Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Nhiều DN “quên” xử lý nước thải
Ngày: 23/06/2013
Có đến 157 cơ sở vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với số tiền đề nghị xử phạt lên tới 32,7 tỉ đồng.
Đây là thống kê của Bộ TN-MT, trong tổng số 429 cơ sở, KCN, CCN trên địa bàn các tỉnh, thành phố được thanh tra năm 2012.
 
Giám định mẫu nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường
Hiện, cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80 nghìn ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52 nghìn ha, chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, còn có khoảng 878 CCN do địa phương thành lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quy hoạch các KCN, CCN hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch thiếu đồng bộ
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường C49, các công trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, dẫn đến tình trạng 75% nước thải khu công nghiệp thải ra ngoài với lượng ô nhiễm cao.
Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN, chiếm đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ TN-MT, tỉ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp.
Bên cạnh đó, nhiều KCN trên cả nước vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng không tuân thủ thiết kế dự án đầu tư dẫn đến không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, cũng như việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá, không hiệu quả.
Kiểm tra ra vi phạm
Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng ở VN đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, VN có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Mỗi năm VN cũng thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.
Một trong những lý do khiến công tác bảo vệ môi trường tại nhiều khu công nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do chức năng giám sát, kiểm tra về môi trường của Ban quản lý các khu công nghiệp chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, kinh phí cho việc xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp rất tốn kém, không phải chủ đầu tư khu công nghiệp nào cũng sẵn sàng triển khai, do đó, công tác bảo vệ môi trường thường bị bỏ ngỏ hoặc chỉ làm mang tính chất đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.
Năm 2012, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 429 cơ sở, KCN, CCN; xử lý và đề nghị xử lý đối với 157 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt là 32,7 tỉ đồng. Tổng cục Môi trường cũng đã triển khai 5 đoàn thanh, kiểm tra về BVMT theo Quyết định 64 đối với 38 cơ sở gây ô gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lập 31 biên bản vi phạm hành chính đối với 31 cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, chuyển hồ sơ cho Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định xử phạt với số tiền 1.861 triệu đồng.
Trong khi đó, lực lượng “mũi nhọn” về xử phạt vi phạm môi trường tại các KCN là Cảnh sát môi trường, mặc dù được thành lập ở tất cả 63 tỉnh, thành phố nhưng mới chỉ có 22 Phòng Cảnh sát môi trường địa phương thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm tại các KCN (chiếm 36,6% so với 60 địa phương có KCN) với tổng số tiền hơn 2,5 tỉ đồng.
Theo các chuyên gia môi trường, để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, trước hết, Ban Quản lý KCN phải phối hợp với các cơ quan kiểm tra, giám sát ngay giai đoạn xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Trong đó, bắt buộc các chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

6 vấn đề quan tâm trong sản xuất vật liệu xây dựng

21/06/2013 20:10

Vật liệu xây dựng được coi là cầu nối của ngành công nghiệp-xây dựng. Sản xuất vật liệu xây dựng hiện có một số vấn đề cần quan tâm.

Tốc độ tăng sản lượng một số loại VLXD chủ yếu năm 2012 so với năm 2005 (lần). Nguồn số liệu: TCTK
Vấn đề thứ nhất, vừa là kết quả tích cực, vừa là vấn đề hiện nay, là tốc độ tăng của vật liệu xây dựng (VLXD) nhìn chung cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành Xây dựng.
Theo đó, chỉ trừ một vài loại VLXD tăng thấp do không còn phù hợp hoặc đã được thay thế bằng một loại vật liệu khác, còn đều tăng cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Xây dựng. Tốc độ tăng của sản xuất VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng ở trong nước và có một phần được dùng để xuất khẩu. Chủng loại, mẫu mã VLXD đã đa dạng, phong phú hơn, đẹp hơn; chất lượng một số loại đã được nâng lên.
Tuy nhiên, cũng có lúc sản xuất đã vượt nhu cầu, khối lượng nhập khẩu một số loại VLXD cũng còn lớn, nhất là một số vật liệu cơ bản như sắt, thép, gạch lát, đồ nội thất và thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, đã làm cho cung vượt cầu, nên lượng tiêu thụ VLXD bị giảm, làm cho lượng sản phẩm sản xuất một vài năm nay bị sụt giảm theo. Cụ thể: gạch nung năm 2011 giảm 1,6%; thép cán năm 2011 giảm 3,9%, năm 2012 giảm 5,5%; xi măng năm 2012 giảm 3,1%,…
Vấn đề thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp không khai thác hết năng lực sản xuất, tỷ lệ sử dụng công suất thấp. Theo Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, tỷ lệ sử dụng công suất của kính xây dựng chỉ đạt dưới 50%, vật liệu không nung dưới 55%, gốm sứ dưới 70%, xi măng dưới 80%... Trong khi một số cơ sở sản xuất VLXD chưa sử dụng hết công suất thì một số cơ sở mới ra đời chẳng những sản xuất gặp khó khăn, mà còn bị nặng nợ bởi vốn đầu tư xây dựng…
Vấn đề thứ ba liên quan đến quy mô và thiết bị công nghệ. Bên cạnh một số nhà máy có quy mô lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến, thì phần lớn các nhà máy sản xuất VLXD khác có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả và sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập thấp, trong khi lao động có giá rẻ hơn, không phải mất chi phí vận chuyển từ nước ngoài về…
Vấn đề thứ tư là bảo vệ môi trường chưa được đặc biệt quan tâm, không chỉ ở công nghệ tiêu hao nhiên liệu như trên, mà còn là việc chậm sử dụng VLXD không nung thay thế cho gạch xây bằng đất nung, ngói nung… (đến năm 2012 vẫn còn sản xuất tới trên 19 tỷ viên gạch đất nung; 5 tháng 2013 tuy có giảm 2,9% so với cùng kỳ nhưng vẫn lên tới gần 6,6 tỷ viên; ngói nung năm 2012 vẫn còn sản xuất trên 560 triệu viên). Việc khai thác cát (không chỉ dùng ở trong nước mà cả xuất khẩu), sỏi, đá cuội… mỗi năm lên đến trên dưới 60 triệu m3, nhưng do việc quản lý chưa tốt đã gây sạt lở ở không ít vùng.
Vấn đề thứ năm là vấn đề quy hoạch. VLXD là ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quá trình khai thác, sản xuất… dễ gây tác động xấu đến môi trường, nên quy hoạch là vấn đề rất quan trọng. Quy hoạch chung của cả nước chưa đủ chi tiết, quy hoạch ở một số địa phương hoặc chưa có hoặc có nhưng còn chồng chéo với quy hoạch của cả nước; có quy hoạch rồi nhưng chưa phát triển theo quy hoạch.
Vấn đề thứ sáu, trong 5 tháng đầu năm 2013, sản xuất VLXD nói chung đã tăng lên với tốc độ cao hơn của toàn ngành (như xi măng tăng 7,4%, thép cán tăng 17,4%, thép thanh, thép góc tăng 7,4%...). Điều này có thể là do các nhà sản xuất VLXD tăng sản xuất để đón thời cơ khi ngành xây dựng, thị trường bất động sản có tín hiệu khả quan hơn. Đây cũng là điều mừng cho doanh nghiệp và lao động đang làm việc trong các lĩnh vực nói trên. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc tái cơ cấu ngành này từ quy hoạch, công nghệ, hiệu quả và sức cạnh tranh để không bị hàng nhập khẩu chiếm thị phần.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Ra mắt Quỹ “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước” từ nay đến 2015


