Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
11/1/13 4:40 PM
Ngày 23/10, Bộ Xây dựng đã có công văn 21/BXD-HTKT gửi Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị Nghè như sau:
Công nghệ lọc nhỏ giọt là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo đó vi sinh vật phát triển bám dính không ngập trong nước. Bể lọc sinh học nhỏ giọt bao gồm 2 loại cao tải và thấp tải. Ở Việt Nam, nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt công suất thiết kế 7,400m3/ngđ, sử dụng hệ thống thoát nước riêng đã áp dụng công nghệ này (gồm bể lắng hai tầng và lọc nhỏ giọt) và đang gặp phải vấn đề liên quan đến xử lý Nitơ (NH4-N).

Hiện nay trên thế giới, công nghệ lọc nhỏ giọt cũng được áp dụng tại một số nước, với vật liệu lọc, hiệu quả lọc cũng như vấn đề mùi hôi đang được cải thiện trong đó dây chuyền công nghệ lọc nhỏ giọt với quy mô lớn nhất đang được áp dụng tại Nicaragua với công suất 297.000m3/ngđ (nguồn WB).

Tại Việt Nam, một số các vấn đề cơ bản liên quan đến nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ này có quy mô công suất lớn hơn 50.000m3/ngđ như quản lý vận hành hệ thống, những ưu điểm và hạn chế cùng với các yếu tố kỹ thuật như diện tích chiếm đất, khoảng cách ly an toàn về môi trường tối thiếu giữa công trình xử lý nước thải đến khu dân cư, hiệu quả xử lý chưa được đánh giá cụ thể.

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 07:2010 ban hành theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/2/2010 của Bộ Xây dựng có quy định: “Cho phép sử dụng bê lọc sinh học cao tải cho trạm có công suất tới 50.000 m /ngđ".

Căn cứ các lý do nêu trên và quy định tại Quy chuẩn 07:2010, việc đề xuất áp dụng công nghệ lọc nhỏ giọt cho dự án xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với quy mô công suất là 480.000 m3/ngđ và dự kiến sẽ đạt công suất 820.000 m3/ngđ vào năm 2025 là chưa phù hợp.

Không có nhận xét nào: