầu cấp thiết hướng tới phát triển ngành nước một cách bền vững. Thứ trưởng Cao Lại Quang bày tỏ hy vọng, Hội thảo này sẽ là dịp chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc áp dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam.
 
Toàn cảnh Hội thảo
Thứ trưởng Cao Lại Quang cũng cho biết, Mạng lưới các Công ty nước Đông Nam Á được thành lập năm 2002, văn phòng đặt tại Việt Nam, đã trải qua hơn 10 năm hoạt động. SEAUN đã có nhiều hoạt động hữu ích, hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các công ty nước trong khối Đông Nam Á. Bộ Xây dựng và Hội cấp thoát nước Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của SEAWUN và mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Hội Cấp thoát nước Việt Nam và SEAWUN để góp phần thúc đẩy lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam ngày càng phát triển.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe các tham luận rất bổ ích về những công nghệ mới áp dụng trong lĩnh vực cấp thoát nước, nổi bật là các báo cáo về Công nghệ cải tạo bể lọc một lớp thành bể lọc hai lớp vật liệu trong trạm xử lý nước do Công ty Cấp nước Hải Phòng phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Môi trường - Đại học Xây dựng phối hợp nghiên cứu; Giải pháp tiền ô xi hóa tại nhà máy nước Tân Hiệp nhằm nâng cao chất lượng nước sạch sau xử lý của Công ty Cấp nước Sài Gòn; Giải pháp xử lý nước thải tập trung công nghệ Huber của Đức; Ý nghĩa của chất lượng vật tư ngành nước trong việc giảm thất thoát nước sạch; Hệ thống quản trị mạng lưới cấp nước...

Tại Hội thảo này, các đại biểu cũng chứng kiến Lễ bàn giao chức Giám đốc điều hành mới của SEAWUN cho ông Nguyễn Tường Văn - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng./.
 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Gạch không nung xi măng cốt liệu chống thấm: Chữa “bệnh nhiệt đới” cho công trình

  
Thấm nước là một trong những “căn bệnh kinh niên” của các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình dân dụng tại Việt Nam. Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch lớn và không khí có độ ẩm cao nên thường xuyên xảy ra hiện tượng co ngót, giãn nở, phá huỷ bề mặt, tạo điều kiện cho nước xâm nhập, thẩm thấu vào các hạng mục của công trình như tầng hầm, tường xây (đặc biệt là tường xây bao ngoài)… Việc bị thấm nước sẽ khiến các hạng mục này mắc phải “căn bệnh nhiệt đới” là ẩm mốc bên ngoài cũng như nứt kết cấu bên trong, từ đó gây mất mỹ quan và ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của công trình. Chính vì vậy, nhiệm vụ tăng cường khả năng chống thấm trong các công trình, thông qua giải pháp về kiến trúc và vật liệu là cần thiết và phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, do giá thành của những vật liệu chống thấm thường khá cao nên hiện nay đang xảy ra tình trạng: Chỉ khi hiện tượng thấm xảy ra rồi chủ công trình mới đi tìm nguyên nhân và giải pháp.
Nói về vấn đề này, ông Đỗ Khắc Thắng - Giám đốc Cty CP Kiến trúc Tây Hồ cho hay: “Tổng chi phí của công trình bao gồm chi phí xây và chi phí bảo hành, bảo trì. Nếu công trình được xử lý chống thấm ngay từ khi thi công, chi phí bảo hành sau này sẽ được giảm đi rất nhiều. Ngược lại, dù vật liệu không chống thấm ban đầu có lợi thế về giá thành rẻ nhưng tổn phí cho những công trình bị ngấm nước về sau sẽ đội lên rất nhiều lần”.
Theo một số chuyên gia xây dựng, không phải loại vật liệu chống thấm nào cũng có giá thành cao, đơn cử như gạch không nung xi măng cốt liệu chống thấm (XMCL).
Ông Đặng Việt Lê - Chủ tịch HĐQT Gạch Khang Minh chia sẻ: Điều thôi thúc Cty phát triển và sản xuất sản phẩm có khả năng chống thấm là do Khang Minh nhận thức được tốc độ hút nước, khả năng chống thấm nước của sản phẩm có liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công trình xây dựng. Cốt liệu chính của gạch XMCL là đá và xi măng. Đây cũng là cốt liệu “bê tông” và hoàn toàn không ngấm nước sau khi đông kết. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất gạch XMCL thông thường có thể để lại các lỗ rỗng thông nhau bên trong sản phẩm làm cho viên gạch hút nước nhanh. Điều này có thể gây ra hiện tượng thấm nước (hoặc thấm nước nhanh) của sản phẩm. Giải pháp chống thấm duy nhất là bịt kín các lỗ rỗng thông nhau đó bằng cách: Khi phối trộn vật liệu, gia tăng hàm lượng xi măng, bột đá hoặc tro bay... nhằm tăng tính liên kết cũng như tăng độ điền đầy các lỗ rỗng, điền đầy khe hở giữa các hạt vật liệu.
Bài toán đặt ra với Khang Minh và các đơn vị sản xuất gạch XMCL chống thấm khác là phải sử dụng cốt liệu hợp lý để giá thành sản phẩm tăng không nhiều và duy trì được tỷ lệ ngậm nước của sản phẩm phải đạt từ 6 - 9% trọng lượng. Đây là tỷ lệ ngậm nước giúp cho sản phẩm bám dính vữa xây bền chắc nhất.
Từ khi sản phẩm gạch XMCL có khả năng chống thấm cao xuất hiện trên thị trường, khách hàng rất có thiện cảm với gạch không nung XMCL và đã tin tưởng sử dụng ở nhiều công trình như Hei Tower, Sail Tower, Beriver, CT2A Xuân Đỉnh, Nhiệt điện Mông Dương I...
Hương Giang