- Công ty Unilever Việt Nam và nhãn hàng Comfort với dòng sản phẩm tiết kiệm nước Comfort Một Lần Xả vừa chính thức khởi động một loạt hoạt động liên quan đến thiếu nước trên toàn cầu và ở Việt Nam.

Nhhằm giúp thay đổi nhận thức và hành vi về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, khuyến khích tiết kiệm nước sạch bằng việc giảm số lần xả trong mỗi lần giặt quần áo. Khởi đầu cho hoạt động này là sự ra đời của Quỹ “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước cho Việt Nam” do Unilever Việt Nam và nhãn hàng Comfort phối hợp với Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN – MT) thực hiện, nhân Lễ kỷ niệm “Ngày nước thế giới năm 2013” tại Cần Thơ. Đây là một trong những chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác dài hạn giữa Unilever Việt Nam và Bộ TN – MT trong 5 năm tới. Sự ra đời của Quỹ “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam” thể hiện cam kết mạnh mẽ của Unilever trong việc thực hiện “Kế hoạch phát triển bền vững nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, trong đó sẽ giảm một nửa lượng nước khi sử dụng các sản phẩm của Unilever trước năm 2020.
Ngoài ra, Công ty Unilever và nhãn hàng Comfort còn tổ chức hàng loạt hoạt động kêu gọi thanh niên Việt Nam tiết kiệm nước trong khuôn khổ chương trình gây Quỹ “Tiết kiệm1 tỷ m3 nước cho Việt Nam”, nhằm tạo cho sinh viên toàn quốc tham gia vào những hoạt động hữu ích cho cộng đồng. Những hoạt động cụ thể của Chương trình này bao gồm:
* Gặp gỡ sinh viên với chủ đề nước: Thông tin vai trò quan trọng của nước trong cuộc sống, sự cạn kiệt nguồn nước tự nhiên do cách sử dụng thiếu hợp lý trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm thay đổi hành vi trong cộng đồng để tiết kiệm nước; thay đổi nhận thức và hành vi của người dân về việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch, khuyến khích tiết kiệm nước sạch bằng việc giảm số lần xả khi giặt quần áo. Trong đó, sinh viên đóng vai trò truyền tải thông tin đối với những cá nhân xung quanh.
 * Tổ chức cuộc thi làm phim ngắn “Tôi yêu nước sạch”: nhằm tạo thêm nhiều hoạt động cho thanh niên và phát huy khả năng sáng tạo và đam mê nghệ thuật của sinh viên toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức từ ngày 10/6/2013 đến ngày 31/7/2013 nhằm tìm kiếm đoạn phim ngắn thể hiện thành công chủ đề “Một ngày không có nước sạch”, phản ánh được tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam, gửi thông điệp tiết kiệm nước sạch đến nhiều người và góp phần thay đổi nhận thức và hành vi sử dụng nước trong cộng đồng.
* CT đóng góp gây Quỹ “Tiết kiệm1 tỷ m3 nước cho Việt Nam”: Ra mắt trang đóng góp trực tuyến (online) http://1tym3nuoc.vn, bằng cách đóng góp 1.000 đồng/người cho Quỹ “Tiết kiệm1 tỷ m3 nước cho Việt Nam”. Tổng số tiền sẽ được sử dụng vào CT hợp tác dài hạn của Unilever Việt Nam và Bộ TN - MT, nhằm thực hiện các dự án xây dựng và hỗ trợ nước sạch đến các vùng thiếu nước của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Giám đốc ngành hàng nước xả vải, Công ty Unilever Việt Nam cho biết: Unilever cam kết sẽ tiếp tục cùng mở rộng CT nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam đến năm 2015.

Khai trương khu nghỉ dưỡng Cát Bà Beach Resort

Công ty cổ phần Đầu tư Hùng Vương vừa khai trương khu nghỉ dưỡng Cát Bà Beach Resort tại bãi biển Cát Cò – hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ Việt Nam.
Nằm trọn vẹn trong quần thể đa dạng sinh học trên bãi biển đẹp nhất của Cát Bà, Cát Bà Beach Resort được thừa hưởng những vẻ đẹp tự nhiên với núi non, bờ biển, hang động đan xen các công trình nhân tạo và các dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng.
Cát Bà Beach Resort là khu nghỉ dưỡng 3 sao đẳng cấp, sang trọng, nội thất hiện đại trong các Bungalow gỗ xinh xắn Seafront, Seaview và nhà sàn truyền thống Seaview House lưng tựa núi, mặt hướng biển. Không gian xung quanh Resort là cảnh quan của cỏ cây, vạt hoa sắc màu và sự giao hòa núi biển độc đáo, nên thơ. Hệ thống dịch vụ vui chơi, giải trí tại Resort đáp ứng tối đa nhu cầu thư giãn của du khách với các môn thể thao dưới nước, bar bên bãi biển, nature spa & sauna duy nhất bên biển gắn kết con người với thiên nhiên.
Cát Bà Beach Resort được thiết kế không chỉ là khu nghỉ dưỡng lý tưởng, mà còn là nơi để du khách trải nghiệm ẩm thực các vùng miền và hơn cả là hương vị biển Cát Bà đặc trưng không thể bỏ qua. Tại nhà hàng Rock & Sea và tiệc tự nướng trên bãi biển, các món ăn được chế biến theo phong cách mới lạ độc đáo cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
Trong những ngày dừng chân tại Cát Bà Beach Resort, du khách còn được tận hưởng chuyến đi tham quan đến nhiều nơi như khu du lịch Pháo đài Thần công ngắm vịnh Lan Hạ, các làng nghề truyền thống tại Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà.
Ông Phạm Vũ Hải Anh, Giám đốc trung tâm Du lịch Hùng Vương Cát Bà- đơn vị quản lý Cát Bà Beach Resort cho biết: “Thay vì một không khí nhộn nhịp từ những trò chơi hiện đại hay sự ồn ào chốn đông người, du khách lựa chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng mong muốn có được những phút giây thư giãn, tắm nắng và vui chơi cùng nhau bên bờ biển xinh đẹp, thoải mái với các dịch vụ spa hay thưởng thức các món ăn mang hương vị biển là đã có cảm giác tuyệt vời khó quên. Nắm bắt tâm lý này của du khách, Cát Bà Beach Resort đặt những dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo lên hàng đầu để du khách hưởng thụ kỳ nghỉ tuyệt vời nhất”.
Nhân dịp khai trương, Cát Bà Beach Resort dành tặng nhiều dịch vụ miễn phí cho khách lưu trú tại Resort bao gồm dịch vụ ăn sáng, cocktail bãi biển, dịch vụ spa; các môn thể thao bãi biển như thuyền kayak, lướt ván buồm, dịch vụ tham quan khu du lịch Pháo đài Thần công.
Thêm vào đó, mỗi Bungalow sẽ được tặng vé giảm giá 10% các dịch vụ tại câu lạc bộ thể thao bãi biển như: cano thăm vịnh Lan Hạ, Áng thảm, dịch vụ sử dụng phao chuối.
Dưới đây là một số hình ảnh về Cát Bà Beach Resort:
Ngắm bình minh, uống cafe trên Pháo đài Thần công


Chơi các môn thể thao dưới nước tại Cát Bà Beach Resort


Nhà hàng Rock and Sea

Cát Bà Beach Resort ở bãi Cát Cò

Nature Spa & Resort

Quán bar trên bãi biển trong khu Cát Bà Beach Resort

Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh

  Sáng nay, 11/6, Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
Trong số 47 chức danh, người đạt nhiều phiếu tín nhiệm nhất (tín nhiệm cao và tín nhiệm) là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội, với 476 phiếu.
Trong số các thành viên Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt kết quả cao nhất, với 455 phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm.
Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có số phiếu thấp nhất, với 377 phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn đạt hơn 78% so với tổng số 481 phiếu bỏ cho ông Nguyễn Minh Quang.
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 436 phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm.
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội cũng thông qua nghị quyết xác nhận kết quả này.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn
(lần lượt: tín nhiệm cao - tín nhiệm - tín nhiệm thấp)
1. Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước: 330 – 133 - 28
2. Bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước: 263 – 215 - 13
3. Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội: 328 – 139 - 25
4. Ông Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội: 323 – 155 - 13
5. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội: 372 – 104 - 14
6. Bà Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội: 322 – 145 - 24
7. Ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Quốc hội: 252 – 217 - 22
8. Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: 234 – 235 - 22
9. Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: 273 – 204 - 15
10. Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại: 253 – 229 - 9
11. Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách: 291 – 189 - 11
12. Ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: 210 – 253 - 28
13. Ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh: 267 – 215 - 9
14. Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: 294 – 180 - 18
15. Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội: 335 – 151 - 6
16. Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban công tác Đại biểu: 292 – 183 - 17
17. Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: 286 – 194 - 12
18. Ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: 260 – 204 - 28
19. Ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: 241 – 232 - 19
20. Ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ: 210 - 122 - 160
21. Ông Hoàng Trung Hải - Phó Thủ tướng Chính phủ: 186 – 261 - 44
22. Ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ: 196 – 230 - 65
23. Ông Vũ Văn Ninh - Phó Thủ tướng Chính phủ: 167 – 264 - 59
24. Ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ: 248 – 207 - 35
25. Ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 90 - 286 - 116
26. Ông Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 125 – 274 - 92
27. Ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: 88 – 194 - 209
28. Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: 105 – 276 - 111
29. Ông Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp: 176 – 280 - 36
30. Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng: 131 – 261 - 100
31. Ông Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: 215 – 245 - 29
32. Ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương: 112 – 251 - 128
33. Ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 86 – 229 - 177
34. Ông Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: 238 – 233 - 21
35. Ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 184 – 249 - 58
36. Ông Giàng Seo Phử - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: 158 – 270 - 63
37. Ông Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an: 273 – 183 - 24
38. Ông Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: 83 – 294 - 104
39. Ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: 133 - 304 - 43
40. Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: 121 - 281 - 77
41. Ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: 323 – 144 - 13
42. Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải: 186 – 198 - 99
43. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế: 108 – 228 - 146
44. Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ: 164 – 241 - 87
45. Ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 231 – 205 - 46
46. Ông Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: 195 – 260 - 34
47. Ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao: 198 – 269 - 23