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Vì một thành phố sạch, không ngập lụt

 Vì một thành phố sạch, không ngập lụt
Sau khi tái khởi động lại gói thầu A1 thuộc Dự án thoát nướcmưa, nước thải và quản lý chất thải rắn thành phố Hải Phòng, Tổng Công ty Xâydựng Bạch Đằng đang nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để dự án cán đích đúng tiếnđộ. Đã từ lâu, sau mỗi trận mưa to, nhiều tuyến đường phố của Hải Phòng lạitràn ngập nước do hệ thống thoát nước đã xuống cấp. Nước thải và nước mưa hòaquyện vào nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe của ngườidân thành phố Cảng. Vì vậy, UBND thành phố quyết định đầu tư xây dựng Dự ánthoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn từ nguồn vốn vay ODA của Cơquan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ củadự án, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng thi công tuân thủ đúng các quy trình,quy phạm, bản vẽ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu kết hợpkhảo sát thực tế hiện trường và đã được tư vấn giám sát xem xét chấp thuận. Nhàthầu chủ động sử dụng thiết bị robot ép cừ hiện đại dùng trong công nghệ épthủy tĩnh của Nhật Bản để giảm thiểu tối đa tác động lên các công trình lâncận. Được biết, trước khi tổ chức thi công, theo yêu cầu của Sở GTVT, Ban quảnlý dự án cải thiện vệ sinh môi trường Hải Phòng chỉ đạo tư vấn thiết kế và giámsát, nhà thầu thực hiện việc khảo sát hiện trạng toàn tuyến, phối hợp với cơquan quản lý như cấp nước, thoát nước, điện lực, viễn thông, công viên câyxanh, đường bộ, công trình đô thị… thống nhất tuyến cũng như các biện pháp cụthể để bảo vệ các công trình ngầm, công trình nổi trong phạm vi xây dựng, tổchức phân luồng để đảm bảo an toàn giao thông cũng như các biện pháp bảo vệ môitrường khác. Hiện nay gói thầu A1 thi công theo 4 tuyến. Tổng Công ty Xây dựngBạch Đằng đã tập trung mọi nguồn lực huy động các thiết bị máy móc hiện đại vàcùng với một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trình độ cao, dày dặn kinhnghiệm để đảm nhiệm tốt toàn bộ phần việc của gói thầu. Gói thầu A1 là một mắtxích quan trọng trong toàn bộ dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chấtthải rắn TP.Hải Phòng để giải quyết cơ bản vấn đề vệ sinh môi trường khu vựctrung tâm thành phố thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống thu gom,thoát nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Cải tạo và mở rộng hệ thống nướcmưa, nước thải và giải quyết ngập lụt tại 4 quận qua các công trình đầu mối thoátnước mưa bảo đảm đủ công suất thoát nước đối với các trận mưa lớn. Dự án giúpcải thiện được quy trình thu gom, vận chuyển sang quy trình khép kín, một côngđoạn, xử lý hợp vệ sinh toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh bảo đảm an toàngiao thông cũng như mỹ quan đô thị, giảm lao động thủ công. Dự án hoàn thành sẽtạo cho Hải Phòng có môi trường sống xanh, sạch, đẹp, thay đổi cảnh quan theohướng tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố đến năm 2025. Ban điềuhành dự án của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng đã báo cáo lên lãnh đạo UBNDthành phố, với đại diện chủ đầu tư cũng như tư vấn thiết kế của Nhật, kết hợpvới đơn vị chủ quản tìm ra phương án bảo vệ, di dời và hoàn trả các công trìnhngầm hiện có; đề xuất phương án thi công hợp lý từng đoạn phù hợp với thực tếcũng như kết hợp với hướng dẫn của tư vấn giám sát nhằm giảm thiểu, hạn chếviệc nứt, lún nhà dân nên hiện nay việc lún nứt ảnh hưởng tới các công trìnhhiện có đã được cải thiện nhiều. Ông Trần Huy Hoàng - Giám đốc Ban điều hành dựán thuộc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng cho biết, để đảm bảo tiến độ và chấtlượng tốt nhất cho thi công dự án, trong thời gian thi công gói thầu A1 vừaqua, Công ty huy động hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ kỹ sư công nhân cótrình độ kỹ thuật cao, dày dặn kinh nghiệm. Nhưng do khu vực Hải Phòng nền địa chất yếu, khu vực đường Lán Bè lạigiáp sông, độ sâu đặt ống sâu nên khi thi công không thể tránh khỏi những ảnhhưởng tới một số nhà dân khu vực dự án. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này được chủđầu tư, nhà thầu thi công và tư vấn thiết kế tính đến. Ngay từ đầu chủ đầu tưđã ký hợp đồng với công ty bảo hiểm để lập biên bản giám định ban đầu làm cơ sởđể bồi thường cho những nhà dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Hiện tại trên côngtrường, nhà thầu vẫn đang khẩn trương thi công dự án để kịp tiến độ và ngườidân khu vực dự án đã hiểu được tầ