2 tỷ USD xây khu đô thị, công nghiệp ở Quảng Ninh

(baodautu.vn) Tập đoàn Amata (Thái Lan) và Tập đoàn Tuần Châu dự kiến liên danh xây dựng Tổ hợp Khu đô thị công nghiệp, công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ninh, vốn đầu tư 1,5 - 2 tỷ USD.
Liên danh Tập đoàn Amata - Tập đoàn Tuần Châu vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh ý tưởng xây dựng Tổ hợp Khu đô thị công nghiệp, công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ninh.
Ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cam kết
tạo điều kiện thuận lợi cho Liên danh xây dựng Dự án
Theo đó, mô hình Khu đô thị tương lai có các chức năng là khu công nghệ cao và sạch, khu tự do mậu dịch, các cơ sở nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng, các cơ sở giáo dục, khu đô thị...
Vị trí dự kiến đầu tư ở phía Nam Quốc lộ 18A, đi qua địa bàn Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long, với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 16.000 ha.
Theo kế hoạch, giai đoạn I Dự án được triển khai trước với diện tích 500 ha ở phía Nam núi Na thuộc thị xã Quảng Yên, với mức đầu tư dự kiến 1,5 - 2 tỷ USD.
Làm việc với hai nhà đầu tư này, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư tại vị trí Liên danh đề xuất; đồng thời, cũng cơ bản chấp thuận cho nghiên cứu đầu tư giai đoạn I của Dự án.
Cả ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và ông Nguyễn Văn Đọc đều đánh giá cao ý tưởng nghiên cứu và quyết tâm đầu tư vào Quảng Ninh của Liên danh Tập đoàn Amata và Tập đoàn Tuần Châu.
"Tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tập đoàn Amata và Tập đoàn Tuần Châu triển khai thành công dự án", ông Chính phát biểu.
Trong khi đó, thay mặt Liên danh, bà Panichewa, Tổng giám đốc Điều hành Công ty Amata cam kết sẽ nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục đầu tư để Dự án được khởi công trong thời gian sớm nhất.
Amata hiện được Quảng Ninh xác định là một trong những nhà đầu tư chiến lược của tỉnh.
Thiếu kiểm soát xả thải ra biển: Mối lo ô nhiễm

Mức độ ô nhiễm vùng ven biển, cửa sông của thành phố đang ngày càng gia tăng. Tình trạng này đe dọa trực tiếp đến môi trường biển. Tuy nhiên, việc kiểm soát xả thải ở khu vực này vẫn thiếu chặt chẽ.
Báo động về ô nhiễm
Cống Nam Đông là nơi tiếp nhận nước thải từ mương An Kim Hải đổ ra biển khu vực Đình Vũ. Nơi đây nước thường có màu đen quánh, đặc sệt, ngày nắng bốc mùi khó chịu. Tương tự, cống C1, cống dưới đê biển, cũng là nơi tiếp nhận nước thải của một số cơ sở sản xuất trên địa bàn quận Dương Kinh. Cách không xa bến cá đường vào đền bà Đế cũng có cống xả trực tiếp ra biển. Nước qua cống xả thường có màu đen.
Theo kết quả nghiên  cứu "Thực trạng môi trường nước vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ" do Tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa và Thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga – (Trường đại học Thủy lợi Hà Nội) thực hiện, khu vực nước biển ven bờ thuộc vùng biển Hải Phòng, đặc biệt là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Hàm lượng dầu trong nước ở vùng biển ven bờ tăng cao, nhất là ở khu vực cửa sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tàu thuyền. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,7 (năm 2001) lên 2,4 (năm 2008). Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu. Gần đây ảnh hưởng đục của nước ven bờ tăng lên rõ ở khu vực bãi tắm, ảnh hưởng xấu tới du lịch và làm chết san hô, giảm năng suất sơ cấp thực vật nổi do hạn chế quang hợp. Đây là hậu quả của nạn phá rừng đầu nguồn và xói lở ở ven biển. Chỉ tính riêng sông Cấm từ năm 1960 đến năm 1992, lưu lượng nước tăng bình quân hàng năm từ 1 km3/năm lên 12,9 km3/năm và hàm lượng phù sa tăng từ 20 g/m3 lên 340 g/m3. Độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển thấp, trung bình khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ. Nhu cầu ôxy hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31 mg/l), chỉ số vi sinh (coliform) qua khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân của tình trạng này là do chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra. Ô nhiễm dầu chủ yếu do tình trạng phát triển giao thông thuỷ, công nghiệp và do các phương tiện tàu thuyền đánh cá lạc hậu... và thiếu trang thiết bị, cũng như khả năng ứng cứu, xử lý khi có sự cố tràn dầu.
Lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh Lan Hạ, thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải).
Lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh Lan Hạ, thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải).
Quản lý lỏng lẻo
Từ năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Theo đó, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về chất thải và phương án xử lý chất thải với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường...
Quy định đã có, song việc kiểm soát xả thải vẫn chưa được thực hiện. Tại khu vực ở cửa hàng ăn uống tại bãi biển khu 295, khu 2 Đồ Sơn,... du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhà hàng ở đây xả trực tiếp ra biển bằng những đường thoát nước thô sơ, nhiều khi lênh láng ra bãi cát chung quanh. Việc xả thải ra biển diễn ra một cách công khai mà không có sự xử lý, nhắc nhở nào. Không riêng ở Đồ Sơn, tại khu vực Cát Bà, quy hoạch khu vực chỉ cho phép khoảng hơn 250 bè cá,  nhưng tới nay số bè cá lên tới hơn 500 với hàng nghìn lồng nuôi cá. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết được băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi,… rất cả tống xuống hàng nghìn ô lồng. Cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, hoặc trôi khắp khu vực biển gần đó. Mặc dù chưa có được số liệu quan trắc cụ thể, nhưng chỉ bằng cảm quan cũng thấy ô nhiễm môi trường biển ở đây đang diễn biến hết sức phức tạp. Nhưng lạ một điều là chưa có cá nhân hay doanh nghiệp nuôi cá lồng bè nào bị xử lý về vấn đề này.
Tình trạng nhận thức về xả thải với nguy cơ ô nhiễm môi trường biển chưa đầy đủ và sự vào cuộc thiếu mạnh mẽ của các cơ quan chức năng đang góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm biển.
Doanh nghiệp - Những mảng màu sáng, tối

Đã qua gần nửa năm, doanh nghiệp Hải Phòng vẫn đang gồng mình chống đỡ khó khăn. Hàng tồn kho, thiếu vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ, thiếu thị trường… là những vấn đề không mới, nhưng có thêm nhiều diễn biến khó lường. Trong bối cảnh đó, vẫn có những DN giữ được sự ổn định, có phần phát triển và đóng góp tích cực cho ngân sách thành phố.
Tín hiệu vui từ số thu ngân sách
5 tháng, số thu ngân sách nội địa của thành phố tăng trưởng 22%. So với dự toán được giao thì tỷ lệ này chưa đạt nhưng nếu đặt trong bối cảnh DN đang gặp quá nhiều khó khăn như năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013 thì là kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể trong cân đối thu chi ngân sách. Quan trọng hơn, một số DN lớn có đóng góp đáng kể vào tỷ lệ tăng thu này.
Nếu tính số nộp ngân sách theo khu vực DN thì 5 tháng, DN Trung ương đã nộp ngân sách 751,6 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán pháp lệnh, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thuế TNDN 5 tháng đạt 280,3 tỷ đồng, bằng 225% so với cùng năm 2012. Kết quả này một phần do phần thuế TNDN của DN được giãn hoãn từ những năm trước, nay tới kỳ phải nộp nhưng một phần là do các DN đã nỗ lực tái cấu trúc, biết năm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn để tạo ra hiệu quả.
Đối với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, số thu 5 tháng đạt 712 tỷ đồng, bằng 38% dự toán và tăng trưởng 20,4%. Trong đó, thuế TNDN đạt 465 tỷ đồng, bằng 47% dự toán và tăng 33,9% do một số DN có số nộp cao hơn như Công ty TNHH dầu nhờn Cheveron tăng 16,7 tỷ đồng. Công ty TNHH Thủy tinh Sanmiguel tăng 8,9 tỷ đồng; Công ty CP khu công nghiệp Đình Vũ tăng 16,3 tỷ đồng. Khoản thu từ phí và lệ phí đạt 57,6 tỷ đồng, tăng trưởng 83,5% chủ yếu do Công ty Hoa tiêu nộp tăng hơn 33 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy, khoản thuế TNDN phản ánh rõ nét nhất hoạt động, hiệu quả của DN thì 5 tháng qua đã có một số tín hiệu đáng mừng.
5 tháng, Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng nộp ngân sách tăng 8,9 tỷ đồng.
5 tháng, Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng nộp ngân sách tăng 8,9 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp ngập trong khó khăn
Tuy nhiên, mảng màu sáng của bức tranh DN thành phố chưa nhiều. Hiện tại còn hàng chục nghìn DN đang ngập trong cảnh khó khăn, nợ nần. Theo Sở Công Thương, sản xuất xi măng những tháng đầu năm phục hồi do khai thác được thị trường xuất khẩu, lượng tiêu thụ tăng nhưng số nộp ngân sách lại giảm, riêng Công ty xi măng Chinfon thuế GTGT thực hiện chỉ bằng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ thép chưa được cải thiện. Một số DN sản xuất thép tiếp tục phải tạm ngừng sản xuất để tiêu thụ lượng hàng tồn kho, thậm chí phải giảm mạnh giá bán nên không có hiệu quả. Ngành sản xuất giày dép do giãn vụ trong 3 tháng sản lượng cũng giảm mạnh… Chính vì thế, 5 tháng qua, có tới 20 ngành công nghiệp chủ chốt giảm, trong đó có nhiều ngành chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp như sắt thép giảm 16,2%; đóng mới và sửa chữa tàu giảm 34,4%; sản xuất sợi giảm 72%; sản xuất thiết bị phát điện giảm 37,8%; sản xuất ắc quy giảm 42,8%; chế biến thủy sản giảm 26,7%; sản xuất sơn giảm 14,8%; sản xuất phân bón giảm 7,1%...  Khó khăn dường như càng nặng nề hơn đối với các DN bất động sản, DN ngoài quốc doanh. Vì thế, nhiều DN có số nộp ngân sách giảm nhiều so với năm trước như Công ty CP đầu tư Sao Đỏ, Công ty Thùy Dương, Công ty Tonan… Đó là chưa kể một loạt doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động hoặc bế tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính bởi khu vực DN gặp khó khăn đang nhiều hơn DN có thuận lợi và phát triển nên số thu ngân sách của thành phố mới tăng trưởng 22% trong khi yêu cầu phải tăng 31% mới có đủ nguồn để cân đối thu- chi.
Quyết liệt vào cuộc cùng tháo gỡ khó khăn
Chính vì vậy, tháo gỡ khó khăn cho DN tiếp tục được lãnh đạo thành phố và các ngành xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu  hiện nay. Kiểm điểm lại, tuy đã tích cực vào cuộc nhưng hiệu quả chưa như ý muốn, còn có tình trạng lờ vờ, vô cảm trước những khó khăn của DN. Trong khi chủ DN chạy vạy khắp nơi để duy trì sự tồn tại thì còn có cán bộ công chức thờ ơ, làm việc tắc trách, bắt DN phải chạy lên chạy xuống nhiều lần mà chưa gỡ được khó khăn. Có DN cần hoàn tất thủ tục đất đai để làm cơ sở cho ngân hàng tiếp tục giải ngân, DN mới hoạt động được nhưng tiến độ lại quá chậm, vướng mắc quá nhiều thủ tục, không kịp thời hỗ trợ cho DN.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa qua của UBND thành phố, một số ngành đề nghị thành phố đối thoại, gặp gỡ với DN để trực tiếp giải quyết khó khăn. Lãnh đạo thành phố đồng tình với phương án này nhưng cho rằng không nhất thiết phải tổ chức cuộc họp mà nên trực tiếp xuống tận DN để tìm cách tháo gỡ trong phạm vi trách nhiệm của mình với tinh thần công tâm, khẩn trương, vì DN. Doanh nghiệp cần cấp GCNQSDĐ để vay vốn ngân hàng, hoàn tất thủ tục ngay. Các phương án hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường, giải tỏa hàng tồn kho cũng cần cụ thể, thiết thực, hiệu quả.  
5 tháng đầu năm 2013, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nộp ngân sách tăng 34,4 tỷ đồng; Công ty CP đóng tàu sông Cấm tăng 10,3 tỷ đồng; Trung tâm Thông tin di động khu vực 5 tăng 44,8 tỷ đồng; Công ty CP Nhiệt điện tăng 5,2 tỷ đồng; Công ty DAP Vinachem tăng 34,4 tỷ đồng; Công ty CP hóa dầu và xơ sợi dầu khí tăng 16,2 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty CP Thép Việt Ý tại Hải Phòng tăng 6,1 tỷ đồng; Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO tăng 54,3 tỷ đồng. Khu vực DN địa phương cũng có một số DN có kết quả kinh doanh sáng sủa hơn. Nhờ đó, số thu 5 tháng từ khu vực này là 317,9 tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán, tăng trưởng 28%. Thuế TNDN của các DN địa phương là 77,6 tỷ đồng, bằng 43% dự toán, tăng trưởng 7,5%.  Công ty Thuốc lá Hải Phòng nộp tăng 18 tỷ đồng; Công ty CP Bia Hà Nội- Hải Phòng tăng 8,9 tỷ đồng.
       

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung


Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội báo cáo về chủ trương từng bước giảm dần sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN).

Bộ Xây dựng khuyến khích các DN tăng cường sản xuất và sử dụng VLXKN nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Theo đó, ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, Bộ Xây dựng đã nhận thấy việc đầu tư phát triển sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công tràn lan tại các địa phương gây hậu quả lớn: Tiêu hao đất sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hiệu quả nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xây dựng lộ trình thay thế vật liệu xây nung
Để từng bước khắc phục tình hình nêu trên, năm 2000, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 Quy định về đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung và đã đưa ra lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công sản xuất gạch nung. Tiếp đó, năm 2001, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (gọi tắt là Quyết định 115). Đến năm 2008, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 121, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 121), trong đó quy định về đầu tư sản xuất gạch đất sét nung: Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Và để triển khai có hiệu quả Quyết định 121, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020. Sau hơn một năm triển khai thực hiện Chương trình 567, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10 về việc tăng cường sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định 567, hiệu quả đạt được tại các địa phương khá rõ rệt. Trước khi có Quyết định 567, số liệu thống kê năm 2009 trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC); trong đó VLXKN khoảng 8%, gạch đất sét nung 92%. Hiện nay có 8 tỉnh đã xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trình Bộ Xây dựng thẩm định và ban hành là các tỉnh: Kon Tum, Quảng Ngãi, Bến Tre, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Đak Nông và Lào Cai.
Theo báo cáo của Bộ xây dựng, đến hết năm 2012, trên phạm vi toàn quốc đã đầu tư các dây chuyền sản xuất VLXKN với tổng công suất khoảng 5,4 tỷ viên QTC, so với sản lượng vật liệu xây sản xuất năm 2012 chiếm 27% (sản lượng vật liệu xây năm 2012 khoảng 20 tỷ viên QTC). Trong đó gạch xi măng cốt liệu là 4 tỷ viên và gạch bê tông nhẹ là 1,4 tỷ viên. Như vậy sau gần ba năm thực hiện Chương trình, việc đầu tư sản xuất VLXKN của các DN đã đạt mục tiêu đề ra.
Miễn tiền thuê đất cho DN sản xuất VLXKN
Để thúc đẩy Chương trình 567 vào thực tế, khuyến khích các DN, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXKN, trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển VLXKN như: Ưu đãi thuế suất, thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để phục vụ dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7 triệu viên /năm trở lên.
Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất các loại VLXKN nhẹ có tên trong danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu; Dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nếu đáp ứng về địa bàn thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN.
Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất các loại VLXD loại nhẹ còn được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng; miễn tiền thuê đất nếu dự án được đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, được miễn tiền sử dụng đất nếu dự án được đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Giảm 30% tiền sử dụng đất nếu dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư không thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Được miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Giải ngân hơn 107 triệu USD dự án nước sạch và vệ sinh vùng ĐBSH

10/06/2013 21:13
Đó là con số được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra trong cuộc họp tổng kết Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn I, sáng 10-6.
Dự án NS&VSMTNT vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn I (vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm mục tiêu cải thiện dịch vụ cấp nước, vệ sinh hộ gia đình tại bốn tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương và Thái Bình theo hướng bền vững. Dự án có kinh phí gần 122 triệu USD (gồm: những khoản được tài trợ, từ nguồn vốn đối ứng và khoản đóng góp từ phía cộng đồng). Đến nay đã giải ngân được hơn 107 triệu USD (đạt 88%).

Dự án NS&VS
MTNT vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn I đã giải ngân hơn 107 triệu USD
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tiến độ thực hiện các hợp phần của dự án đạt yêu cầu đề ra, cụ thể: 225/247 hợp đồng đã hoàn thành; 22/hợp đồng còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 6 này; 76/87 hệ thống cấp nước mục tiêu đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng; 11 hệ thống còn lại sắp hoàn thành; các hệ thống cấp nước đã xây dựng đang cấp nước cho gần 160 nghìn hộ gia đình ở 163 xã thuộc bốn tỉnh trên, góp phần nâng tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch thụ hưởng từ dự án này lên gần 60%.
Bên cạnh đó, đã có 656 khu nhà vệ sinh công cộng được xây dựng (trong đó có 464 khu nhà vệ sinh tại các trường học; 87 khu nhà vệ sinh tại các trạm y tế...). Ngoài ra, có gần 46 nghìn công trình vệ sinh của các hộ gia đình được xây dựng tà khoản vay của dự án, với tổng số tiền hơn 10,2 triệu USD.
Lắp đặt bể lọc tiếp xúc sinh học tại Nhà máy nước Vĩnh Bảo
Cập nhật lúc09:07, Thứ Năm, 06/06/2013 (GMT+7)
Tại Nhà máy nước Vĩnh Bảo, Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng  vừa khởi công dự án bể lọc tiếp xúc sinh học (BCF) 5.000m3/ngày do Nhật Bản hỗ trợ về công nghệ. Đây là công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam nhằm cải thiện dịch vụ cấp nước, đặc biệt là chất lượng nước.
Theo lãnh đạo Công ty Cấp nước, nguồn nước mặt của các con sông cung cấp cho các nhà máy sản xuất nước của Hải Phòng trong những năm gần đây đang bị ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có sông Chanh Dương, một nhánh của sông Luộc là nguồn cung cấp cho Nhà máy nước(NMN) Vĩnh Bảo. Nguyên nhân do nước thải từ các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, các khu dân cư chưa được xử lý xả thẳng ra sông, cộng với việc sử dụng hóa chất tràn lan trong sản xuất nông nghiệp không được kiểm soát đã tác động tiêu cực đến các nguồn nước sông phục vụ tưới tiêu và sản xuất nước. Kết quả phân tích định kỳ tại công ty, một số chỉ tiêu ô nhiễm như hàm lượng chất hữu cơ, a moni tại các nguồn nước tăng dần theo thời gian và tăng nhanh trong những năm gần đây. Các chất ô nhiễm này gây khó khăn cho công tác vận hành của các NMN, chi phí hóa chất xử lý tăng cao. Không những thế, việc tăng cường sử dụng hóa chất clo sẽ sinh ra hợp chất THMs không có lợi cho sức khỏe, nên cần hạn chế. Một số nước tiên tiến sử dụng công nghệ sử dụng Ozon (O3) để oxi hóa chất hữu cơ, nhưng phương pháo này tốn kém chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Sử dụng công nghệ sinh học-bể lọc BCF, là công nghệ đang sử dụng tại thành phố Kitakyushu-thành phố kết nghĩa với Hải Phòng được đánh giá hiệu quả cao, mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng chi phí vận hành ở mức trung bình, không phức tạp. Thông qua chương trình hợp tác, năm 2012 vừa qua, các chuyên gia của Kitakyushu tìm hiểu thực trạng cấp nước, trực tiếp hướng dẫn, đề xuất giải pháp, áp dụng kinh nghiệm phân tích chất lượng nước. Công ty cấp nước được hỗ trợ  một số thiết bị thí nghiệm, chế tạo mô hình thử nghiệm bể lọc tiếp xúc sinh học. Việc áp dụng thử nghiệm tại Nhà máy nước An Dương cho thấy, giảm rõ rệt hàm lượng chất hữu cơ, chất hoạt động bề mặt. Cụ thể, NH4 giảm hơn 80%, magan và một số kim loại nặng như sắt giảm khoảng 70%, giảm gốc NO hơn 90%, giảm hợp chất THMs. Ngoài ra BCF còn cải thiện chất lượng nước thông qua giảm mùi, độ đục, màu… Kết quả trên đem lại kết quả khả quan trong việc thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng nước cấp của Công ty Cấp nước Hải Phòng. Phát huy hiệu quả từ việc thử nghiệm lắp đặt bể lọc BCF, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản về công nghệ, Công ty Cấp nước quyết định lựa chọn đầu tư dự án bể lọc BCF 5.000m3/ngày tại NMN Vĩnh Bảo do hàm lượng chất hữu cơ trong nước nguồn tại đây cao; quy mô công suất nhà máy nhỏ, chi phí xây dựng bể BCF phù hợp với khả năng cân đối vốn của công ty. Dự án có tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng, do Công ty Cấp nước Hải Phòng làm chủ đầu tư, được Cục cấp thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) hỗ trợ về công nghệ. Bể lọc BCF và các thiết bị phụ trợ giúp hệ thống vận hành tự động khi đưa vào sử dụng sẽ có tác dụng giảm thiểu các chất hữu cơ, amoni, chất gây mùi và các chất hoạt động bề mặt nước thô, góp phần cải thiện dịch vụ cấp nước, vì sức khỏe cộng đồng. Dự án dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm nay.
Việc đầu tư xây dựng bể lọc sinh học BCF tại NMN Vĩnh Bảo, xử lý ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước không chỉ mang lại lợi ích cho huyện Vĩnh Bảo, thành công của dự án sẽ là cơ sở để tăng cường áp dụng công nghệ này vào các NMN khác của công ty. Thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cấp nước, trong đó tăng cường hợp tác quốc tế, mạnh dạn ứng dụng công nghệ từ các nước tiên tiến đầu tư thiết bị, tạo điều kiện để cán bộ kỹ thuật có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ, Công ty Cấp nước Hải Phòng tiếp tục nâng cao khả năng vận hành, bảo dưỡng và chất lượng dịch vụ cấp nước./.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Quản lý chất thải rắn: Cần cụ thể hóa chế tài xử lý

Thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, dịch vụ là nguyên nhân phát sinh ngày càng lớn lượng chất thải. Cùng với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất của các loại chất thải, nhất là chất thải rắn (CTR) nguy hại.

Rác thải rắn tạo ra mối nguy hại rất lớn đến môi trường sống.
Từ năm 2007, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR, tuy nhiên công tác quản lý CTR hiện còn nhiều tồn tại bất cập. Bởi việc nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn. Thế nhưng khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho công tác xử lý và tiêu hủy CTR hiện nay.
Xác định được sự nguy hại của CTR, công tác quản lý CTR đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật trong quản lý CTR đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, các chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3T (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế), và chính sách xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh hoạt, phát triển công nghiệp, công nghệ xử lý CTR, chính sách về túi ni lông thân thiện môi trường... đã được khuyến khích phát triển.
Ước tính, hiện toàn quốc khối lượng CTR công nghiệp mỗi ngày lên đến trên 13.000 tấn, trong đó chiếm một phần không nhỏ chất thải rắn nguy hại, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam, phần lớn phát sinh do các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim… nhưng chưa được quản lý và thu gom, xử lý triệt để.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cho biết: Hiện cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải, vì vậy chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải rất thấp. Mặc dù được xem là một trong những biện pháp giảm thiểu chôn lấp CTR, nhưng hầu hết các nhà máy ủ rác đang gặp khó khăn trong hoạt động. Vì trợ cấp của chính quyền địa phương để vận hành các nhà máy ủ rác thấp hơn khoản trợ cấp dành cho chôn lấp.
Có thể thấy, nguyên nhân của tình trạng nhập khẩu phế liệu trái phép vào nước ta là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa, hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Mặt khác, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi khối lượng chất thải không ngừng gia tăng.
Cũng mới đây Bộ Xây dựng đã ban hành công văn gửi Sở Xây dựng, Sở TN&MT các tỉnh thành về việc điều tra, khảo sát thực trạng về tình hình quản lý CTR sinh hoạt. Trong đó, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan trên điều tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác quản lý CTR tại địa phương và có ý kiến đề xuất, bổ sung, sửa đổi nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Thực tế một thách thức không thể phủ nhận còn tồn tại đối với việc huy động sự tham gia của cộng đồng đó là, công tác xã hội hóa còn yếu. Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộng đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý CTR, đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân nghèo. Ý thức của người dân đối với việc giữ gìn vệ sinh công cộng còn thấp, bởi việc xả rác ra đường, cống rãnh hoặc đổ trộm CTR xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng... vẫn đang là việc làm phổ biến, nên đã gây tác động tiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung: Từng bước thay thế vật liệu nung

03/06/2013 16:33
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội báo cáo về chủ trương Từng bước giảm dần sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN).

Ảnh minh họa.
Theo đó, ngay từ những năm cuối của thế kỷ 20, Bộ Xây dựng đã nhận thấy việc đầu tư phát triển sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công tràn lan tại các địa phương gây hậu quả lớn: tiêu hao đất sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hiệu quả nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo tính toán, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung theo kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp và 150,000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Như vậy hiện nay hàng năm chúng ta đang sản xuất và tiêu thụ khoảng 24 tỷ viên thì sẽ tiêu tốn khoảng 36 triệu m3 đất sét, tương đương 1.800 ha đất nông nghiệp và 3,6 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 14 triệu tấn khí CO2 và với 40 tỷ viên vào năm 2020 thì sẽ tiêu tốn khoảng 60 triệu m3 đất sét, tương đương 3.000 ha đất nông nghiệp, 6 triệu tấn than, đồng thời thải ra khoảng 23 triệu tấn khí CO2 và phải tốn một diện tích rất lớn để chứa tro xỉ thải ra.
Từng bước thay thế vật liệu xây nung
Để từng bước khắc phục tình hình nêu trên, năm 2000, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 Quy định về đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung và đã đưa ra lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công sản xuất gạch nung.
Tiếp đó, năm 2001, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (gọi tắt là Quyết định 115) trong đó quy định đối với vật liệu xây: “Tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010”.
Đến năm 2008, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 121, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 121), trong đó quy định về đầu tư sản xuất gạch đất sét nung: Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường. …
Để triển khai có hiệu quả Quyết định 121, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 567 và Chương trình 567).
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Chương trình 567, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012về việc Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung ( gọi tắt Chỉ thị 10).
Xây dựng lộ trình phát triển VLXKN
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định 567, hiệu quả đạt được tại các địa phương khá rõ rệt. Trước khi có Quyết định 567, số liệu thống kê năm 2009 trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC); trong đó VLXKN khoảng 8%, gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạch sản xuất bằng công nghệ lò tuynel chiếm 57%, lò thủ công chiếm 38%, các loại lò khác chiếm 5%).
Số lượng lò gạch thủ công ở một số tỉnh vẫn còn cao như: An Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Tháp, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Kon Tum, Vĩnh Long. Đặc biệt có một số tỉnh có số lượng lò đứng thủ công lớn nhất toàn quốc là Bắc Giang 2500 lò, An Giang 1551 lò, thành phố Hà Nội 1100 lò (theo số liệu báo cáo của các tỉnh năm 2009).
Ngay sau khi Quyết định 567 và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng, Thông tư 09 của Bộ Xây dựng được ban hành, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện.
Hiện nay có 8 tỉnh đã xây dựng Lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trình Bộ Xây dựng thẩm định và ban hành là các tỉnh: Kon Tum, Quảng Ngãi, Bến Tre, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Dak Nông và Lào Cai.
Theo báo cáo của Bộ xây dựng, đến hết năm 2012, trên phạm vi toàn quốc đã đầu tư các dây chuyền sản xuất VLXKN với tổng công suất khoảng 5,4 tỷ viên QTC, so với sản lượng vật liệu xây sản xuất năm 2012 chiếm 27% (sản lượng vật liệu xây năm 2012 khoảng 20 tỷ viên QTC). Trong đó gạch xi măng cốt liệu là 4 tỷ viên và gạch bê tông nhẹ là 1,4 tỷ viên. Như vậy sau gần ba năm thực hiện Chương trình việc đầu tư sản xuất VLXKN của các doanh nghiệp là rất khả quan đạt mục tiêu Chương trình 567 đề ra (mục tiêu Chương trình năm 2015 là 20-25%).
Nhiều ưu đãi về thuế cho sản xuất VLXKN
Để thúc đẩy Chương trình 567 vào thực tế, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXKN, trong những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển VLXKN như: ưu đãi thuế suất, thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để phục vụ dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7 triệu viên /năm trở lên.
Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất các loại VLXKN nhẹ có tên trong danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu; Dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nếu đáp ứng về địa bàn thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất các loại VLXD loại nhẹ còn được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng; miễn tiền thuê đất nếu dự án được đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, được miễn tiền sử dụng đất nếu dự án được đầu tư tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Giảm 30% tiền sử dụng đất nếu dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư không thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Được miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…